{"title":"NHẬN XÉT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT U XƠ TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2023","authors":"Trọng Hưng Mai, Thị Bảo Liên Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10505","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10505","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh phẫu thuật u xơ tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, trên 158 người bệnh phẫu thuật u xơ tử cung. Kết quả nghiên cứu: Người bệnh ≥ 60 tuổi có kết quả chăm sóc điều dưỡng tốt hơn 3,3 lần (95% CI: 1,3 – 8,1; p = 0,0035), thời gian phát hiện bệnh ≥ 12 tháng có kết quả chăm sóc điều dưỡng tốt hơn 3,1 lần (95% CI: 1,3 – 7,6; p = 0,005). Sau mổ, thang điểm VAS ≥ 4 có kết quả chăm sóc điều dưỡng tốt hơn 2,23 lần (95% CI: 1,03 – 5,3; p = 0,043). Người bệnh có thời gian nằm viện ≥ 5 ngày có kết quả chăm sóc điều dưỡng tốt hơn 2,5 lần (95% CI: 1,0 – 6,5; p = 0,032). Kết luận: Một số yếu tố có mối liên quan tới kết quả chăm sóc điều dưỡng người bệnh phẫu thuật u xơ tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2023 là: người bệnh tuổi trên 60 tuổi, thời gian phát hiện bệnh ≥ 12 tháng, điểm VAS sau mổ ≥ 4, thời gian nằm viện ≥ 5 ngày","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"45 10","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141814980","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thành Nam Nguyễn, Tường Trí Hải Tôn, Thị Cẩm Vân Biện
{"title":"TIÊN LƯỢNG THỊ LỰC CỦA BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG NHÃN CẦU DO DÂY RÀNG THUN THEO THANG ĐIỂM CHẤN THƯƠNG NHÃN CẦU","authors":"Thành Nam Nguyễn, Tường Trí Hải Tôn, Thị Cẩm Vân Biện","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10504","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10504","url":null,"abstract":"Tổng quan: Dây ràng thun là một công cụ rẻ tiền và dễ tìm kiếm để cố định và chuyên chở vật dụng, được sử dụng phổ biến trong lao động, sinh hoạt hàng ngày cũng như trong du lịch, dã ngoại. Tuy nhiên, sử dụng dây ràng thun có thể dẫn đến những chấn thương mắt rất nghiêm trọng. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của chấn thương nhãn cầu do dây ràng thun và tiên lượng thị lực theo thang điểm chấn thương nhãn cầu (OTS). Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiền cứu. Mẫu gồm 104 bệnh nhân chấn thương nhãn cầu do dây ràng thun được điều trị nội trú tại Bệnh viện Mắt TP.HCM trong từ 1/4/2018 đến 31/3/2019. Các đặc điểm về thị lực và các tổn thương mắt cụ thể, cũng như hiểu biết của bệnh nhân về nguy cơ chấn thương được ghi nhận. Kết quả: Thị lực lúc nhập viện đa số là đếm ngón tay đến sáng tối âm tính (84.62%). Tổn thương hay gặp nhất ở bán phần trước là xuất huyết tiền phòng (85.58%), ở bán phần sau là xuất huyết dịch kính (80.77%), và ở phần phụ là tụ máu mi (53.85%). Đa số bệnh nhân được phân loại 1-2 (68.27%) theo thang điểm chấn thương nhãn cầu. Chỉ 8.65% bệnh nhân hiểu biết về nguy cơ chấn thương mắt do dây ràng thun. Kết luận: Chấn thương nhãn cầu do dây ràng thun trong đa số trường hợp có thể dẫn đến giảm thị lực nặng không hồi phục. Do đó, cần có sự cảnh báo rõ ràng cho người sử dụng dây ràng thun từ truyền thông, cũng như nhà sản xuất để giảm thiểu tần suất chấn thương","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"9 17","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141816231","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Ánh Vân Hoàng, Thu Trà Đặng, Lê Diệu Hiền Nguyễn, Nữ Hạnh Vân Pham
{"title":"PHÂN TÍCH GỘP (META-ANALYSIS) HIỆU LỰC TÁC DỤNG CỦA DENOSUMAB TRONG ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG TRÊN PHỤ NỮ MÃN KINH","authors":"Ánh Vân Hoàng, Thu Trà Đặng, Lê Diệu Hiền Nguyễn, Nữ Hạnh Vân Pham","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10536","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10536","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Denosumab là kháng thể đơn dòng IgG2 của người, gắn đặc hiệu trên protein RANKL, ức chế sự biệt hóa các tế bào hủy xương, ngăn cản các tế bào hoạt hóa và do đó ức chế quá trình hủy xương. Phương pháp tổng hợp (meta-analysis) là phương pháp có mức độ bằng chứng cao nhất theo tháp bằng chứng, được ứng dụng nhiều trong y học để cung cấp thông tin tổng hợp về hiệu quả của thuốc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thuốc denosumab 60mg dạng đường tiêm, 6 tháng/1 lần được phân tích gộp so sánh với placebo trên đối tượng phụ nữ mãn kinh có loãng xương. Các bài báo được tìm kiếm từ Pubmed, Cochrane, sử dụng gói meta trong phần mềm R để phân tích. Kết quả: 4 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng phù hợp với tiêu chí lựa chọn và loại trừ đã được đưa vào phân tích. Các nghiên cứu đều là thử nghiệm lâm sàng phase II hoặc phase III với cỡ mẫu từ 109 đến 7808 bệnh nhân. Nguy cơ sai số của các thử nghiệm lâm sàng được đánh giá qua phương pháp của Cochrane Collaboration, chất lượng các thử nghiệm được đánh giá qua bảng kiểm CONSORT. Kết quả chỉ ra denosumab làm giảm nguy cơ gãy xương 42%, tăng mật độ xương 7.62% (95% CI: 6.13%-9.11%),tăng mật độ xương 4.82% (95% CI: 3.75%-5.88%), Tăng mật độ xương cánh tay 2.89% (1.75%-4.03%) khi so sánh với placebo. Kết luận: Denosumab giúp làm tăng mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương so với placebo.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"3 13","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141816408","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"ĐÓNG TRỰC TIẾP TRÌ HOÃN SAU PHẪU THUẬT MỞ CÂN CẲNG CHÂN: MỘT TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG TỔN KHUYẾT RỘNG","authors":"T. Hoàng, Văn Tân Phan","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10495","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10495","url":null,"abstract":"Mở cân cẳng chân giải phóng chèn ép khoang thường để lại tổn khuyết rộng vùng chi thể. Hai phương pháp tạo hình che phủ chính bao gồm ghép da, đóng trực tiếp có trì hoãn. Lựa chọn phương pháp đóng trực tiếp có trì hoãn cần dựa trên đặc điểm tổn khuyết và thể trạng từng bệnh nhân. Chúng tôi trình bày ca lâm sàng bệnh nhân nam 42 tuổi, tiền sử chấn thương sọ não, tăng huyết áp, khuyết phần mềm đùi kích thước 30x7, và cẳng chân trái mặt trong và mặt ngoài kích thước 24x8 và 25x6cm. Sử dụng hệ thống chỉ nilon và cúc, tổn khuyết đã được đóng trực tiếp toàn bộ sau 2 lần phẫu thuật với tổng thời gian 14 ngày. Khám lại sau 6 tháng cho thấy kết quả tốt về chức năng và thẩm mỹ. Kết luận: phương pháp đóng trì hoãn sau mở cân cẳng chân cho thấy nhiều ưu điểm: đơn giản, an toàn, chi phí thấp với chất liệu sẵn có. Tuy nhiên, chỉ định cần dựa trên tình trạng toàn thân cũng như tỉ lệ chiều rộng tổn khuyết/chu vi để đạt được kết quả tối ưu.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"71 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141817756","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thị Cẩm Nhi Hồ, Thịnh Thái, Thị Lan Hoa, T. Lê, Thị Liên Trần
{"title":"KIẾN THỨC CỦA ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH HÀ NỘI VỀ PHÒNG NGỪA LOÉT TỲ ĐÈ NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN","authors":"Thị Cẩm Nhi Hồ, Thịnh Thái, Thị Lan Hoa, T. Lê, Thị Liên Trần","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10479","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10479","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá kiến thức của điều dưỡng về dự phòng ngừa loét tỳ đè cho người bệnh và phân tích một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 152 điều dưỡng của 11 khoa lâm sàng, bệnh viện đa khoa Tâm Anh năm 2023 sử dụng phương pháp phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả: 63,8% điều dưỡng đạt kiến thức tốt dự phòng loét tỳ đè; các yếu tố liên quan đến kiến thức dự phòng loét của điều dưỡng là tuổi, trình độ chuyên môn, đơn vị làm việc, thâm niên công tác.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"69 12","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141817793","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Ngọc Sơn Trần, Văn Quyết Trần, Thị Ánh Nguyệt Ngô, Thị Thanh Nhàn Nguyễn, Thị Lan Anh Lê, Thị Dung Phan, Hiển Thanh Nguyễn, Thị Thu Hương Ngô
{"title":"NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ DINH DƯỠNG LÀ NGUY CƠ GÂY DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ EM","authors":"Ngọc Sơn Trần, Văn Quyết Trần, Thị Ánh Nguyệt Ngô, Thị Thanh Nhàn Nguyễn, Thị Lan Anh Lê, Thị Dung Phan, Hiển Thanh Nguyễn, Thị Thu Hương Ngô","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10527","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10527","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố dinh dưỡng là nguy cơ gây dậy thì sớm ở trẻ em tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội năm 2023. Đối tượng nghiên cứu: 174 trẻ đến khám về vấn đề dậy thì; có 43 trẻ được chẩn đoán bệnh dậy thì sớm tại bệnh viện đa khoa Xanh pôn và 131 trẻ cùng tuổi, cùng giới chưa bị dậy thì là nhóm chứng. Phương pháp: Sử dụng phương pháp nghiên cứu bệnh – chứng để tìm yếu tố nguy cơ. Kết quả: Tuổi chẩn đoán DTS hay gặp nhất là 7-8 tuổi: 62,8%, tuổi trung bình là 7.8 tuổi. Tỷ lệ trẻ nữ bị DTS là 95,4% trẻ nam: 4,6%. Bú mẹ hoàn toàn ít có nguy cơ bị DTS. Trẻ bị thừa cân, béo phì nguy xuất hiện DTS là 0,61 lần. Trẻ sử dụng sữa thường xuyên và các sản phẩm từ sữa, thói quen ăn đồ ngọt truóc khi đi ngủ có nguy cơ dậy thì sớm lần lượt là; 0,66: 0,41: 1,87. Trẻ có sử dụng đồ ăn nhanh có nguy cơ gây dậy thì sớm bằng 0,18 lần trẻ không có thói quen. Nhóm trẻ bị DTS có thừa cân, béo phì lần lượt là; 28,7: 10,8. Kết luận: Chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống có liên quan đến dậy thì sớm ở trẻ. Khuyến cáo cha, mẹ tích cực ngăn chặn các yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm để thăm khám giúp ngăn ngừa tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"24 6","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141816865","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"KẾT QUẢ KHẢO SÁT CẤU TRÚC CUỐN MŨI DƯỚI QUÁ PHÁT BÙ TRỪ BẰNG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH TRƯỚC PHẪU THUẬT VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG VIỆC CHỌN LỰA PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT Ở BỆNH NHÂN LỆCH VÁCH NGĂN MŨI","authors":"T. Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10491","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10491","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi cấu trúc của cuốn mũi dưới khi có hiện tượng quá phát bù trừ liên quan đối bên với lệch vách ngăn mũi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu này được thực hiện trên 64 bệnh nhân bao gồm 34 nam và 30 nữ, mang lại các thông tin về cấu trúc giải phẫu của cuốn mũi dưới bao gồm cấu trúc xương cuốn, độ dày niêm mạc của cuốn mũi ở các phía bên dựa trên chụp cắt lớp vi tính tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023. Kết quả: Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 46.2±12, chiều rộng của cuốn mũi dưới được ghi nhận như sau: ở phần trước là 5.76 mm đối với nhóm chứng và tương ứng là 10.05 mm ở nhóm quá phát bù trừ, ở phần giữa và phần sau kết quả tương ứng của 02 nhóm là 5.68 mm so với 10.11 và 5.60 so với 10.25 mm. Kết luận: Khảo sát trên 64 trường hợp cho thấy việc đánh giá cấu trúc của cuốn mũi dưới qua các hình ảnh được ghi nhận trên CT scan mang lại nhiều hữu ích, có thể giúp đưa ra một tiếp cận thích hợp trong việc lập kế hoạch can thiệp phù hợp.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"68 17","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141817708","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Triều Lý Võ, Thi Song Hạnh Bùi, Hoàng Phi Nguyễn, Đ. Trần, Minh Nhựt Vương, Thị Hiếu Vũ
{"title":"ĐẶC ĐIỂM BIẾN CHỨNG VIÊM PHỔI CỦA BỆNH SỞI NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI","authors":"Triều Lý Võ, Thi Song Hạnh Bùi, Hoàng Phi Nguyễn, Đ. Trần, Minh Nhựt Vương, Thị Hiếu Vũ","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10439","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10439","url":null,"abstract":"Mở đầu: Khoảng 1/3 người lớn mắc sởi có biến chứng tổn thương đường hô hấp, trong đó viêm phổi có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng không hồi phục. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm biến chứng viêm phổi ở bệnh sởi người lớn và xác định các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca, trên bệnh nhân ≥ 16 tuổi, có triệu chứng lâm sàng bệnh sởi và huyết thanh chẩn đoán sởi IgM dương tính, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Kết quả: Từ tháng 10/2018 đến 05/2020, 294 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được chọn và nghiên cứu. Tuổi trung bình là 29 ± 6, tỉ lệ nam:nữ là 1:1,06. Có 17 bệnh nhân viêm phổi ở giai đoạn toàn phát và 8 bệnh nhân viêm phổi ở giai đoạn hồi phục. Trong số bệnh nhân bị viêm phổi, suy hô hấp chiếm 48% và 4 bệnh nhân viêm phổi nặng cần thở máy (16%). Tổn thương mô kẽ là dấu hiệu bất thường phổ biến nhất trên Xquang phổi (8/22 trường hợp). Có mối liên quan giữa nhóm bệnh nhân có bệnh mạn tính kèm theo với tỉ lệ viêm phổi (p = 0,04). Phần lớn bệnh nhân được điều trị kháng sinh (85%). Kết luận: Viêm phổi mô kẽ gặp nhiều nhất. Viêm phổi cần hỗ trợ hô hấp chiếm tỉ lệ cao. Tỉ lệ biến chứng viêm phổi cao hơn ở nhóm bệnh nhân có bệnh mạn tính kèm theo.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"21 24","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141814536","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Anh Dũng Đặng, Thị Chúc Pham, Trần Anh Thư Phạm, Minh Thành Cao, Đình Phúc Nguyễn
{"title":"THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHE KÉM Ở TRẺ TỪ 2-5 TUỔI","authors":"Anh Dũng Đặng, Thị Chúc Pham, Trần Anh Thư Phạm, Minh Thành Cao, Đình Phúc Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10508","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10508","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng nghe kém ở trẻ từ 2-5 tuổi tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu gồm 1818 trẻ em từ 2-5 tuổi tại các trường mầm non, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Kết quả: Tỷ lệ nghe kém ở trẻ từ 2-5 tuổi tại tỉnh Hà Nam là 5,67%. Nghe kém cả hai tai là hình thức nghe kém phổ biến nhất chiếm 93,2%. Chỉ nghe kém một tai trái hoặc phải chiếm tỷ lệ thấp, lần lượt là 5,83% và 0,97%. Trẻ sinh non, sinh nhẹ cân, thở oxy sau sinh, vàng da sau sinh bất thường phải điều trị, trẻ bị viêm màng não, và trẻ bị bệnh ở tai là những yếu tố có liên quan đến nghe kém của trẻ 2-5 tuổi. Kết luận: Vẫn có tỷ lệ nghe kém ở các trẻ mầm non. Sinh non, nhẹ cân, viêm màng não, viêm tai giữa là các yếu tố làm tăng nguy cơ nghe kém ở trẻ.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"21 4","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141815374","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Minh Thu Phẩm, Đăng Khoa Nguyễn, Hoàng Lân Phạm, Gia Đức Trương, Hà Minh Anh Ngô, Hoàng Phương Nguyễn, Lệ Khanh Lưu
{"title":"ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHIỄM KHUẨN VÀ KIỂM TRA TÍNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH PHÂN LẬP ĐƯỢC TỪ MICROPHONE - DỤNG CỤ HỖ TRỢ DẠY HỌC TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM","authors":"Minh Thu Phẩm, Đăng Khoa Nguyễn, Hoàng Lân Phạm, Gia Đức Trương, Hà Minh Anh Ngô, Hoàng Phương Nguyễn, Lệ Khanh Lưu","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10466","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10466","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Sử dụng micro không hợp vệ sinh là một trong những nguyên nhân phát tán dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp do nhiễm K.pneumoniae, S.pneumonia, S.aureus, P.aeruginosa - những tác nhân này vào trong khoang miệng, qua tuyến nước bọt và truyền sang microphone khi sử dụng, tiếp tục truyền bệnh từ người này sang người khác. Mục tiêu: Đánh giá mức độ nhiễm khuẩn và kiểm tra tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh phân lập được từ microphone - dụng cụ hỗ trợ dạy học tại 3 trường đại (ĐH) học ở tp. HCM. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Microphone - dụng cụ hỗ trợ dạy học tại 3 trường ĐH khảo sát, phương pháp mô tả thiết kế cắt ngang. Kết quả: Khảo sát 255 mẫu microphone, nuôi cấy, phân lập vi khuẩn trên môi trường thạch máu, thu được kết quả 55,69% (142/255) mẫu nhiễm khuẩn, tỷ lệ nhiễm lần lượt tại 3 đại học 1, 2 và 3 là 58,54% (48/82); 66,94% (83/124); 22,45% (11/49). Trong đó có (95,07%) 135/142 mẫu nhiễm Staphylococci, 4,93% (7/142) nhiễm Pseudomonas sp, không có mẫu nhiễm S. pneumoniae và K. pneumoniae. Trong các mẫu nhiễm Staphylococci phân lập được 5,19% (7/135) mẫu nhiễm S.aureus, 45,93% (62/135) nhiễm S.epidermidis, 48,89% (66/135) nhiễm Staphylococci khác. Ba trong bảy chủng S. aureus phân lập được đề kháng đồng thời với 4 loại kháng sinh Azirthromycin, Erythromycin, Gentamycin và Penicillin đồng tỷ lệ (28,57%) hai chủng kháng Clindamycin (28,57%), 1 chủng kháng Ciprofloxacin (14,28%) và một chủng kháng Tetracycline (14,28%). Pseudomonas sp hầu hết nhạy với tất cả các kháng sinh, chỉ có 1 chủng kháng với Gentamicin. Kết luận: Mức độ nhiễm khuẩn của microphone là 55,69%, Trong đó có 5,19% mẫu nhiễm S.aureus và 4.93% mẫu nhiễm Pseudomonas sp. Chưa phát hiện K.pneumoniae và S.pneumoniae. Ba chủng S. aureus kháng đồng thời 4 kháng sinh Azirthromycin, Erythromycin, Gentamycin, Penicillin. Hai chủng kháng Clindamycin, 1 chủng kháng Ciprofloxacin, một chủng kháng Tetracycline. Hầu hết Pseudomonas sp. nhạy với kháng sinh, 1 chủng kháng với Gentamicin","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"13 10","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141815859","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}