Tấn Phùng Lê, Xuân Hùng Lê, Nghiệp Trần, Nguyễn Nhật Trần, Đức Tuấn Nguyễn
{"title":"KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI 3 BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA","authors":"Tấn Phùng Lê, Xuân Hùng Lê, Nghiệp Trần, Nguyễn Nhật Trần, Đức Tuấn Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10468","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10468","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Khảo sát sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại 3 bệnh viện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 133 khách du lịch ngoài tỉnh đã và đang điều trị tại 3 bệnh viện đa khoa thuộc tỉnh Khánh Hòa năm 2023. Sử dụng bộ công cụ SERVPERF 5 yếu tố với thang điểm Likert 5 mức độ để khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân cùng với các yếu tố liên quan. So sánh trung bình và xây dựng mô hình hồi quy logistic để phân tích số liệu. Kết quả: Tỉ lệ hài lòng chung của 3 bệnh viện là 84,2%. Yếu tố sự đáp ứng có điểm trung bình ở mức chưa hài lòng (3,14). Nhóm người cao tuổi có mức hài lòng cao nhất so với các nhóm tuổi khác và nhóm người có số thành viên trong gia đình trên 3 người có mức hài lòng cao hơn nhóm có số thành viên trong gia đình từ 3 người trở xuống. Không có sự khác nhau về sự hài lòng theo giới, học vấn, tôn giáo. Mô hình hồi quy logistic cho thấy 3 yếu tố có ý nghĩa thống kê là nhóm tuổi, số thành viên trong gia đình và mục đích du lịch. Kết luận: Tỉ lệ hài lòng đối với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại 3 bệnh viện của tỉnh Khánh Hòa là cao (84,2%). Yếu tố chưa đạt mức hài lòng theo thang đo SERVPERF là yếu tố “Sự đáp ứng”.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"1 3","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141816431","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thị Nga Lưu, Văn Ân Nguyễn, Nguyễn Minh Hoa Lê, Quang Đôn Trần, Hạ Long Hải Lê
{"title":"MỨC ĐỘ NHẠY CẢM KHÁNG SINH CỦA PSEUDOMONAS AERUGINOSA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG NĂM 2023","authors":"Thị Nga Lưu, Văn Ân Nguyễn, Nguyễn Minh Hoa Lê, Quang Đôn Trần, Hạ Long Hải Lê","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10515","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10515","url":null,"abstract":"Tình trạng kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa gần đây đã trở thành mối lo ngại đáng kể. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang này nhằm mục đích khảo sát tỷ lệ nhiễm và mô hình nhạy cảm với kháng sinh của P. aeruginosa phân lập tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng năm 2023. Kết quả: Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm của P. aeruginosa là 1,3% (65/4853), với đường hô hấp là nguồn phân lập thường xuyên nhất. Vi khuẩn có tỷ lệ nhạy cảm cao nhất với kháng sinh piperacillin-tazobactam (78,5%). 17 (26,2%) chủng P. aeruginosa đa kháng đã được xác định và tất cả chúng đều giảm nhạy cảm với các kháng sinh ceftazidime, cefepime, ciprofoxacin, levofloxacin và imipenem. Kết luận: Nghiên cứu đã nhấn mạnh sự xuất hiện phổ biến, tỷ lệ giảm nhạy cảm cao với các kháng sinh thông thường của Pseudomonas aeruginosa và tầm quan trọng của việc kiểm soát nhiễm trùng, sử dụng kháng sinh hợp lý để giảm thiểu sự lây lan của các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"4 12","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141817057","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG ĐÔNG VÀ KẾT CỤC NGẮN HẠN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ LIÊN QUAN RUNG NHĨ","authors":"Bá Thắng Nguyễn, Quang Huy Đặng, T. Lê","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10381","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10381","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá thực trạng chỉ định và lựa chọn thuốc kháng đông đường uống (OAC) và xác định tỷ lệ các biến cố gộp trong vòng 90 ngày sau điều trị thuốc kháng đông ở người bệnh nhồi máu não kèm rung nhĩ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu với dân số chọn mẫu là bệnh nhân nhồi máu não cấp hoặc cơn thoáng thiếu máu não kèm rung nhĩ điều trị nội trú tại khoa Thần Kinh bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM trong thời gian 01/2018 đến 02/2022. Kết quả: Kết quả hồi cứu gồm 277 trường hợp người bệnh đột quỵ nhồi máu não cấp kèm rung nhĩ. Tổng số người bệnh chỉ định sử dụng OAC lúc xuất viện là 227 trường hợp (82,67%). Trong đó, 13,54% trường hợp được chỉ định kháng vitamin K (VKA), 86,46% trường hợp được chỉ định kháng đông trực tiếp (DOAC). Tỷ lệ các biến cố gộp trong quá trình theo dõi lần lượt là: xuất huyết nội sọ, tiêu hóa (4,5%); xuất huyết da niêm (2,7%), thuyên tắc – huyết khối (1,83%). Kết luận: Tỷ lê dùng thuốc kháng đông đặc biệt là DOAC sau nhồi máu não cấp kèm rung nhĩ phổ biến vì tính hiệu quả và an toàn của nó.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":" 59","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141833847","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thị Kim Hoàng Võ, Huy Thanh Ông, Minh Phương Nguyễn, Quang Nghĩa Bùi
{"title":"ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIỂM SOÁT HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM TỪ 6 – 15 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2023 - 2024","authors":"Thị Kim Hoàng Võ, Huy Thanh Ông, Minh Phương Nguyễn, Quang Nghĩa Bùi","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10376","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10376","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Hen phế quản là một bệnh lý mạn tính thường gặp, chiếm 1 - 18% dân số các nước. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu ở các vùng và địa phương cho thấy trẻ em có tỉ lệ mắc hen phế quản khoảng 4 - 8%. Những năm gần đây hen trẻ em có xu hướng tăng lên, cứ 20 năm tỉ lệ hen trẻ em tăng lên 2 – 3 lần. Mục tiêu dài hạn của quản lý hen là giảm nguy cơ và kiểm soát triệu chứng nhằm giảm gánh nặng cho bệnh nhân và nguy cơ tử vong liên quan đến hen phế quản, đợt cấp, tổn thương đường thở và tác dụng phụ của thuốc. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả kiểm soát hen ở trẻ em hen phế quản tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2023 – 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 56 trẻ từ 6 đến 15 tuổi được chẩn đoán hen phế quản và được quản lý tại phòng khám Hen bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 3 năm 2024. Kết quả: bệnh nhân nam chiếm tỉ lệ cao hơn nữ (60,7%), đa số từ 6 - 11 tuổi (85,7%), tỉ lệ bệnh nhân mắc hen bậc 2 chiếm phần lớn với 83,3%. Tỉ lệ bệnh nhân kiểm soát tốt theo GINA lúc bắt đầu quản lý hen là 1,8%, tỉ lệ này tăng lên sau 1 tháng và 3 tháng (lần lượt là 60,7% và 75%). Tỉ lệ bệnh nhân không kiểm soát lúc bắt đầu quản lý hen là 83,9%, sau 1 tháng quản lý hen tỉ lệ này giảm còn 0%, sau 3 tháng có 3 bệnh nhân (5,4%) không kiểm soát. Tỉ lệ bệnh nhân kiểm soát tốt theo ACT lúc bắt đầu quản lý hen là 23,2%. Sau 1 tháng và sau 3 tháng tỉ lệ này tăng lên lần lượt là 60,7% và 75%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Kết luận: Đánh giá kiểm soát hen phế quản theo GINA và ACT, tỉ lệ kiểm soát tốt cải thiện đáng kể sau 1 tháng và 3 tháng quản lý hen.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":" 4","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141833701","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"KẾT QUẢ BƠM XI MĂNG KHÔNG BÓNG QUA DA ĐIỀU TRỊ XẸP THÂN ĐỐT SỐNG NGỰC, THẮT LƯNG DO LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH","authors":"A. Đoàn, Thế Điệp Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v535i2.8482","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v535i2.8482","url":null,"abstract":"Bơm xi măng tạo hình thân đốt sống qua da đã và đang được sử dụng rộng rãi để điều trị xẹp đốt sống ngực, thắt lưng do loãng xương. Mục tiêu: Đánh giá kết quả tạo hình thân đốt sống bằng phương pháp bơm xi măng sinh học cho các bệnh nhân xẹp đốt sống ngưc, thắt lưng do loãng xương về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả giảm đau của kỹ thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả trên 148 bệnh nhân (229 thân đốt sống) bị lún xẹp do loãng xương được tiến hành bơm xi măng tại khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Đông Anh từ tháng 01/2020-03/2023. Kết quả: Tuổi trung bình: 74,86±8,20 (64-93), chủ yếu 70‐79 tuổi (69,12%). Tỷ lệ nữ/ nam: 3,6/1, 100% loãng xương với T score ≤‐2,5. Đau do loãng xương đơn thuần 21,09%, có yếu tố chấn thương chiếm 78,91%. 100% bệnh nhân giảm đau ở ngày đầu tiên sau bơm. Điểm VAS trước mổ là 8,22±1,17, sau mổ 1 ngày là 2,67±0,57 và sau 3 tháng là 0,86±0,16. Sau 3 tháng, phân loại kết quả điều trị theo tiêu chuẩn MacNab: 132/148BN (89,19%) đạt kết quả tốt và khá, 16/148BN (10,81%) đạt trung bình, không có BN đạt kết quả kém. Biến chứng tràn xi măng trong mổ gồm có tỷ lệ bệnh nhân tràn xi măng qua bờ trước thân đốt sống là 23/229 (10,04%) và tràn vào đĩa đệm là 13/229 (5,68%). Kết luận: Phương pháp bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống là một phương pháp can thiệp tối thiểu, an toàn có hiệu quả cao trong việc giảm đau ở bệnh nhân bị xẹp đốt sống do loãng xương","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"4 12","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-02-20","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139958308","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Hoàng Việt Đinh, Đặng Khánh Đỗ, Văn Thi Nguyễn, Văn Chính Cao, Mạnh Hùng Nguyễn, Văn Giang Bùi, Văn Dương Cao
{"title":"NGHIÊN CỨU KĨ THUẬT CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH HAI MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ","authors":"Hoàng Việt Đinh, Đặng Khánh Đỗ, Văn Thi Nguyễn, Văn Chính Cao, Mạnh Hùng Nguyễn, Văn Giang Bùi, Văn Dương Cao","doi":"10.51298/vmj.v535i2.8521","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v535i2.8521","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá giá trị của các chỉ số của chụp CLVT hai mức năng lượng trong việc chẩn đoán các type Carcinôm tuyến và Carcinôm vảy trong ung thư phổi không tế bào nhỏ. Đối tượng và phương pháp: 42 bệnh nhân có nốt đơn độc ở phổi nghi ung thư, được chụp CLVT hai mức năng lượng ngực tại Trung tâm CĐHA Bệnh Viện K, Hà Nội từ tháng 03/2022 đến 02/2023. Các bệnh nhân đã có kết quả giải phẫu bệnh thông qua sinh thiết hoặc bệnh phẩm sau phẫu thuật. Độ dốc HU được tính toán từ đường cong phổ. Sử dụng kiểm định T-test để so sánh định lượng chỉ số IC, nIC ở thì tĩnh mạch và thì động mạch, độ dốc HU giữa các type ung thư phổi không tế bào nhỏ. Kết quả: Nghiên cứu gồm 23 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (20 nam, 3 nữ). Tuổi trung bình là 57,0 ± 9,9. Tỉ lệ bệnh nhân hút thuốc lá là 60,9%. Hai type mô bệnh học phổ biến nhất là ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô vảy. Các chỉ số naIC, vIC và nvIC ở tổn thương Carcinôm tuyến đều cao hơn Carcinôm vảy với các giá trị tương ứng là 0,25 ± 0,14, 1,60 ± 0,56 và 0,42 ± 0,14 (mg/ml) so với 0,11 ± 0,05, 1,01 ± 0,30 và 0,27 ± 0,06 (mg/ml) (p<0,05); tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số aIC và độ dốc HU (HU slope rate, lHU) giữa hai nhóm. Kết luận: Các chỉ số naIC, vIC và nvIC của CLVT hai mức năng lượng có vai trò chẩn đoán phân biệt tổn thương Carcinôm tuyến và Carcinôm vảy. Trong khi đó, chỉ số aIC và lHU ít có vai trò trong phân biệt hai nhóm tổn thương này.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"11 22","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-02-20","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139958271","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Cao Đức Huy Nguyễn, Thị Thanh Tâm Hồ, Cát Đông Trần, N. Võ
{"title":"PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ CỦA EDOXABAN TRONG ĐIỀU TRỊ RUNG NHĨ KHÔNG DO VAN TIM TẠI VIỆT NAM","authors":"Cao Đức Huy Nguyễn, Thị Thanh Tâm Hồ, Cát Đông Trần, N. Võ","doi":"10.51298/vmj.v535i2.8608","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v535i2.8608","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Edoxaban là thuốc chống đông đường uống thế hệ mới được phê duyệt để phòng ngừa đột quỵ và thuyên tắc hệ thống ở người bệnh rung nhĩ không do van tim (nonvalvular atrial fibrillation – NVAF) và điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (venous thromboembolism – VTE). Bên cạnh hiệu quả lâm sàng, tính chi phí - hiệu quả (CP – HQ) cần được cân nhắc trong chỉ định thuốc trên lâm sàng với ngân sách y tế hạn hẹp. Do đó, phân tích CP – HQ edoxaban là cần thiết trong bối cảnh nhiều nghiên cứu tương tự đã được tiến hành trên thế giới nhưng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích CP – HQ với thiết kế nghiên cứu mô hình hóa bằng mô hình Markov trên quan điểm cơ quan chi trả BHYT Việt Nam với các thông số đầu vào được trích xuất từ các nghiên cứu lâm sàng, tổng quan y văn, tham vấn ý kiến chuyên gia và kết quả đấu thầu thuốc tại thời điểm nghiên cứu. Kết quả: So với rivaroxaban, người bệnh NVAF điều trị với edoxaban có số năm sống có chất lượng (quality adjusted life years – QALY) cao hơn ở mức chi phí thấp hơn trên toàn thời gian sống của người bệnh. So với dabigatran, edoxaban tiết kiệm chi phí và làm giảm QALY, cụ thể với mỗi QALY giảm đi, chi phí được tiết kiệm đạt 322,37 triệu VND. Kết luận: Trên quan điểm của cơ quan chi trả BHYT Việt Nam, so với ngưỡng chi trả 3 lần GDP, edoxaban vượt trội so với rivaroxaban và đạt CP – HQ so với dabigatran.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"10 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-02-20","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139958214","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thanh Huân Nguyễn, Thanh Hương Đỗ, Q. Nguyễn, Văn Bé Hai Nguyễn
{"title":"NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG SUY YẾU Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI NGOẠI TRÚ ĐÃ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA","authors":"Thanh Huân Nguyễn, Thanh Hương Đỗ, Q. Nguyễn, Văn Bé Hai Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v535i2.8606","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v535i2.8606","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Suy yếu là một vấn đề toàn cầu liên quan đến sự già hoá dân số. Suy yếu liên quan đến một số bệnh tim mạch, bao gồm bệnh tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB) và đặt biệt ở nhóm bệnh nhân đã can thiệp động mạch vành qua da (CTĐMVQD). Mặc dù cơ chế sinh lý bệnh của đồng hiện diện BTTMCB và suy yếu đã được làm sáng tỏ trong thập kỷ qua, còn ít dữ liệu về gánh nặng dịch tễ của suy yếu ở người cao tuổi đã CTĐMVQD. Mục tiêu: Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan suy yếu ở các bệnh nhân cao tuổi đã CTĐMVQD. Phương pháp nghiên cứu: Từ 05/2023 đến 08/2023, tại phòng khám Nội Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu cắt ngang này thu nhập các bệnh nhân cao tuổi đã CTĐMVQD. Suy yếu được đánh giá bằng thang điểm suy yếu Fried. Các yếu tố liên quan đến suy yếu được xác định dựa vào hồi quy logistics. Kết quả: Trong 343 bệnh nhân tuổi ≥ 60 được đưa vào nghiên cứu, có 88 bệnh nhân (25,7%) suy yếu. Yếu tố liên quan đến suy yếu là tuổi ≥ 75 (OR 2,81; Khoảng tin cậy [KTC] 95% 1,63–4,83; P < 0,001) và suy tim (OR 2,61; KTC 95% 1,40–4,86; P = 0,003). Kết luận: Ở các bệnh nhân cao tuổi đã CTĐMVQD, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ hiện mắc của suy yếu là 25,7%. Tuổi ≥ 75 và suy tim là các yếu tố liên quan đến suy yếu.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"12 3","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-02-20","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139958268","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"KẾT QUẢ XỬ TRÍ RỐI LOẠN NHỊP THẤT Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CÓ ST CHÊNH LÊN ĐƯỢC CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA","authors":"Việt Cường Cao, Mạnh Cường Tạ","doi":"10.51298/vmj.v535i2.8469","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v535i2.8469","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Tỷ lệ rối loạn nhịp thất trong nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên giảm đáng kể nhờ can thiệp động mạch vành qua da. Tuy nhiên, biến cố này vẫn gây ra gánh nặng bệnh tật lớn trong ngắn hạn và dài hạn trên nhóm bệnh nhân này. Mục tiêu nghiên cứu: Kết quả xử trí rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên được can thiệp động mạch vành qua da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát, phân tích 150 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên được can thiệp động mạch vành qua da và có rối loạn nhịp thất trong thời gian nằm viện tại Viện Tim Mạch Việt Nam và Bệnh Viện Đa khoa Tỉnh Vĩnh Phúc từ 9/2022 đến 7/2023. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn nhịp thất nguy hiểm tại thời điểm nhập viện chiếm 2,66%; trong can thiệp chiếm 5,33%; sau can thiệp có tỷ lệ 2,66% và trước ra viện không có trường hợp rung thất, nhanh thất chiếm 2%. Khi phân tích hồi quy đa biến, TIMI ≤ 2 thực sự ảnh hưởng lớn nhất tới hình thành các rối loạn nhịp thất nghiêm trọng có ý nghĩa lâm sàng với OR = 26,22 và P = 0,001. LVEF cũng góp phần thúc đẩy tình trạng xấu hơn của các rối loạn nhịp thất với OR = 6,02 và P = 0,029. Nam giới là một yếu tố bảo vệ với OR = 0,12 và P = 0,018. Kết luận: Nam giới có thể là yếu tố bảo vệ trong khi đó, suy tim EF ≤ 40% và đặc biệt là hiện tượng dòng chảy chậm sau can thiệp tác động lớn tới rối loạn thất nghiêm trọng có ý nghĩa lâm sàng","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"8 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-02-20","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139958263","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Hoàng Giang Phan, Đức Thành Vũ, Đăng Lưu Vũ, Hồng Đức Trương, Đình Hiệp Trịnh
{"title":"NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ TRĨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÚT MẠCH","authors":"Hoàng Giang Phan, Đức Thành Vũ, Đăng Lưu Vũ, Hồng Đức Trương, Đình Hiệp Trịnh","doi":"10.51298/vmj.v535i2.8501","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v535i2.8501","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Nút mạch trĩ là một phương pháp mới trong điều trị trĩ nhằm mục đích giảm triệu chứng chảy máu và làm teo nhỏ búi trĩ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023, có 5 bệnh nhân được tiến hành nút mạch chọn lọc và theo dõi 3 tháng đầu ở bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: 5 bệnh nhân với 4 bệnh nhân trĩ độ II và 1 bệnh nhân trĩ độ III, tất cả đều có triệu chứng đau và chảy máu làm giảm chất lượng cuộc sống của họ, đều có thiếu máu ở các mức độ khác nhau. Sau khi điều trị có 2 bệnh nhân giảm chảy máu và 3 bệnh nhân hết chảy máu, có 01 bệnh nhân nút mạch lần 2. Kết luận: Nút mạch trĩ là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, là 1 lựa chọn cho bệnh nhân bị trĩ.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"11 18","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-02-20","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139958275","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}