Thành Nam Nguyễn, Tường Trí Hải Tôn, Thị Cẩm Vân Biện
{"title":"TIÊN LƯỢNG THỊ LỰC CỦA BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG NHÃN CẦU DO DÂY RÀNG THUN THEO THANG ĐIỂM CHẤN THƯƠNG NHÃN CẦU","authors":"Thành Nam Nguyễn, Tường Trí Hải Tôn, Thị Cẩm Vân Biện","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10504","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Tổng quan: Dây ràng thun là một công cụ rẻ tiền và dễ tìm kiếm để cố định và chuyên chở vật dụng, được sử dụng phổ biến trong lao động, sinh hoạt hàng ngày cũng như trong du lịch, dã ngoại. Tuy nhiên, sử dụng dây ràng thun có thể dẫn đến những chấn thương mắt rất nghiêm trọng. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của chấn thương nhãn cầu do dây ràng thun và tiên lượng thị lực theo thang điểm chấn thương nhãn cầu (OTS). Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiền cứu. Mẫu gồm 104 bệnh nhân chấn thương nhãn cầu do dây ràng thun được điều trị nội trú tại Bệnh viện Mắt TP.HCM trong từ 1/4/2018 đến 31/3/2019. Các đặc điểm về thị lực và các tổn thương mắt cụ thể, cũng như hiểu biết của bệnh nhân về nguy cơ chấn thương được ghi nhận. Kết quả: Thị lực lúc nhập viện đa số là đếm ngón tay đến sáng tối âm tính (84.62%). Tổn thương hay gặp nhất ở bán phần trước là xuất huyết tiền phòng (85.58%), ở bán phần sau là xuất huyết dịch kính (80.77%), và ở phần phụ là tụ máu mi (53.85%). Đa số bệnh nhân được phân loại 1-2 (68.27%) theo thang điểm chấn thương nhãn cầu. Chỉ 8.65% bệnh nhân hiểu biết về nguy cơ chấn thương mắt do dây ràng thun. Kết luận: Chấn thương nhãn cầu do dây ràng thun trong đa số trường hợp có thể dẫn đến giảm thị lực nặng không hồi phục. Do đó, cần có sự cảnh báo rõ ràng cho người sử dụng dây ràng thun từ truyền thông, cũng như nhà sản xuất để giảm thiểu tần suất chấn thương","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"9 17","pages":""},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"Tạp chí Y học Việt Nam","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10504","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Tổng quan: Dây ràng thun là một công cụ rẻ tiền và dễ tìm kiếm để cố định và chuyên chở vật dụng, được sử dụng phổ biến trong lao động, sinh hoạt hàng ngày cũng như trong du lịch, dã ngoại. Tuy nhiên, sử dụng dây ràng thun có thể dẫn đến những chấn thương mắt rất nghiêm trọng. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của chấn thương nhãn cầu do dây ràng thun và tiên lượng thị lực theo thang điểm chấn thương nhãn cầu (OTS). Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiền cứu. Mẫu gồm 104 bệnh nhân chấn thương nhãn cầu do dây ràng thun được điều trị nội trú tại Bệnh viện Mắt TP.HCM trong từ 1/4/2018 đến 31/3/2019. Các đặc điểm về thị lực và các tổn thương mắt cụ thể, cũng như hiểu biết của bệnh nhân về nguy cơ chấn thương được ghi nhận. Kết quả: Thị lực lúc nhập viện đa số là đếm ngón tay đến sáng tối âm tính (84.62%). Tổn thương hay gặp nhất ở bán phần trước là xuất huyết tiền phòng (85.58%), ở bán phần sau là xuất huyết dịch kính (80.77%), và ở phần phụ là tụ máu mi (53.85%). Đa số bệnh nhân được phân loại 1-2 (68.27%) theo thang điểm chấn thương nhãn cầu. Chỉ 8.65% bệnh nhân hiểu biết về nguy cơ chấn thương mắt do dây ràng thun. Kết luận: Chấn thương nhãn cầu do dây ràng thun trong đa số trường hợp có thể dẫn đến giảm thị lực nặng không hồi phục. Do đó, cần có sự cảnh báo rõ ràng cho người sử dụng dây ràng thun từ truyền thông, cũng như nhà sản xuất để giảm thiểu tần suất chấn thương