{"title":"THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ THỊ XÃ MƯỜNG LAY, TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2022","authors":"Văn Cao Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10493","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10493","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 194 người bệnh HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Trung tâm y tế thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2022. Kết quả: Tỉ lệ người bệnh tuân thủ điều trị ARV ở mức tốt là 47,9%; trong đó 99% uống đúng thuốc, 96,4% uống đúng số lần trong ngày và 95,4% uống đúng thời điểm quy định. Kết luận: Thực trạng tuân thủ tốt điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên năm 2022 ở mức trung bình","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"53 14","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141814818","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI TẾ BÀO NHỎ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN","authors":"Thanh Hà Nông, Kim Dung Hoàng","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10451","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10451","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ tại Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2022. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu trên 37 bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ điều trị tại Trung tâm Ung bướu từ 01/01/2018 đến 31/12/2022. Ghi nhận các thông tin về một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giai đoạn, tỷ lệ đáp ứng, tỷ lệ độc tính của hoá trị. Kết quả: Độ tuổi thường gặp nhất: 60 – 69 chiếm 43,2%. Lý do vào viện phổ biến là đau tức ngực (37,8%), ho kéo dài (27%). Chỉ số toàn trạng của bệnh nhân PS 0 – 1 là chủ yếu (86,5%), PS = 2: 13,5%. Bệnh nhân giai đoạn lan tràn chiếm 86,5%, bệnh nhân giai đoạn khu trú là 13,5%. Số bệnh nhân điều trị bằng phác đồ Etoposide – Cisplatin là nhiều nhất chiếm 48,6% và phác đồ Etoposide – Carboplatin 24,3%. Tỉ lệ đáp ứng của điều trị sau 6 chu kỳ đạt 16,2% trong đó đáp ứng một phần chiếm 13,5%, đáp ứng hoàn toàn chiếm 2,7%. Độc tính trên hệ tạo huyết: giảm bạch cầu hạt là 59,5% trong đó giảm độ 3 chiếm 13,5%. Độc tính nôn, buồn nôn gặp chủ yếu độ 1, 2 chiếm 56,7%, độ 3 chiếm 10,8%. Độc tính tiêu chảy chủ yếu độ 1, 2 chiếm 43,2%. Độc tính trên thần kinh ngoại vi chiếm 24,3%.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"45 7","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141814983","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Hữu Giang Lâm, Viết An Trần, Trung Cang Huỳnh, Lâm Mỹ Phương Danh, Thế Bảo Nguyễn
{"title":"ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH CÓ KHOAN CẮT MẢNG XƠ VỮA VÔI HÓA BẰNG ROTABLATOR Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH MẠN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG","authors":"Hữu Giang Lâm, Viết An Trần, Trung Cang Huỳnh, Lâm Mỹ Phương Danh, Thế Bảo Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10496","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10496","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Can thiệp động mạch vành qua da là phương pháp tái tạo mạch máu đã và đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay cho bệnh động mạch vành tắc nghẽn. Từ năm 2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang đã trang bị hệ thống khoan cắt mảng xơ vữa Rotablator và đang từng bước triển khai thủ thuật này cho các bệnh nhân có chỉ định. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm tổn thương và kết quả điều trị can thiệp động mạch vành có khoan cắt mảng xơ vữa bằng Rotablator ở bệnh nhân hội chứng vành mạn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tuyển chọn được 260 bệnh nhân mắc HCVM, trong đó có 40 bệnh nhân có chỉ định khoan cắt mảng xơ vữa vôi hóa bằng Rotablator. Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 67,33 ± 10,34 tuổi, nam giới chiếm 55,8%. Phần lớn bệnh nhân có tiền sử mắc tăng huyết áp (84,9%) và bệnh mạch vành (70,4%). Đau ngực độ III theo CCS chiếm 50,8% và 78,2% không có suy tim. Tổn thương 1 nhánh, 2 nhánh và 3 nhánh ĐMV lần lượt là 37,7%, 24,2% và 38,1%, trong đó 65,8% không có vôi hoá ĐMV, vị trí tổn thương thường gặp nhất là động mạch liên thất trước (86,9%), tiếp theo là động mạch vành phải (67,7%) và động mạch mũ (55,8%). Chiến lượt RA lần đầu được tiến hành trên 87,5% bệnh nhân. Đường vào là động mạch quay phải chiếm 99,6%, với ống thông 6F chiếm tới 99,2%. Tất cả các bệnh nhân đều chỉ sử dụng một đầu khoan với kích thước là 1,25 mm chiếm 87,5%, tốc độ khoan trung bình lớn nhất là 181750 ± 4425,31vòng/phút, tổng thời gian khoang trung bình là 53,1 ± 23,29 giây. Kết quả điều trị thành công là 100% và hầu hết không có biến chứng trong lúc thực hiện RA. Kết luận: Đa phần các bệnh nhân HCVM có tổn thương phối hợp nhiều nhánh ĐMV. Tất cả các bệnh nhân mắc HCVM được can thiệp bằng thủ thuật RA đều thành công và hầu hết không có biến chứng trong lúc thủ thuật.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"23 14","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141815559","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Nhật Khoa Võ, Duy Khương Nguyễn, Thế Bảo Nguyễn, Thị Ngọc Bích Chung, Hoàng Nghĩa Võ
{"title":"MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ CYSTATIN C VÀ CREATININ HUYẾT THANH TRONG BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG","authors":"Nhật Khoa Võ, Duy Khương Nguyễn, Thế Bảo Nguyễn, Thị Ngọc Bích Chung, Hoàng Nghĩa Võ","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10531","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10531","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Bệnh thận đái tháo đường là yếu tố dự báo mạnh nhất về tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường. Cystatin C là một dấu ấn sinh học được đánh giá cao trong việc đo chức năng thận, giúp phát hiện sớm các tổn thương thận. Tuy nhiên, các quan điểm hiện khác nhau về vai trò của cystatin C huyết thanh trong việc đánh giá bệnh thận đái tháo đường. Mục tiêu: Khảo sát nồng độ cystatin C huyết thanh và xác định mối tương quan giữa nồng độ cystatin C huyết thanh với một số yếu tố nguy cơ ở bệnh thận đái tháo đường típ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 72 bệnh nhân bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường típ 2 đến điều trị tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 06/2023 đến 04/2024. Kết quả: Tổng cộng 72 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, với độ tuổi trung bình là 68,9, chủ yếu là nữ giới (63,9%). Nồng độ cystatin C trung bình là 1,5 ± 0,8 mg/L. Các yếu tố gồm tuổi, giới tính, tình trạng thiếu cân, thời gian mắc đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, mức HbA1c, ACR niệu không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với nồng độ cystatin C (p > 0,05). Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa Cystatin C và hút thuốc. Có mối tương quan thuận mức độ chặt chẽ giữa nồng độ cystatin C với creatinin huyết thanh (r = 0,875; p < 0,001), giữa MLCTcys với MLCTcre (r = 0,815; p < 0,001) Kết luận: Cystatin C đã cho thấy tiềm năng rõ rệt thay thế creatinin trong việc ước lượng mức lọc cầu thận ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường típ 2. Kết quả này củng cố vai trò của cystatin C như một chỉ điểm sinh học hiệu quả trong việc đánh giá và quản lý bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"14 10","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141815763","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Hữu Nghĩa Cao, T. N. Nguyễn, Thị Loan Ngô, T. Vương, T. Phạm, Thanh Hằng Phạm, Ngọc Thanh Nguyệt Lưu, Văn Hải Trần, Nguyễn Lộc Thùy Hồ, Lê Duy Phạm, Đức Trúc Nguyễn
{"title":"TỶ LỆ ANA DƯƠNG TÍNH TRÊN NGƯỜI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT TẠI PHÒNG XÉT NGHIỆM SINH HÓA- MIỄN DỊCH - HUYẾT HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP ELISA, VIỆN PASTEUR TP.HCM 2018-2019","authors":"Hữu Nghĩa Cao, T. N. Nguyễn, Thị Loan Ngô, T. Vương, T. Phạm, Thanh Hằng Phạm, Ngọc Thanh Nguyệt Lưu, Văn Hải Trần, Nguyễn Lộc Thùy Hồ, Lê Duy Phạm, Đức Trúc Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10487","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10487","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Lupus đỏ hệ thống (SLE) là một bệnh đa cơ quan nghiêm trọng, tấn công vào mô liên kết và mạch máu; với tỷ lệ mắc mới 0,3 - 31,5/100.000 dân; phân bố: nữ/nam = 10/1 tùy từng quốc gia. Tại Việt Nam, công tác sàng lọc phát hiện sớm SLE từ cộng đồng vẫn chưa được quan tâm. Đối tượng - Phương pháp: Khách hàng đến khám sức khỏe có triệu chứng thỏa 11 tiêu chí lâm sàng của SLICC-2012 được thu ngẫu nhiên vào nghiên cứu; tiến hành đo ANA và đưa vào phân tích thống kê; kiểm định bằng Chi bình phương hay Anova tùy biến. Kết quả: Có 73.218 khách hàng, qua chẩn đoán lâm sàng: phát hiện 128 (nam: nữ = 33: 95) trường hợp SLE (p<0.01). Khi đối chiếu với chẩn đoán bằng xét nghiệm ANA: 14 trường hợp ANA (+) được phát hiện; 100% là nữ giới, chiếm tỷ lệ 10,94% (14/128). Đặc biệt nhóm 33 nam giới chẩn đoán lâm sàng SLE, toàn bộ đều có kết quả ANA (-) (F=221,8 > F crit = 1.96). Kết luận: Lupus đỏ hệ thống (SLE) là bệnh lý ít được phát hiện trong cộng đồng. Qua nghiên cứu (2018-2019): ghi nhận lần lượt có 0,18% và 0,02% trường hợp SLE qua chẩn đoán lâm sàng và bằng thử nghiệm ANA; theo SLICC 2012. Cần có những nghiên cứu dài hạn và sâu hơn với đủ 7 tiêu chuẩn miễn dịch để có cái nhìn tổng quát hơn về SLE tại cộng đồng dân cư tại Việt Nam","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"23 18","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141816878","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thị Như Hoa Tống, Văn Sáng Trương, Thị Bích Hà Trần
{"title":"THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH Ở NGƯỜI CAO TUỔI TỔ 11 PHƯỜNG BỒ XUYÊN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NĂM 2024","authors":"Thị Như Hoa Tống, Văn Sáng Trương, Thị Bích Hà Trần","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10532","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10532","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Khảo sát kiến thức về kháng sinh ở người cao tuổi tuổi tổ 11 phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình năm 2024 và mô tả thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh ở nhóm đối tượng trên. Đối tượng, phương pháp: 105 người cao tuổi tại tổ 11, phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình được phỏng vấn bằng phiếu điều tra theo bộ câu hỏi từ ngày 26/2/2024 đến ngày 26/5/2024. Kết quả: 84.8% người cao tuổi có sử dụng kháng sinh trong vòng một năm vừa qua, 39.3% người cao tuổi được phỏng vấn không biết đến việc mua thuốc kháng sinh cần có đơn của bác sĩ, 24.7% sử dụng kháng sinh trong bữa ăn, 22.5% cho rằng dùng kháng sinh thời điểm nào cũng được. Kết luận: Tăng cường tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông để người cao tuổi nâng cao kiến thức, thái độ, hành vi sử dụng thuốc kháng sinh và Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, khi bị bệnh, cần đến cơ sở khám chữa bệnh để được tư vấn thăm khám.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"31 24","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141816915","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thị Hải Hà Lương, T. Phạm, Đức Minh Đặng, Sỹ Quỳnh Ninh, Giáng Kiều Pham
{"title":"KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BẰNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHẨN ĐOÁN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN","authors":"Thị Hải Hà Lương, T. Phạm, Đức Minh Đặng, Sỹ Quỳnh Ninh, Giáng Kiều Pham","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10511","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10511","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá kết quả chẩn đoán bệnh Võng mạc đái tháo đường bằng sử dụng phần mềm tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 1012 bệnh nhân đái tháo đường type 2 với 1943 mắt tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên, miền Bắc Việt Nam. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: - Có 13,8% mắt có tổn thương VM do đái tháo đường trong đó các hình thái tổn thương hay gặp nhất là vi phình mạch, xuất tiết võng mạc và xuất huyết võng mạc. - 10,6% trường hợp có tổn thương võng mạc ở giai đoạn tăng sinh và 89,4% tổn thương võng mạc ở giai đoạn chưa tăng sinh với các mức độ khác nhau trong đó mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất là 40,9%. Kết luận: Có thể sử dụng phần mềm chẩn đoán bệnh VMĐTĐ để chẩn đoán sơ bộ bước đầu cho những bệnh nhân ĐTĐ type 2 được theo dõi và điều trị ngoại trú tại các bệnh viện tuyến tỉnh","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"1 11","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141817184","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Nhã Uyên Phan, Như Vĩnh Tuyên Phạm, Nhật Quang Hồ, Xuân Cường Trần
{"title":"ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT MỘNG THỊT GHÉP KẾT MẠC RỜI BẰNG KEO FIBRIN TỰ THÂN","authors":"Nhã Uyên Phan, Như Vĩnh Tuyên Phạm, Nhật Quang Hồ, Xuân Cường Trần","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10443","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10443","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của mộng thịt và đánh giá hiệu quả cố định mảnh ghép kết mạc trong phẫu thuật điều trị mộng thịt của phương pháp tạo keo fibrin tự thân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu có can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 30 mắt của 30 bệnh nhân mộng thịt đến khám và phẫu thuật tại Khoa Mắt – Bệnh viện Trung ương Huế - Cơ sở 2 từ tháng 03/2023 đến tháng 08/2023. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 54,36 ± 15,78 tuổi, có môi trường làm việc ngoài trời chiếm tỷ lệ 93,3% và đều cư trú ở khu vực nông thôn. Thị lực trung bình trước phẫu thuật, sau 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng lần lượt là 0,57 ± 0,19; 0,68 ± 0,17; 0,70 ± 0,18; 0,71 ± 0,16. Độ loạn thị trung bình trước, sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng lần lượt là 1,58 ± 0,69; 1,02 ± 0,39 và 0,98 ± 0,36. 100% phục hồi giác mạc tốt sau phẫu thuật 1 tháng. Phục hồi thẩm mỹ vùng ghép vạt tốt sau 1 tuần chiếm 93.33% và 100% sau 1 tháng. Biến chứng sau phẫu thuật 1 ngày co rút mảnh ghép 3,33%, sau 1 tuần có phù mảnh ghép chiếm 6,67% và hoàn toàn ổn định sau 1 tháng. Kết luận: Keo fibrin tự thân có khả năng cố định mảnh ghép tốt. Đây là phương pháp an toàn về phương diện y học. Bệnh nhân không còn cảm giác kích thích do chỉ khâu mảnh ghép gây nên. Kết quả hậu phẫu đạt hiệu quả cao về tính thẩm mỹ và ít biến chứng","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"7 9","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141817277","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Kim Thành Pham, Thanh Tường Phan, Trương Như Ngọc Võ, H. Lê, Vinh Quang Nguyễn, Nhật Minh Võ, Thùy Linh Nguyễn
{"title":"ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG MIH VỚI ÁNH SÁNG XUYÊN THẤU","authors":"Kim Thành Pham, Thanh Tường Phan, Trương Như Ngọc Võ, H. Lê, Vinh Quang Nguyễn, Nhật Minh Võ, Thùy Linh Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10534","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10534","url":null,"abstract":"Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm tổn thương MIH với ánh sáng xuyên thấu ở một nhóm trẻ em có răng mắc MIH tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 35 trẻ em có răng cửa mắc MIH. Kết quả: Trong 35 trẻ nghiên cứu, 31 trẻ có răng cửa mắc MIH thể nhẹ, 04 trẻ có răng cửa chỉ mắc MIH thể nặng, không đồng thời mắc thể nhẹ ở răng cửa, loại 1 chiếm tỷ lệ 51,02% (25/49), loại 2 chiếm tỷ lệ 26,53% (13/49), loại 3 chiếm tỷ lệ 22,45% (11/49), răng cửa giữa hàm trên hay gặp tổn thương nhất (28/49 răng,chiếm tỷ lệ 57,14%). Kết luận: Đèn xuyên thấu có giá trị trong hỗ trợ chẩn đoán và tiên lượng kế hoạch điều trị, từ phân loại theo ánh sáng xuyên thấu có thể tiên lượng được số răng có nguy cơ vỡ bề mặt. Răng cửa giữa thường gặp tổn thương, loại 1 chiếm đa số hơn trong 3 loại tổn thương khi thăm khám với ánh sáng xuyên thấu.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"77 14","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141817511","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thành Nam Nguyễn, Tường Trí Hải Tôn, Thị Cẩm Vân Biện, Trọng Kim Nguyễn
{"title":"ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA BOTULINUM TOXIN A TRONG ĐIỀU TRỊ TẠM THỜI QUẶM MI DƯỚI TUỔI GIÀ","authors":"Thành Nam Nguyễn, Tường Trí Hải Tôn, Thị Cẩm Vân Biện, Trọng Kim Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10462","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10462","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả botulinum toxin A trong điều trị tạm thời quặm mi dưới tuổi già. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng không nhóm chứng trên hàng loạt ca. Mẫu nghiên cứu: 34 bệnh nhân với 44 mắt. Phương pháp: 34 bệnh nhân được chẩn đoán quặm mi dưới tuổi già (44 mắt) không muốn hoặc chưa thể thực hiện phẫu thuật điều trị quặm sẽ được chỉ định tiêm botulinum toxin A thay thể. Các triệu chứng lâm sàng, mức độ hài lòng của người bệnh, độ lỏng lẻo mi được đánh giá trước và sau khi tiêm. Thời điểm quặm mi tái phát được ghi nhận lại. Kết quả: Phương pháp tiêm botulinum toxin A được thực hiện nhanh và đơn giản. Vị trí giải phẫu bờ mi dưới được khôi phục trên 40 trong tổng số 44 mắt với sự cải thiện rõ rệt về triệu chứng lâm sàng và mức độ hài lòng cao. Thời gian hiệu quả của botulinum toxin A trung bình là 12 tuần, với tỷ lệ thành công giảm dần theo thời gian. Không có sự thay đổi về độ lỏng lẻo mi trước và sau tiêm cho thấy botulinum toxin A không gây ảnh hưởng lên kết quả phẫu thuật sau này. Độ lỏng mi theo hướng ngang có mối tương quan nghịch với thời gian hiệu quả của botulinum toxin A. Kết luận: Tiêm botulinum toxin A điều trị tạm thời quặm mi dưới tuổi già là phương pháp có hiệu quả cao với rất ít biến chứng và không ảnh hưởng lên kết quả phẫu thuật quặm sau này.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"20 22","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141814706","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}