Thị Bảo Trâm Pham, Thị Tú Anh Khuất, Thị Minh Chính Nguyễn, T. T. Phạm
{"title":"NGHIÊN CỨU TỈ LỆ NHIỄM DEMODEX VÀ MỘT SỐ YÊU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM DA LỆ THUỘC CORTICOID Ở MẶT TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU CẦN THƠ NĂM 2023","authors":"Thị Bảo Trâm Pham, Thị Tú Anh Khuất, Thị Minh Chính Nguyễn, T. T. Phạm","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10530","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10530","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Việc sử dụng corticoid để làm đẹp một cách bừa bãi như ngày nay gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch của hàng rào da tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm, Demodex dễ dàng phát triển trên nền bệnh nhân Viêm da lệ thuộc corticoid (FCAD). Xáo trộn hệ vi sinh vật da (vi khuẩn, vi nấm, kí sinh trùng) hiện đang là vấn đề ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt Demodex xuất hiện ngày càng nhiều đã gây nên các triệu chứng lâm sàng phức tạp và khó khăn trong điều trị dứt điểm căn bệnh Viêm da lệ thuộc corticoid hiện nay. Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ nhiễm Demodex và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân FCAD tại Bệnh Viện Da Liễu Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, 80 bệnh nhân FCAD được xét nghiệm Demodex. Kết quả và kết luận: Tỉ lệ nhiễm Demodex trên bệnh nhân FCAD là 52.5%; Nhóm Demodex trên bệnh nhân FCAD có sử dụng TCs kéo dài trên 1 năm lên đến 100%, tỷ lệ da dầu nhóm bệnh này chiếm 83.3% và gia đình có nuôi chó mèo 66.7%","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"12 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141816218","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Văn Dương Trần, Quang An Lâm, Quốc Hưng Ngô, Thị Thu Hường Nguyễn
{"title":"ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẠO HÌNH VÚ BẰNG VẠT TRAM VÀ DIEP SAU PHẪU THUẬT CẮT UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY","authors":"Văn Dương Trần, Quang An Lâm, Quốc Hưng Ngô, Thị Thu Hường Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10533","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10533","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Tái tạo vú sau cắt ung thư vú là một nhu cầu thiết yếu của rất nhiều bệnh nhân bị ung thư vú, đặc biệt là bệnh nhân trẻ. Khi điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thẩm mỹ ngực sau khi phải cắt bỏ do ung thư ngày càng nhiều nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, tính thẩm mỹ của người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả tạo hình vú bằng vạt TRAM và DIEP sau phẫu thuật cắt ung thư vú tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả cắt ngang 28 trường hợp bệnh nhân sau cắt bỏ ung thư vú được tái tạo bằng vạt TRAM hoặc DIEP từ 01/2014 đến 12/2023 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 45,9±8,9 tuổi, có 32,1% bệnh nhân có BMI >25. Trong 28 trường hợp tái tạo vú, 18 trường hợp được tái tạo tức thì và 10 trường hợp được tái tạo muộn. Có 18 trường hợp tái tạo sử dụng vạt DIEP (64,3%) và 10 trường hợp được tái tạo bằng vạt TRAM (35,7%). Có 2 trường hợp hoạt tử một phần vạt và 1 trường hợp hoại tử toàn bộ vạt. Sau phẫu thuật, phân loại thẩm mỹ vú đẹp là 57,2%, tốt là 32,1%, trung bình 7,1% và kém là 3,6%. Tỉ lệ hài lòng và khá hài lòng lần lượt là 28,6% và 42,9%. Kết luận: Tạo hình vú bằng vạt TRAM và DIEP sau phẫu thuật cắt ung thư vú giúp cải thiện chức năng về thẩm mỹ vú với tỉ lệ hài lòng cho bệnh nhân cao.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"28 18","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141816827","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thi Quynh Tien Nguyen, Tiến Dũng Đỗ, Thái Bình Phạm, Văn Chức Nguyễn
{"title":"ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC CỦA UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN GIÁP BIỆT HÓA TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2023","authors":"Thi Quynh Tien Nguyen, Tiến Dũng Đỗ, Thái Bình Phạm, Văn Chức Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10440","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10440","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả đặc điểm mô bệnh học của ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa theo phân loại của WHO 2022 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 506 bệnh nhân được phẫu thuật và chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương từ 01/02/2023 đến 30/11/2023. Kết quả: tỷ lệ nữ/nam là 5,9/1. Độ tuổi trung bình mắc bệnh là 46,0 ± 12,3 tuổi. Phần lớn u chỉ phát hiện trên một thùy tuyến giáp (72,3%) và u đơn ổ là chủ yếu (92,8%). Kích thước u thường gặp là 0,1-0,5 cm với 46,1%. Ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa bao gồm ung thu nhú, ung thư nhú típ nang có vỏ xâm nhập, ung thư nang, ung thư tế bào ưa axit có tỷ lệ lần lượt là 96,9%, 0,8%, 2,1% và 0,2%. Trong ung thư nhú tuyến giáp, dưới típ thông thường chiếm chủ yếu với 86,7%, đứng thứ 2 là dưới típ nang xâm nhập với 7,6%. Kết luận: Qua nghiên cứu 621 u tuyến giáp trên 506 bệnh nhân chúng tôi thấy rằng phần lớn u có kích thước dưới 1cm (84,1%), thường phát hiện trên 1 thùy tuyến giáp(72,3%) và u đơn ổ là chủ yếu (92,8%).Ung thư nhú tuyến giáp là ung thư tuyến giáp biệt hóa hay gặp nhất với tỷ lệ 96,9%, trong đó chủ yếu là ung thư nhú dưới típ thông thường với 86,7%.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"18 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141817229","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Minh Triết Hồng, Thị Minh Thúy Bùi, Trọng Nhân Trần, Tinh Tran, Thanh Hùng Trần
{"title":"ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA RỬA PHẾ QUẢN PHẾ NANG BẰNG NỘI SOI PHẾ QUẢN ỐNG MỀM Ở BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG KHÔNG ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH BAN ĐẦU","authors":"Minh Triết Hồng, Thị Minh Thúy Bùi, Trọng Nhân Trần, Tinh Tran, Thanh Hùng Trần","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10448","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10448","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Rửa phế quản phế nang là một thủ thuật chẩn đoán tương đối an toàn và đóng vai trò quan trọng trong đánh giá căn nguyên trong trường hợp viêm phổi không đáp ứng với điều trị. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả của rửa phế quản phế nang bằng nội soi phế quản ống mềm ở bệnh nhân viêm phổi cộng đồng không đáp ứng điều trị kháng sinh ban đầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên các đối tượng nhập viện tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ từ tháng 04/2023 đến 01/2024. Kết quả: Tổng cộng 46 bệnh nhân tham gia và theo dõi đến cuối thời điểm nghiên cứu. Độ tuổi trung bình là 64,91 ± 15,67, tỷ lệ nam:nữ là 3:1. Hơn 2/3 số bệnh nhân có tiền căn hút thuốc lá. Tăng huyết áp và đái tháo đường là hai bệnh nền phổ biến nhất với tỷ lệ lần lượt 58,7% và 30,4%. Các triệu chứng điển hình lần lượt là ho (80,4%), khạc đàm (69,6%), khó thở (60,9%), tăng bạch cầu (11,78 ± 5,21 x 109/L), với bạch cầu trung tính chiếm ưu thế (70,71 ± 19,25%). Tỷ lệ thâm nhiễm mới hai bên phổi chiếm đa số (54,3%). Xét nghiệm dịch rửa phế quản phế nang cho thấy tỷ lệ nhuộm gram và cấy vi khuẩn dương tính nói chung lần lượt là 41,3% và 43,5%. Có 37,0% bệnh nhân đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ phân lập từ dịch rửa. Tất cả kết quả đều không ghi nhận sự khác biệt giữa nam và nữ (p > 0,05). Kết quả điều trị chung hầu hết (98%) bệnh nhân có tình trạng ổn định sau điều trị và ra viện. Kết luận: Viêm phổi cộng đồng không đáp ứng điều trị ban đầu có đầy đủ các đặc điểm của một trường hợp viêm phổi cộng đồng thông thường nhưng thường gây thâm nhiễm 2 bên phổi và triệu chứng sốt tương đối ít gặp hơn. Xét nghiệm vi sinh từ dịch rửa phế quản phế nang bằng nội soi ống mềm tuy không nhạy nhưng ở những trường hợp cho kết quả dương tính, việc điều chỉnh kháng sinh theo kháng sinh đồ từ nuôi cấy dịch rửa phế quản phế nang góp phần cải thiện kết cục chung.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"83 16","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141817299","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG Ở BỆNH NHI DƯỚI 6 TUỔI BỎNG RẤT NẶNG","authors":"Đình Hùng Trần, Tuấn Hưng Ngô","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10464","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10464","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong ở bệnh nhi dưới 6 tuổi bỏng rất nặng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 229 bệnh nhân (BN) trẻ em (0-6 tuổi), diện tích bỏng ≥ 30% diện tích cơ thể (DTCT) điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ 1/1/2018 - 31/12/2022. BN được chia làm hai nhóm cứu sống và tử vong, được so sánh về đặc điểm, diễn biến và kết quả điều trị. Kết quả: Tỷ lệ tử vong 7%. Phân tích đa biến cho thấy diện tích bỏng sâu (DTBS) và thời điểm vào viện sau 24 giờ bị bỏng có mối liên quan độc lập với tử vong (p < 0,05). Sự gia tăng 1% diện tích bỏng sâu làm tăng nguy cơ tử vong lên 0,11 đơn vị, vào viện sau 24 giờ bị bỏng làm tăng nguy cơ tử vong lên 1,78 đơn vị. Giá trị tiên lượng tử vong ở bệnh nhi ≤ 6 tuổi bỏng rất nặng của diện tích bỏng sâu và thời gian vào viện sau bỏng với diện tích dưới đường cong (AUC) tương ứng là 0,73 và 0,64. Khi kết hợp thời điểm vào viện sau bỏng và diện tích bỏng sâu, giá trị tiên lượng tử vong tăng lên đáng kể, ở mức tốt (AUC = 0,84; p < 0,05). Kiểm định Hosmer – Lemeshow cho thấy phương trình hồi quy kết hợp thời điểm vào viện sau bỏng và diện tích bỏng sâu phù hợp với tử vong (ꭓ2 = 8,62; p > 0,05). Kết luận: Sự gia tăng diện tích bỏng sâu và thời điểm vào viện sau 24 giờ bị bỏng làm tăng nguy cơ tử vong. Giá trị tiên lượng tử vong của thời điểm vào viện sau bỏng kết hợp với diện tích bỏng sâu ở mức tốt","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"11 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141817375","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Văn Quang Đào, Mai Dung Lê, Văn Sánh Mã, Xuân Thành Đào, Văn Hoạt Nguyễn
{"title":"ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY THÂN XƯƠNG CHÀY BẰNG ĐINH SIGN KHÔNG MỞ Ổ GÃY CÓ SỬ DỤNG C-ARM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA","authors":"Văn Quang Đào, Mai Dung Lê, Văn Sánh Mã, Xuân Thành Đào, Văn Hoạt Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10445","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10445","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị 40 bệnh nhân gãy kín thân xương chày đơn thuần (hoặc có gãy xương mác kèm theo) được phẫu thuật kết hợp xương chày bằng đinh SIGN không mở ổ gãy (có hỗ trợ của C-arm) tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân trên 18 tuổi, gãy kín thân xương chày đơn thuần (hoặc kèm gãy xương mác) do chấn thương, không có biến dạng nặng ở khớp gối, khớp cổ chân (khớp gối gấp trên 900), có đủ thông tin theo mẫu bệnh án nghiên cứu, thời gian theo dõi sau mổ > 6 tháng. Kết quả nghiên cứu: Qua nghiên cứu 40 trường hợp gãy thân xương chày được phẫu thuật kết hợp xương kín bằng đinh SIGN tại Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa trong khoảng thời gian từ tháng 01/2020 đến tháng 04/2024 cho thấy: nam giới chiếm đa số (62,5%); độ tuổi hay gặp nhất: 18 - 40 (65%) và tai nạn giao thông là nguyên nhân chính (62,5%); vị trí gãy thường gặp nhất là 1/3 giữa (55%); thương tổn theo phân loại AO: loại A cao nhất (80%), trong đó A3 chiếm 47,5%; loại B chiếm 20%; không có thương tổn loại C. Kết quả điều trị: +/ Kết quả gần: tất cả các trường hợp liền vết mổ thì đầu, không có biến chứng sau phẫu thuật; kết quả nắn chỉnh ổ gãy theo tiêu chuẩn của Larson và Bostman: rất tốt chiếm 90%, tốt chiếm 10%, không có trường hợp nào trung bình và kém. Kết quả xa: kết quả liền xương theo tiêu chuẩn của JL Haas và JY De La Cafinière: rất tốt chiếm 92,5%, liền xương tốt 7,5%. Khớp gối vận động bình thường chiếm 97,5%, hạn chế gấp < 200 chiếm 2,5%. Vẹo trục chi 5 – 100 chiếm 5%. Kết quả phục hồi chức năng rất tốt chiếm 92,5% và tốt 7,5%, không có trường hợp nào trung bình hoặc kém. Kết luận: Phương pháp đóng đinh SIGN, không mở ổ gãy, có hỗ trợ của C-Arm là một phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho những gãy thân xương chày ở người lớn. Có thể áp dụng tại các cơ sở bệnh viện tuyến tỉnh.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"75 6","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141817545","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Hữu Đạt Nguyễn, Việt Nam Nguyễn, Tâm Từ Nguyễn, Hữu Thuyết Nguyễn, Văn Hết Nguyễn, Thành Tấn Nguyễn
{"title":"ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY MẤT VỮNG KHUNG CHẬU BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP XƯƠNG BÊN TRONG","authors":"Hữu Đạt Nguyễn, Việt Nam Nguyễn, Tâm Từ Nguyễn, Hữu Thuyết Nguyễn, Văn Hết Nguyễn, Thành Tấn Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10474","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10474","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Điều trị gãy mất vững khung chậu hiện nay là một thách thức cho phẫu thuật viên. Kết hợp xương bên trong ở bệnh nhân gãy mất vững khung chậu đang cho thấy nhiều kết quả khả quan, đảm bảo phục hồi giải phẫu và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân sau mổ. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Mô tả một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân gãy mất vững khung chậu, (2) Đánh giá kết quả điều trị gãy mất vững khung chậu bằng phương pháp kết hợp xương bên trong. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 38 bệnh nhân gãy khung chậu mất vững được phẫu thuật kết hợp xương bên trong từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 6 năm 2024 tại bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu: tuổi trung bình là 40,89 ± 14,91 tuổi; đa số gãy khung chậu loại B2.1 (Tile M. – 2003), chiếm 57,9%. Nguyên nhân chủ yếu gây gãy khung chậu là tai nạn giao thông (89,5%). Tỷ lệ phục hồi về giải phẫu và chức năng theo thang điểm Majeed ở mức độ rất tốt - tốt lần lượt là 86,8% và 92,1%. Thời gian lành xương trung bình là 12,2 ± 2,3 tuần. Có mối tương quan giữa thang điểm phục hồi chức năng Majeed sau mổ 6 tháng và thang đo chất lượng cuộc sống của bệnh nhân SF–36 phiên bản 1.0 (r = 0,529, p = 0,001, R2 = 0,280). Kết luận: Kết hợp xương bên trong ở bệnh nhân gãy mất vững khung chậu giúp phục hồi chức năng sớm, mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân. ","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"66 11","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141817597","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"THỰC TRẠNG TUÂN THỦ BẢNG KIỂM AN TOÀN PHẪU THUẬT TẠI MỘT TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN NĂM 2022","authors":"Thị Là Vũ, Thị Huệ Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10480","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10480","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả thực trạng tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại khoa Ngoại Trung tâm y tế huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện từ tháng 01/05/2022 đến 01/7/2022 trên 245 ca mổ cấp cứu và mổ phiên đuợc thực hiện tại khoa Ngoại trung tâm y tế huyện Thanh Miện qua quan sát trực tiếp. Nghiên cứu sử dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật của Tổ chức Y tế thế giới, gồm 3 phần (24 mục): trước khi gây mê (9 mục),trước khi rạch da (10 mục), trước khi rời khỏi phòng phẫu thuật (5 mục) về an toàn phẫu thuật. Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Kết quả: Nhìn chung việc tuân thủ bảng kiểm An toàn phẫu thuật tại Trung tâm y tế huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương năm 2022 được thực hiện tương đối tốt ở hầu hết các nội dung. Tuy nhiên, vẫn còn các nội dung chưa được tuân thủ tốt như: Ở giai đoạn tiền mê 32.7% chưa chuẩn bị vùng phẫu thuật; 46% người bệnh chưa được đánh dấu vị trí phẫu thuật. Ở giai đoạn trước khi rạch da 40,8% người bệnh chưa được dùng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật 30 phút; 100% các thành viên ca phẫu thuật không giới thiệu tên và nhiệm vụ của mình; 70.2% không tiên lượng về thời gian phẫu thuật. Ở giai đoạn trước khi rời phòng phẫu thuật 100% các mẫu bệnh phẩm chưa được dán nhãn.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"18 10","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141814571","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"TỔN THƯƠNG NÃO NẶNG DO NGỘ ĐỘC METHANOL: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG VÀ TỔNG QUAN Y VĂN","authors":"Mạnh Hùng Hà, Đình Toàn Lê, Văn Quân Lê","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10488","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10488","url":null,"abstract":"Ngộ độc methanol thường gặp trong lâm sàng với tỷ lệ tử vong cao, di chứng tổn thương thần kinh nặng nề. Tổn thương não trong ngộ độc methanol thường gặp là tổn thương thiếu máu não đối xứng hai bên kèm theo phù não và hoại tử xuất huyết. Những trường hợp ngộ độc methanol có tổn thương não nặng kèm theo tụt huyết áp, tổn thương thận cấp có tỷ lệ tử vong rất cao. Chúng tôi trình bày ca lâm sàng, ngộ độc methanol với tổn thương não rất nặng, nhồi máu não diện rộng kèm theo ổ hoại tử xuất huyết, tổn thương thận cấp nặng, toan chuyển hóa nặng được cấp cứu và điều trị thành công.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"11 9","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141814694","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"KIẾN THỨC VỀ PHÒNG NGỪA CHUẨN CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM, NĂM 2023","authors":"Thúy Mai Mai, Thị Thơ Vũ","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10513","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10513","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả kiến thức về phòng ngừa chuẩn và một số yếu tố liên quan của sinh viên năm cuối Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 400 sinh viên năm cuối Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, thời gian từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đạt là 75,6%. Trong đó, kiến thức về vệ sinh tay và tiêm an toàn có điểm trung bình cao nhất. Các yếu tố liên quan được xác định như chuyên ngành Bác sĩ Y học cổ truyền có tỷ lệ kiến thức đạt chỉ bằng 0,87 lần so với chuyên ngành Bác sĩ Y khoa. Đối tượng được nhận tài liệu về PNC trước đây có tỷ lệ kiến thức đạt cao gấp 1,4 lần so với đối tượng chưa được nhận tài liệu về PNC. Kết luận: Kiến thức về PNC của sinh viên còn chưa cao. Các yếu tố liên quan xác định được cần được chú ý khi tiến hành xây dựng chương trình đào tạo về PNC ở các nhóm đối tượng.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"36 15","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141815142","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}