{"title":"CÁC TIẾN BỘ TRONG PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BÓC TÁCH ĐỘNG MẠCH CHỦ LOẠI A THEO STANFORD CẤP TÍNH TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY","authors":"Tuấn Vũ Lê, Bảo Tịnh Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10349","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10349","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Bóc tách động mạch chủ (ĐMC) ngực cấp tính là một bệnh lý phức tạp, nguy cơ tai biến, tử vong cao dù được điều trị kịp thời, đặc biệt bóc tách ĐMC loại A theo Stanford cấp tính là thể lâm sàng nặng nề, phức tạp nhất, tỉ lệ tử vong tính theo giờ. Phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh lý này, tại bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh lý này từ hàng chục năm nay, với sự cải thiện không ngừng về mặt kỹ thuật và chiến lượt điều trị, liệu kết quả sớm điều trị bằng phẫu thuật bệnh lý bóc tách ĐMC loại A theo Stanford cấp tính tại bệnh viện Chợ Rẫy thời gian gần đây đã đạt được những kết quả như thế nào, và những yếu tố gì ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh lý này? Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu tất cả các trường hợp bóc tách ĐMC loại A theo Stanford cấp tính được điều trị bằng phẫu thuật từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2022 tại khoa Hồi sức- Phẫu thuật Tim BVCR. Thu thập số liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm R. Kết quả: Có 122 bệnh nhân trong nghiên cứu, tỉ lệ nam/nữ = 2,57. Tuổi trung bình là 54,26 ± 12,49. 3 trường hợp tràn máu màng ngoài tim chèn ép tim cấp phải dẫn lưu khoang màng ngoài tim và sử dụng vận mạch, 1 trường hợp cấp cứu ngưng tuần hoàn trước phẫu thuật. Phân suất tống máu trước mổ EF=61 ± 9,4%. Thời gian chạy máy 218,46±80,15 phút, thời gian kẹp động mạch chủ 133,86 ± 72,09 phút. Phẫu thuật thay toàn bộ quai ĐMC chiếm 64%, can thiệp gốc ĐMC (phẫu thuật Bentall hoặc phẫu thuật David) chiếm 23%. 1 trường hợp sau phẫu thuật phải đặt ECMO hỗ trợ. Các biến chứng sau phẫu thuật: viêm phổi 22 trường hợp (18,03%), chạy thận nhân tạo 8 trường hợp (6,56%), nhồi máu não 10 trường hợp (8,02%), chảy máu sau mổ phải phẫu thuật cầm máu 8 trường hợp (6,56%), tỉ lệ tử vong 9/122 trường hợp (7,34%). Kết luận: Phẫu thuật cấp cứu điều trị bóc tách ĐMC loại A theo Stanford cấp tính là một cấp cứu tim mạch phức tạp, nặng nề, tỉ lệ tai biến, tử vong cao. Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện phẫu thuật này từ hàng chục năm nay, trong thời gian gần đây với những tiến bộ không ngừng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, với kết tỉ lệ tử vong chu phẫu (7,34%) và các biến chứng sớm tương đương với những trung tâm lớn trên thế giới","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"47 12","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141649959","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Q. Nguyễn, Luong Phan, Nguyễn Trường Giang Lê, Thị Trúc Linh Trần
{"title":"NHẬN XÉT KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM PHÚC MẠC DO THỦNG TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115","authors":"Q. Nguyễn, Luong Phan, Nguyễn Trường Giang Lê, Thị Trúc Linh Trần","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10371","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10371","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phúc mạc do thủng túi thừa đại tràng và nhận xét kết quả sớm điều trị phẫu thuật viêm phúc mạc do thủng túi thừa đại tràng tại Bệnh Viện Nhân Dân 115 từ năm 2020 – 2022. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Có 38 bệnh nhân, tỉ lệ nam/nữ là 2,13; 26 TH thủng TTĐT trái và 12 TH thủng TTĐT phải. Tuổi trung bình 58,27 tuổi. Đau bụng là triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất (100%). Vị trí đau bụng thường gặp nhất là đau ½ bụng dưới và dễ chẩn đoán lầm với các nguyên nhân đau bụng khác. Kết quả CT Scan chẩn đoán xác định thủng TTĐT là 76,7% và dạng tổn thương hay gặp nhất trên CT bụng là hình ảnh thâm nhiễm mỡ xung quanh ĐT (93%) và dày thành ĐT (80%). Phân độ Hinchey III (VPM phân) chiếm 63,2%. Đa số BN được cắt đoạn đại tràng và làm HMNT (42,6%), số ít được nối ruột tận – tận trong cùng một lần mổ (23,7%). Cắt và khâu vùi túi thừa và đưa chỗ thủng làm HMNT chiếm lần lượt là 10,5% và 7,9%. Tỉ lệ mổ nội soi: 21,3%, mổ mở chiếm 74,5%, và tỷ lệ chuyển từ mổ nội soi sang mổ mở là 4,3%. Số ngày điều trị trung bình sau mổ là 10,8 ± 5,9 ngày. Biến chứng sớm sau mổ có 9 BN (23,7%), trong đó 8 BN bị nhiễm trùng vết mổ và 1 BN bung thành bụng (2,6%) phải mổ lại khâu tăng cường thành bụng. Không có trường hợp nào tử vong. Kết luận: Chụp CT ổ bụng là phương pháp CDHA có độ nhạy cao (76,7%), giúp hỗ trợ chẩn đoán xác định trước mổ và quyết định phương pháp điều trị sớm cho BN. Điều trị phẫu thuật thủng TTĐT rất đa dạng tuỳ theo vị trí túi thừa và mức độ tổn thương.","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"53 6","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141650412","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"TUÂN THỦ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TIỀN GIANG TRONG GIAI ĐOẠN DỊCH COVID-19","authors":"Quang Thành Đỗ, Thu Thảo Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10344","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10344","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Bệnh tăng huyết áp (THA) là một vấn đề phổ biến và nguy hiểm trong cộng đồng. Tuân thủ điều trị, bao gồm việc sử dụng thuốc và thay đổi lối sống, đóng vai trò quan trọng trong quản lý bệnh nhân THA. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn gặp khó khăn trong việc duy trì tuân thủ đầy đủ. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân THA điều trị ngoại trú tại Khoa Khám - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang trong bối cảnh dịch Covid-19 năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân THA từ 18 tuổi trở lên, đang điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội Tim mạch. Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính. Thông tin được thu thập từ hồ sơ bệnh án và phỏng vấn bệnh nhân. Kết quả: Tổng tỉ lệ tuân thủ điều trị thuốc đạt 61%; 40,4% bệnh nhân thỉnh thoảng quên uống thuốc, trong khi 83% không quên trong tuần qua; 92,2% uống đủ thuốc ngày hôm qua; 82,1% bệnh nhân ngưng thuốc mà không thông báo do cảm thấy khó chịu; 83,5% không ngưng thuốc khi kiểm soát được triệu chứng; 90,4% và 90,8% bệnh nhân không cảm thấy bất tiện hay khó khăn khi tuân theo kế hoạch điều trị và nhớ uống hết tất cả các loại thuốc.","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"53 48","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141650041","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN ELIZABETHKINGIA MENINGOSEPTICA PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 GIAI ĐOẠN 2014-2022","authors":"Xuân Quảng Hoàng, Thị Thu Trang Hà, Văn Ân Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10385","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10385","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Xác định đặc điểm phân bố và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Elizabethkingia meningoseptica tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2014 – 2022. Đối tượng và phương pháp: Đây là một nghiên cứu cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là các chủng E. meningoseptica gây bệnh phân lập được trong giai đoạn 2014-2022. Kết quả: Có 38 chủng E. meningoseptica phân lập được trong giai đoạn nghiên cứu. Trong đó, 60,53% số chủng phân lập được ở nhóm người bệnh từ 60 tuổi trở lên, cao nhất trong các nhóm tuổi. E. meningoseptica phân lập được ở nam giới (78,95%) cao gấp gần 4 lần ở nữ giới (21,05%). E. meningoseptica phân lập được nhiều nhất ở bệnh phẩm hô hấp (55,26%) và tại trung tâm Hồi sức cấp cứu (chiếm 73,68%), không có chủng nào phân lập được ở các khoa ngoại. E. meningoseptica có tỉ lệ kháng rất cao (96,3%-100,0%) với các kháng sinh phổ rộng như ceftazidime, cefepime, imipenem, meropenem. E. meningoseptica nhạy cảm với trimethoprim/ sulfamethoxazole (53,33%), fluoroquinolones (ciprofloxacin: 32,26%, levofloxacin: 37,93%). Kết luận: E. meningosepticum kháng cao với hầu hết các kháng sinh được thử nghiệm, chỉ còn một số chủng nhạy cảm với một số kháng sinh. Điều này cho thấy cần phải thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn để giảm tỉ lệ kháng kháng sinh của E. meningosepticum góp phần nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"51 14","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141650323","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ SẢN PHỤ TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NAM ĐỊNH NĂM 2023","authors":"Bích Hồng Nguyễn, Văn Thư Ngô","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10351","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10351","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị của sản phụ tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định từ tháng 01/2023 đến tháng 06/2023. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hồi cứu. Kết quả: Có 62 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 29,87 ± 7,09 tuổi; chủ yếu là nhóm tuổi 21-55 chiếm 69,4%. Phần lớn bệnh nhân đang mang thai con lần đầu chiếm 46,8%. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu: tăng huyết áp (100%), phù (48,4%); triệu chứng cận lâm sàng: Protein niệu (53,2%). Có 87,1% số trường hợp phải dùng thuốc hạ áp đơn thuần hoặc kết hợp với các thuốc hạ áp khác. 71% số trường hợp được mổ lấy thai và 90,3% số trường hợp không có biến chứng sau điều trị. Kết luận: Biến chứng trong điều trị tiền sản giật chiếm tỷ lệ nhỏ và mổ lấy thai là phương pháp điều trị chủ yếu của tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Nam Định.","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"42 15","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141650111","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thị Phương Loan Phạm, Tất Thành Đỗ, Trần Thị Linh Nguyễn, Thị Trang Chu
{"title":"HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BỘ CÔNG CỤ MST TRONG ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SUY DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH NGOẠI KHOA NỘI TRÚ BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2023","authors":"Thị Phương Loan Phạm, Tất Thành Đỗ, Trần Thị Linh Nguyễn, Thị Trang Chu","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10402","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10402","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tiên lượng nguy cơ suy dinh dưỡng của bộ công cụ MST trên người bệnh ngoại khoa nội trú bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 301 bệnh nhân ngoại khoa nội trú thuộc 19 khoa/phòng/trung tâm lâm sàng năm 2023 nhằm xác định hiệu quả việc ứng dụng phương pháp sàng lọc tình trạng dinh dưỡng bằng bộ công cụ MST cho người bệnh trước phẫu thuật. Thu thập số liệu dựa trên kết quả sàng lọc dinh dưỡng dựa trên các bộ công cụ được sử dụng trên lâm sàng bao gồm MST, NRS 2002, SGA, MUST và BMI. Kết quả: Kết quả cho thấy độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán giá trị dự đoán dương tính và âm tính của bộ công cụ MST trên đối tượng người bệnh phẫu thuật lần lượt là 80,92%; 82,94%, 78,52% và 84,94%. Phương pháp MST có khả năng phân biệt tốt trường hợp bệnh nhân suy dinh dưỡng và không suy dinh dưỡng (diện tích dưới đường cong là 0,8193). Kết luận: MST thể hiện độ nhạy, độ đặc hiệu phù hợp, chứng tỏ có thể được sử dụng như một công cụ hợp lệ để xác định nguy cơ suy dinh dưỡng đối với người bệnh ngoại khoa tại bệnh viện hơn so với các phương pháp khác như NRS-2002, MUST, SGA, BMI.","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"1 9","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141649729","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"THỰC TRẠNG TUÂN THỦ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH HÀ NỘI NĂM 2023","authors":"Đức Minh Nguyễn, Thị Biên Trần","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10363","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10363","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả tuân thủ thực hành một số biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) của nhân viên Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội năm 2023 và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến những thực hành còn chưa tốt. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Hầu hết quy định ra vào khu vực phẫu thuật (PT) đều đạt trên 95%, tuy nhiên tuân thủ vệ sinh tay (VST) khi ra khỏi khu vực phẫu thuật chỉ đạt 54.4%; chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật đạt trên 95%; tỷ lệ sát khuẩn phẫu trường đạt 94%, các biện pháp tuân thủ thực hành trong phẫu thuật khác còn hạn chế, VST ngoại khoa (VSTNK) đạt 60.2%, sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) đạt 54.4%. Phân tích hồi quy logistic cho thấy giới tính nhân viên y tế (NVYT), vị trí nhiệm vụ, khoa/phòng ảnh hưởng đến tuân thủ các thực hành còn chưa tốt. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy quan điểm của khoa phòng và thái độ của phẫu thuật viên đóng vai trò quan trọng đến việc tuân thủ phòng ngừa NKVM. Cần có sự đồng thuận của khoa phòng cũng như chế tài, giám sát chặt chẽ để tăng cường tỷ lệ tuân thủ.","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"41 4","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141650012","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM KYOTO TRONG CHẨN ĐOÁN NHIỄM HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH","authors":"Thị Khánh Hỷ Đỗ, Thị Vân Anh Phạm","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10348","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10348","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá khả năng ứng dụng lâm sàng của thang điểm Kyoto trong chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 118 bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính tại bệnh viện 19/8 Bộ Công an từ tháng 8/2022 đến tháng 6/2023.Bệnh nhân có chỉ định nội soi dạ dày thực quản và được đánh giá theo thang Kyoto (teo niêm mạc, dị sản ruột, phì đại nếp niêm mạc, nốt sần, ban đỏ lan tỏa). Tình trạng nhiễm H. pylori được xác định bằng kết hợp Clo - test và mô bệnh học, nhiễm H. pylori khi dương tính ở cả 2 phương pháp. Kết quả: Trong 118 đối tượng tham gia, có 60/118 (50,8%) nhiễm H. pylori. Viêm Teo niêm mạc chiếm 62,7% trong đó mức độ nhẹ - vừa - nặng lần lượt là 34,7%, 25,6%, 2,4%. Tỷ lệ dị sản ruột, phì đại nếp niêm mạc, nốt sần, ban đỏ lan tỏa là 3,4%, 18,6%, 4,6%, 37,3%. Điểm Kyoto phân bố từ 0-4. Thang điểm Kyoto có diện tích dưới đường cong cong AUROC là 0,87 với p < 0,05 như vậy thang điểm Kyoto có khả năng chẩn đoán tình trạng nhiễm H. pylori. Chọn điểm Cutoff là 2 điểm, độ nhạy 71%, độ đặc hiệu 95,6%, giá trị dự báo dương tính 88%, giá trị dự báo âm tính 77,1% và độ chính xác 82,7%. Kết luận: Thang điểm Kyoto có độ chính xác cao trong dự đoán nhiễm H. pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính.","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"36 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141650027","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thị Thúy Lan Lê, T. Dương, Huyền My Hạc, Quỳnh Trang Phạm, Thị Hà Khuyên Trương, Thị Thùy Dung Đỗ, Phương Thúy Nguyễn
{"title":"DỰ ĐỊNH LỰA CHỌN ĐƯỜNG SINH CỦA THAI PHỤ 3 THÁNG CUỐI KHÁM THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN","authors":"Thị Thúy Lan Lê, T. Dương, Huyền My Hạc, Quỳnh Trang Phạm, Thị Hà Khuyên Trương, Thị Thùy Dung Đỗ, Phương Thúy Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10400","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10400","url":null,"abstract":"Sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai đang có xu hướng ngày càng gia tăng, một trong những lý do đã được xác định là việc thai phụ ưa thích và chủ động lựa chọn phương pháp này. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu khảo sát dự định lựa chọn phương pháp sinh con của thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ và xác định một số yếu tố liên quan đến dự định của họ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 355 phụ nữ mang thai 3 tháng cuối đến khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 7/2023 đến tháng 12/2023. Kết quả: Tỷ lệ thai phụ dự định lựa chọn sinh thường và sinh mổ lần lượt là 80,28% và 19,72%. Yếu tố dự đoán mạnh nhất về việc thai phụ chọn sinh mổ là ý định chọn giờ sinh (OR = 28,05, p<0,05). Bên cạnh đó, thai phụ có tôn giáo, những người đi làm, và mang thai con rạ có khả năng chọn sinh mổ cao hơn lần lượt gấp 3,14; 6,07; và 2,56 lần so với những thai phụ khác (p<0,05). Kết luận: Mặc dù có nhiều thai phụ trong nghiên cứu này ưu tiên lựa chọn sinh thường, nhưng tỷ lệ thai phụ dự định lựa chọn sinh mổ lấy thai vẫn là khá cao. Các nghiên cứu sâu hơn cần được thực hiện nhằm xác định các can thiệp cần thiết để giảm tỷ lệ sinh mổ khi không có chỉ định y tế.","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"2 10","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141649785","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Mạnh Chiến Nguyễn, Văn Trường Lê, Trọng Tuyển Nguyễn, V. Hoàng, Đình Hiển Nguyễn, Minh Lợi Hoàng
{"title":"ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN THIẾU MÁU CHI DƯỚI TRẦM TRỌNG","authors":"Mạnh Chiến Nguyễn, Văn Trường Lê, Trọng Tuyển Nguyễn, V. Hoàng, Đình Hiển Nguyễn, Minh Lợi Hoàng","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10379","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10379","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân thiếu máu chi dưới trầm trọng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, mô tả các đặc điểm lâm sàng của 119 bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu chi dưới trầm trọng, nhập viện từ tháng 01/2018- 03/2023 tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và bệnh viện Tim Hà Nội. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 73,7 ± 10,7, nhóm tuổi thường gặp nhất là 60-79 tuổi, nam giới chiếm chủ yếu (73,1%). Yếu tố nguy cơ hay gặp là tăng huyết áp (79,8%), đái tháo đường type 2 (36,1%), rối loạn chuyển hóa lipid máu (43,7%), hút thuốc lá (35,3%). Tổn thương thường gặp ở cả hai chân (65,5%). Giai đoạn bệnh theo Rutherford cho thấy Rutherford loại 5 chiếm chủ yếu với tỉ lệ 53,9%. Có 52,9% số bệnh nhân có tình trạng loét/hoại tử ở chân, vị trí loét hay gặp là ở ngón chân. Kết luận: Thiếu máu chi dưới trầm trọng thường gặp ở người cao tuổi, có nhiều yếu tố nguy cơ, biểu hiện lâm sàng thường nặng, có thể có loét/hoại tử.","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"58 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141650689","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}