Hạ Long Hải Lê, Văn Thảo Lê, Thúy Linh Phùng, Thị Thu Hà Nguyễn, Hoàng Việt Nguyễn
{"title":"ĐA HÌNH ĐƠN NUCLEOTIDE RS1049174 GEN NKG2D LIÊN QUAN ĐẾN LƯỢNG EPSTEIN-BARR VIRUS TRONG MÔ U LYMPHO TẾ BÀO B","authors":"Hạ Long Hải Lê, Văn Thảo Lê, Thúy Linh Phùng, Thị Thu Hà Nguyễn, Hoàng Việt Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10350","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10350","url":null,"abstract":"NKG2D là một thụ thể dạng hoạt hóa trên bề mặt tế bào T độc và diệt tự nhiên NK, đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện và loại trừ các tế bào nhiễm virus và ung thư. Đa hình hình đơn nucleotide rs1049174 trên gen NKG2D có tác động tới mức độ hoạt động mạnh hoặc yếu của tế bào NK. Nghiên cứu nhằm đánh giá đa hình rs1049174 trên gen NKG2D ảnh hưởng như thế nào đến sự tích tụ Epstein-Barr virus (EBV) trong mẫu mô u lympho tế bào B. Nghiên cứu được tiến hành trên 234 mẫu mô u lympho tế bào B thu được kết quả tần số kiểu gen lần lượt là GG (29,5%), GC (50%), CC (20,5%). Tần số của từng alen cũng được ghi nhận với 54,5% G và 45,5% C. Trong tổng số 234 bệnh nhân u lympho, có 36 người (15.4%) nhiễm virus EBV đồng thời sự xuất hiện của alen G làm gia tăng nồng độ EBV trong mẫu mô u lympho so với alen C (p = 0,02). Kết quả của nghiên cứu chỉ ra vai trò của EBV và rs1049174 có tiềm năng trở thành mục tiêu cho các liệu pháp miễn dịch điều trị bệnh trong tương lai.","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"58 49","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141649897","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI BỆNH SÂU RĂNG Ở HỌC SINH 6 TUỔI TẠI HÀ NỘI","authors":"N. Hà, Mạnh Cường Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10345","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10345","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Một số yếu tố liên quan với bệnh sâu răng của học sinh 6 tuổi tại Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 191 học sinh 6 tuổi (lớp 1), đang học tại Trường Tiểu học Khương Thượng - Đống Đa - Hà Nội. Kết quả: Lỗ sâu ở ngà nhận thấy khi khám có nguy cơ mắc sâu răng cao gấp 9,38 lần (OR; 95%CI: 9,38; 1,18-426,45); Đốm trắng đục trên mặt răng phát hiện được khi khám có nguy cơ mắc sâu răng cao gấp 10,72 lần (OR; 95%CI: 10,72; 1,51-463,66); Mảng bám nhiều thấy được trên răng sẽ làm tăng nguy cơ mắc sâu răng lên gấp 4,72 (OR; 95%CI: 4,72; 1,05-21,13); Răng có rãnh trũng sâu làm nguy cơ mắc sâu răng lên gấp 14,93 lần (OR; 95%CI: 14,93; 2,20-633,41); Không đánh răng với kem có fluor hàng ngày sẽ làm nguy cơ sâu răng tăng 8,88 lần (OR; 95%CI: 8,88; 1,12-70,13); Không dùng nước súc miệng fluor hàng ngày sẽ làm nguy cơ sâu răng tăng 3,32 lần (OR; 95%CI: 3,32; 0,94-11,65). Kết luận: Có rất nhiều yếu tố liên quan với bệnh sâu răng ở trẻ em","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"51 11","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141650426","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PEROXY HOÁ LIPID TRONG MÔ DA BỊ LÃO HOÁ QUANG BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA MÔ MIỄN DỊCH","authors":"Xuân Thành Nguyễn, Tài Thế Lê","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10392","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10392","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá sự tác động của ánh sáng tới quá trình peroxy hóa lipid mô da ở các điều kiện khác nhau bằng phương pháp hóa mô miễn dịch (HMMD) với hai marker MDA VÀ 4-HNE. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 09 mẫu da ở các điều kiện bằng phương pháp thực nghiệm (TN) trên mô hình chiếu sáng (CS) gây lão hoá quang với cường độ 1200 lux và 2500 lux (bước sóng 450nm đến 760nm) trong 350 ngày. Nhuộm HMMD các mẫu da nghiên cứu và xác định 2 dấu ấn MDA và 4-HNE trước và sau chiếu sáng. Đánh giá mức độ bộc lộ theo phương pháp định lượng hình thái (DLHT) lập thể theo tỷ lệ thể tích dấu ấn/thể tích mô da. Kết quả: Sau 350 ngày thí nghiệm thấy mức độ bộc lộ 2 dấu ấn MDA và 4-HNE đều tăng lên đáng kể theo cường độ CS từ mức 1200 lux (MDA: 5,69%, 4-HNE: 6,13%) đến mức 2500 lux (MDA: 10,95%, 4-HNE: 10,59%) so với lô chứng không CS (MDA: 5,44%, 4-HNE: 5,18%). Kết luận: Quá trình peroxy hoá lipid trong mô da nhanh và mạnh mẽ hơn do tác động của ánh sáng. Hai marker MDA và 4-HNE tăng lên đáng kể ở mô da bị lão hoá quang.","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"47 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141649968","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TIỀN GIANG","authors":"Thu Thảo Nguyễn, Quang Thành Đỗ, Thị Tú Quyên Bùi","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10423","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10423","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong toàn cầu, 1 tỷ người mắc, dự kiến tăng 1.5 tỷ vào năm 2025. Việt Nam có 25% dân số mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành là 47,3%. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Đánh giá tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Khoa Khám - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022; (2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Khoa Khám - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, đang điều trị tăng huyết áp ngoại trú tại Phòng khám Nội Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang. Kết quả: Tỉ lệ tuân thủ điều trị thuốc là 61%; Bệnh nhân nữ có tuân thủ cao gấp 2,2 lần so với nam; Bệnh nhân đã kết hôn sống cùng người thân có tuân thủ cao gấp 1,9 lần; Bệnh nhân mắc bệnh trên 5 năm có tuân thủ cao gấp 2,2 lần; Bệnh nhân nhận thông tin tư vấn chế độ điều trị có tuân thủ cao gấp 2,3 lần so với những người không nhận.","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"57 22","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141649535","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"THỰC TRẠNG STRESS CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2022","authors":"Thị Thu Hường Nguyễn, T. Hoàng","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10410","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10410","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả thực trạng stress ở điều dưỡng viên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 140 điều dưỡng viên đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương trong khoảng thời gian từ 16/5/2022 – 16/6/2022. Kết quả: Tỷ lệ stress chung của của điều dưỡng viên là 74,3 %. Nhóm tác nhân có tỷ lệ stress cao nhất là tác nhân liên quan đến yếu tố chứng kiến cơn đau, sự phản kháng của người bệnh khi thực hiện thủ thuật, yếu tố gây áp lực cao nhất trong nhóm này là việc thực hiện thủ thuật xâm lấn gây đau cho người bệnh. Nhóm tác nhân gây tỷ lệ stress thấp nhất là tác nhân liên quan đến yếu tố hỗ trợ từ lãnh đạo và đồng nghiệp. Kết luận: Tỷ lệ stress của điều dưỡng viên ở mức độ khá","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"57 6","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141649550","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Ích Trung Lý, Đăng Khoa Nguyễn, Hoàng Tài My Nguyễn, Thượng Nghĩa Nguyễn
{"title":"BÁO CÁO CA LÂM SÀNG: BÓC TÁCH ĐỘNG MẠCH VÀNH NGUYÊN PHÁT Ở SẢN PHỤ","authors":"Ích Trung Lý, Đăng Khoa Nguyễn, Hoàng Tài My Nguyễn, Thượng Nghĩa Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10353","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10353","url":null,"abstract":"Bóc tách động mạch vành nguyên phát là một nguyên nhân hiếm gặp gây nhồi máu cơ tim cấp và cho đến nay vẫn chưa có các hướng dẫn lâm sàng cụ thể điều trị bệnh lý này. Các bệnh nhân bóc tách động mạch vành nguyên phát thường trẻ tuổi, có thể liên quan đến thai kỳ và ít có các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường hay rối loạn mỡ máu. Điều trị nội khoa bảo tồn thường được lựa chọn cho các bệnh nhân có lâm sàng ổn định và không có tình trạng thiếu máu cơ tim hay rối loạn huyết động tiến triển trong khi can thiệp mạch vành chỉ đặt ra ở các đối tượng có tình trạng lâm sàng không ổn định. Chúng tôi báo cáo một tình huống được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp do bóc tách động mạch vành nguyên phát liên quan đến thai kỳ được điều trị thành công bằng can thiệp đặt stent mạch vành và thảo luận về cách điều trị cho những bệnh nhân này.","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"48 20","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141649949","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN VÚ TRIỆT CĂN CẢI BIÊN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103","authors":"Anh Hải Vũ, Văn Huy Lê","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10333","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10333","url":null,"abstract":"Nghiên cứu mô tả, tiến cứu nhằm mục tiêu nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật cắt tuyến vú triệt căn cải biên điều trị ung thư vú tại bệnh viện Quân y 103, thời gian từ tháng 01/2020 đến 06/2023. Kết quả: tuổi trung bình 53,4±1,7 (26-84), bệnh nhân còn kinh tỷ lệ 41,0%, mãn kinh 59,0%. Đa số trường hợp phát hiện bệnh do người bệnh tự sờ thấy khối u vú (chiếm 96,7%), vị trí khối thường gặp nhất là ¼ trên ngoài (tỷ lệ 59,0%). Trên siêu âm, khối u chủ yếu có phân độ Birads 4 và 5 (tỷ lệ 72,1 và 19,7%). Típ biểu mô ống xâm nhập chiếm chủ yếu (tỷ lệ 75,4%), phân nhóm lòng ống B có tỷ lệ cao nhất (58,3%). Phẫu thuật triệt căn cải biên an toàn, với kết quả trung hạn khả quan: thời gian phẫu thuật 101,6 ± 4,7 phút, nằm viện sau mổ 8,21 ± 0,49 ngày; số hạch vét trung bình 8,9 ± 0,6; biến chứng tỷ lệ 8,1%; tỷ lệ ổn định 1, 2 và 3 năm sau điều trị lần lượt là 100,0%, 94,4% và 81,8%. Kết luận: tự khám vú và siêu âm vú có vai trò quan trọng trong phát hiện khối u tuyến vú, ung thư vú. Phẫu thuật triệt căn cải biên điều trị ung thư vú an toàn, với kết quả trung hạn khả quan: tỷ lệ biến chứng thấp (8,1%), bệnh nhân ổn định sau phẫu thuật tỷ lệ cao (sau 1, 2 và 3 năm lần lượt là 100,0%, 94,4% và 81,8%).","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"57 14","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141649543","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ U XƠ CƠ TỬ CUNG BẰNG PHẦU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NAM ĐỊNH","authors":"Thị Hường Đào, Quang Tuấn Trần","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10340","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10340","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Nhận xét kết quả điều trị bằng phẫu thuật bệnh lý u xơ cơ tử cung tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định từ tháng 1/2023 đến tháng 6/2023. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang hồi cứu. Kết quả: Trong 199 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 20,6% số bệnh nhân được phẫu thuật nội soi; mổ mở chiếm 78,4% và 1% số bệnh nhân nội soi chuyển mổ mở. Cắt tử cung bán phần chiếm tỷ lệ chủ yếu 67,3%. Thời gian phẫu thuật trung bình của mổ mở là 58,8 ± 21,3 phút; thời gian phẫu thuật trung bình của mổ nội soi là 84,9 ± 28,5 phút. Thời gian nằm viện trung bình là 7,16 ± 0,54 ngày, chủ yếu bệnh nhân nằm viện dưới 7 ngày (95,5%). Có 95,5% số bệnh nhân phẫu thuật không có tai biến; 4,5% số trường hợp xảy ra tai biến bao gồm: chảy máu, nhiễm trùng, không liền mỏm cắt, tổn thương tạng tiết niệu, tiêu hóa. Kết luận: điều trị phẫu thuật bệnh lý u xơ cơ tử cung tại bệnh viện phụ sản Nam Định chủ yếu là cắt tử cung bán phần và mổ mở; phần lớn các trường hợp phẫu thuật không có tai biến và thời gian nằm viện dưới 7 ngày.","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"53 44","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141650045","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG PHỔI BỆNH NHÂN TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TẠI BỆNH VIỆN PHỔI THÁI NGUYÊN","authors":"Đắc Trung Phạm, H. Hoàng, Quý Thái Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10380","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10380","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang bệnh nhân TKMP tự phát và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đối tượng: Bệnh nhân TKMP tự phát tại bệnh viện Phổi Thái Nguyên từ 6/2022 – 6/2023. Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu: Toàn bộ, thu được 68 bệnh nhân. Chia BN thành hai nhóm TKMP tự phát nguyên phát, TKMP tự phát thứ phát. Chia kết quả điều trị là kết quả tốt và kết quả không tốt Xử lý số liệu bằng toán thống kê y học. Kết quả và bàn luận: Bệnh nhân 18-60 tuổi (64,71%), nam (80,88%), gầy yếu (16,18%), thừa cân (11,76%), tiền sử hút thuốc (79,41%), TKMP-TDMP (8,82%). X-quang TKMP khu trú (4,41%), TKMP trái (51,47%), phải (41,18%), cả hai phổi (7,35%). TKMP nhẹ (30,88%), nặng (11,76%). TKMP TPNP 43/68 (63,24%). Điều trị thành công (98,53%), có kết quả điều trị tốt (66,18%), tái phát 3/68 BN. Các yếu tố liên quan làm tăng khả năng có kết quả điều trị không tốt trên bệnh nhân TKMP tự phát: Tuổi>60 (OR=5,444), TKMP mức độ nặng (OR=7,588), TKMP+TPTP (OR=6,563). Hút thuốc và tiền sử TKMP-TDMP không làm tăng khả năng có kết quả điều trị không tốt. Kết luận: TKMP TPNP thường gặp trên nhóm bệnh nhân nam giới trong độ tuổi lao động và có tiền sử hút thuốc lá.. Tuổi >60, mức độ TKMP nặng, chẩn đoán muộn và TKMP TPTP là các yếu tố liên quan giúp tiên lượng khả năng có kết quả điều trị không tốt ở bệnh nhân TKMP tự phát.","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"30 8","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141650474","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SINH THIẾT TUYẾN TIỀN LIỆT QUA ĐƯỜNG TRỰC TRÀNG DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TẠI BỆNH VIỆN E","authors":"Minh Châu Nguyễn, Văn Sáng Nguyễn, Trí Long Vũ","doi":"10.51298/vmj.v540i2.10335","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i2.10335","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá sự an toàn và hiệu quả của kỹ thuật sinh thiết tuyến tiền liệt qua đường trực tràng dưới hướng dẫn siêu âm cho bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện E từ năm tháng 1/2023 - 12/2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 98 bệnh nhân nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt tại Bệnh viện E từ tháng 1/2023 - 12/2023. Kết quả: Nghiên cứu có 98 bệnh nhân, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 89 tuổi. Nhóm PSA > 10ng/ml có tỷ lệ ung thư cao nhất là 54,28%. Nhóm PIRADS 4, 5 có tỷ lệ ung thư lần lượt là 29,27, 83,78%. Các tai biến thường gặp là chảy máu qua miệng sáo chiếm 12,2%, chảy máu hậu môn – trực tràng chiếm 34,7%, không ghi nhận bệnh nhân có biến chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu sau sinh thiết. Mức độ đau theo thang điểm VAS ghi nhận tại thời điểm sinh thiết của các bệnh nhân đa số ở mức không đau (VAS 0 -1) và đau nhẹ (VAS 2-3) chiếm 71,43%. Kết luận: Sinh thiết tuyến tiền liệt qua đường trực tràng dưới hướng dẫn siêu âm là một kĩ thuật an toàn và hiệu quả cao.","PeriodicalId":478150,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"49 5","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141650677","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}