{"title":"CASE REPORT: RARE CASE OF PNEUMOCYTOMA","authors":"Van Giao Le, Dinh Hung Thieu","doi":"10.55046/vjrnm.03.1079.2023","DOIUrl":"https://doi.org/10.55046/vjrnm.03.1079.2023","url":null,"abstract":"Pulmonary sclerosing (Pneumocytoma) is a rare benign pulmonary tumor of primitive epithelial origin. Because of the unspecific radiological features mimicking malignancies and their histological heterogeneity, the differential diagnosis with adenocarcinoma and carcinoid tumors is still challenging. We report a case of sclerosing pneumocytoma, as well as a review of the literature. Immunohistochemical findings showed intense staining of the cuboidal epithelial cells for cytokeratin-pool and TTF-1, with focal positivity for progesterone receptors. Round and spindle cells expressed positivity for vimentin, TTF-1, and focally for the progesterone receptor. Since the pre- and intraoperative diagnosis should guide surgical decision-making, obtaining a sufficient specimen size to find representative material in the cell block is of paramount importance. This overview highlights what physicians need to know regarding clinical manifestations, radiological and histological features as well as recent advances in immunohistochemistry in the diagnosis of this disease.","PeriodicalId":310894,"journal":{"name":"Vietnamese Journal of Radiology and Nuclear Medicine","volume":"48 3-4","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-01-03","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140514724","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"GIÁ TRỊ KẾT HỢP CỦA SIÊU ÂM ĐÀN HỒI SÓNG BIẾN DẠNG VÀ CHỌC HÚT TẾ BÀO BẰNG KIM NHỎ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ","authors":"Minh Huy Nguyễn, Phước Bảo Quân Nguyễn","doi":"10.55046/vjrnm.51.919.2023","DOIUrl":"https://doi.org/10.55046/vjrnm.51.919.2023","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm 2D và đàn hồi sóng biến dạng (SWE) u vú. Xác định giá trị kết hợp của siêu âm SWE và chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNAC) trong chẩn đoán ung thư vú. \u0000Đối tượng và phương pháp: 79 bệnh nhân nữ có u tuyến vú được siêu âm 2D và SWE, đo vận tốc sóng biến dạng (SWV) trong u và ngoại vi u, phân loại theo ACR-BIRADS 2013. Bệnh nhân được FNAC dưới hướng dẫn siêu âm và sinh thiết mô bệnh học sau phẫu thuật bóc u. Đối chiếu kết quả siêu âm 2D, SWE và FNAC với kết quả mô bệnh học sau phẫu thuật để xác định giá trị kết hợp của siêu âm SWE và FNAC trong chẩn đoán ung thư vú. \u0000Kết quả: Trong 79 bệnh nhân có 37 u vú lành tính, 42 u vú ác tính. SWV trung bình u vú ác tính cao hơn u vú lành tính (p < 0,01). Điểm cắt SWV trong chẩn đoán ung thư vú tại ngoại vi u: 2,25 m/s; trong u: 5,1 m/s. Siêu âm SWE kết hợp FNAC có giá trị cao trong chẩn đoán ung thư vú với Se = 97,6%, Sp = 94,6%, Acc = 96,2%, PPV = 95,3%, NPV = 97,2%, độ phù hợp cao với kết quả mô bệnh học sau phẫu thuật Kappa = 0,924.","PeriodicalId":310894,"journal":{"name":"Vietnamese Journal of Radiology and Nuclear Medicine","volume":"1 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-26","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"128518309","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Quang Tiệp Vũ, Quốc Dũng Nguyễn, Tâm Long Nguyễn, Thị Minh Thu Tăng
{"title":"ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHỌC HÚT MÁU TỤ NỘI SỌ TRÊN LỀU TỰ PHÁT DƯỚI ĐỊNH VỊ KHÔNG KHUNG VÀ CẮT LỚP VI TÍNH","authors":"Quang Tiệp Vũ, Quốc Dũng Nguyễn, Tâm Long Nguyễn, Thị Minh Thu Tăng","doi":"10.55046/vjrnm.51.916.2023","DOIUrl":"https://doi.org/10.55046/vjrnm.51.916.2023","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá kết quả chọc hút máu tụ nội sọ trên lều tự phát dưới định vị không khung và cắt lớp vi tính. \u0000Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 55 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định máu tụ nội sọ (MTNS) tự phát bằng chụp cắt lớp vi tính (CLVT) từ 05/2017 đến 04/2022 tại Bệnh viện TƯQĐ 108. \u0000Kết quả: Tỷ lệ thể tích trung bình của khối máu tụ còn lại là 26,24% sau khi rút dẫn lưu trung bình 2-3 ngày tương ứng. Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thể tích máu tụ còn lại sau khi rút dẫn lưu. Kết quả thuận lợi của 1 tháng với GOS 4 hoặc 5 tốt hơn đáng kể ở nhóm có thể tích máu tụ giảm trên 60% so với thể tích máu tụ ban đầu (p=0.047), mặc dù vậy không có sự khác biệt đáng kể ở thời điểm sau chọc hút 6 tháng. Yếu tố có mối tương quan đáng kể với kết cục thuận lợi sau chọc hút 6 tháng là tỷ lệ thể tích khối máu tụ cuối cùng sau khi dẫn lưu (p=0,016). Thể tích máu tụ cuối cùng ≤ 15ml có tương quan với kết cục thần kinh thuận lợi sau 01 tháng và 06 tháng (p = 0,001 và 0,038). \u0000Kết luận: Không có sự khác biệt về thể tích khối máu tụ còn lại cuối cùng và kết cục thần kinh sau 06 tháng tùy theo thời gian chọc hút chọc hút khối máu tụ. Thể tích máu tụ cuối cùng ≤ 15ml có mối tương quan với kết cục thần kinh thuận lợi sau 01 và 06 tháng. Nghiên cứu này chỉ ra rằng nhằm giảm thiểu di chứng cho BN MTNS tự phát thì thể tích máu tụ cuối cùng sau chọc hút nên còn lại ≤ 15ml.","PeriodicalId":310894,"journal":{"name":"Vietnamese Journal of Radiology and Nuclear Medicine","volume":"65 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"115713606","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thị Thanh Hương Bùi, Xuân Thức Nguyễn, Võ Công Nguyên Đỗ, Bá Hồng Phong Lê
{"title":"THOÁT VỊ NỘI SAU MỔ CẮT ĐOẠN DẠ DÀY: BÁO CÁO 2 TRƯỜNG HỢP VÀ TỔNG QUAN Y VĂN","authors":"Thị Thanh Hương Bùi, Xuân Thức Nguyễn, Võ Công Nguyên Đỗ, Bá Hồng Phong Lê","doi":"10.55046/vjrnm.51.925.2023","DOIUrl":"https://doi.org/10.55046/vjrnm.51.925.2023","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Thoát vị nội sau mổ cắt đoạn dạ dày là bệnh lý hiếm gặp, khó chẩn đoán do các triệu chứng không điển hình, tuy nhiên đây là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa cần được chẩn đoán sớm. Hiện nay, cắt lớp vi tính (CT) là phương tiện hình ảnh ưu thế nhất giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý này. \u0000Trường hợp: Chúng tôi mô tả 2 trường hợp biến chứng thoát vị nội sau mổ cắt đoạn dạ dày nhập viện Thống Nhất- TP Hồ Chí Minh. Các bệnh nhân được chụp CT trước mổ và chẩn đoán xác định sau mổ là thoát vị nội, bao gồm thoát vị Peterson và thoát vị JJ qua lỗ khuyết mạc treo ruột non. \u0000Kết quả: Hình ảnh dấu dòng xoáy ở mạc treo kết hợp hình ảnh tắc ruột non có độ nhạy và chính xác cao trong chẩn đoán thoát vị nội sau mổ cắt dạ dày. Hình ảnh “bánh sandwich” một quai ruột chui vào nằm giữa đại tràng ngang và quai nối dạ dàyhỗng tràng là dấu hiệu gợi ý thoát vị Peterson. Hình ảnh lỗ thoát vị nằm sát miệng nối hỗng tràng-hỗng tràng và miệng nối bị đẩy lệch sang phải là dấu hiệu gợi ý thoát vị J-J qua lỗ mạc treo. \u0000Kết luận: CT là phương tiện hình ảnh hữu ích có thể giúp chẩn đoán chính xác biến chứng thoát vị nội sau mổ cắt đoạn dạ dày","PeriodicalId":310894,"journal":{"name":"Vietnamese Journal of Radiology and Nuclear Medicine","volume":"18 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"115101007","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Trọng Huy Vũ, Minh Thông Phạm, Văn Khảng Lê, H. Trịnh
{"title":"GIÁ TRỊ CỘNG HƯỞNG TỪ XÓA NỀN 3.0 TESLA ĐÁNH GIÁ TĂNG SINH MẠCH Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN SAU TACE","authors":"Trọng Huy Vũ, Minh Thông Phạm, Văn Khảng Lê, H. Trịnh","doi":"10.55046/vjrnm.51.915.2023","DOIUrl":"https://doi.org/10.55046/vjrnm.51.915.2023","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị cộng hưởng từ xóa nền 3.0 Tesla đánh giá tăng sinh mạch ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan sau TACE có đối chiếu với chụp DSA. \u0000Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu được thực hiện trên 40 bệnh nhân u gan được chẩn đoán xác định là ung thư biểu mô tế bào gan và điều trị bằng TACE, đồng thời được chụp cộng hưởng từ xóa nền 3.0 Tesla từ 6/2021 đến tháng 6/2022 tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Việt Nam. \u0000Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi gồm 40 bệnh nhân với 57 khối u được đánh giá tăng sinh mạch trên CHT có so sánh với kết quả chụp ĐMG, kết quả chẩn đoán của CHT xóa nền với: độ nhạy 100%; độ đặc hiệu 100%; PPV 100%; NPV 100% ; trong khi đó CHT động học là 90,9%; 69,2%; 90,9%; 69,2%; chuỗi xung DWI là 97,7%; 61,5%; 89,6%; 88,9%. Như vậy cho thấy CHT xóa nền có sự gia tăng đáng kể về độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê rất lớn với p< 0,01. \u0000Kết luận: CHT động học và chuỗi xung DWI có giá trị tốt trong chẩn đoán khối u tăng sinh mạch sau TACE, tuy nhiên giá trị tăng lên rõ rệt nhờ CHT xóa nền, đặc biệt ở các tổn thương có tín hiệu cao trước khi sử dụng thuốc tương phản với độ nhạy 100%; độ đặc hiệu 100%; PPV 100%; NPV 100% (tương đương với chụp DSA). Vì vậy, cần thêm CHT xóa nền vào trong quy trình chụp CHT trong quá trình theo dõi sau TACE","PeriodicalId":310894,"journal":{"name":"Vietnamese Journal of Radiology and Nuclear Medicine","volume":"10 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"127025476","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thị Minh Thảo Ngô, Thị Thu Thảo Nguyễn, Đức Huy Trần, H. Trịnh, Văn Khảng Lê
{"title":"BÁO CÁO CA LÂM SÀNG: TĂNG SẢN THỂ NỐT KHU TRÚ GAN SAU HÓA CHẤT ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY","authors":"Thị Minh Thảo Ngô, Thị Thu Thảo Nguyễn, Đức Huy Trần, H. Trịnh, Văn Khảng Lê","doi":"10.55046/vjrnm.51.930.2023","DOIUrl":"https://doi.org/10.55046/vjrnm.51.930.2023","url":null,"abstract":"Tổn thương gan do hóa chất điều trị ung thư có thể biểu hiện lan tỏa hoặc khu trú. Tổn thương dạng tăng sản thể nốt khu trú tại gan (FNH – like nodule) là tổn thương lành tính cần phải phân biệt với thứ phát bởi vì điều này ảnh hưởng đến các can thiệp hay điều trị sau đó. Cơ chế chính của sự xuất hiện các nốt này là do sự biến đổi mạch máu ở gan do Oxaliplatin và được gọi là hội chứng tắc nghẽn xoang sinousoid. Trong bài báo này, chúng tôi xin trình bày ca lâm sàng bệnh nhân xuất hiện các nốt dạng FNH sau điều trị ung thư biểu mô tuyến dạ dày và hóa chất với phác đồ XELOC (phác đồ có chứa Oxaliplatin).","PeriodicalId":310894,"journal":{"name":"Vietnamese Journal of Radiology and Nuclear Medicine","volume":"91 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"122094819","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"KHẢO SÁT VỊ TRÍ LỖ THÔNG XOANG BƯỚM Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH","authors":"Thanh Ngọc Lâm, Thị Phượng Dương, Thái Hưng Phạm","doi":"10.55046/vjrnm.51.923.2023","DOIUrl":"https://doi.org/10.55046/vjrnm.51.923.2023","url":null,"abstract":"Giới thiệu: Xoang bướm được bao quanh bởi nhiều cấu trúc mạch máu, thần kinh quan trọng. Lỗ thông xoang bướm (LTXB) là nơi an toàn nhất để đưa dụng cụ phẫu thuật vào trong xoang, tránh tổn thương các cấu trúc lân cận. Đánh giá tương quan vị trí LTXB với các cấu trúc xung quanh là cần thiết cho sự an toàn và hiệu quả của quá trình phẫu thuật nội soi. \u0000Mục tiêu: Khảo sát khoảng cách từ LTXB đến một số mốc giải phẫu xung quanh bằng cắt lớp vi tính (CLVT). Khảo sát sự ảnh hưởng của tế bào sàng bướm, các dạng khí hóa của xoang bướm đến vị trí LTXB. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 162 bệnh nhân được chụp CLVT mũi xoang tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Hình ảnh được tái tạo và đo đạc bằng phần mềm tái tạo đa mặt phẳng của hệ thống PACS Carestream. \u0000 Kết quả: Khoảng cách từ LTXB đến thành bên là 9,1 ± 1,8 mm; khoảng cách này ở nhóm khí hóa loại III dài hơn so với loại II, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Khoảng cách từ LTXB đến đường giữa là 4,1 ± 1,8 mm, mức độ khí hóa sang bên không ảnh hưởng đến khoảng cách này (p = 0,68). Khoảng cách từ LTXB đến trần xoang là 7,9 ± 2,9 mm; khoảng cách này ở nhóm có tế bào Onodi ngắn hơn so với nhóm không có, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); tuy nhiên không có khác biệt về khoảng cách này ở nhóm khí hóa tại yên bướm và sau yên bướm (p = 0,696). Khoảng cách trung bình từ LTXB đến cửa mũi sau là 12,9 ± 3,5 mm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có và không có tế bào Onodi cũng như giữa nhóm khí hóa tại yên bướm và sau yên bướm (p lần lượt là 0,19 và 0,96). Khoảng cách từ LTXB đến gai mũi trước là 65,2 ± 4,5 mm và đến thành sau xoang bướm là 12,8 ± 2,7 mm. Góc hợp bởi đường thẳng nối LTXB – gai mũi trước và sàn mũi là 33,5 ± 3,5 độ. Kết luận: Nghiên cứu xác định vị trí LTXB so với một số mốc giải phẫu xung quanh, đồng thời khảo sát sự ảnh hưởng của tế bào sàng bướm và các mức độ khí hóa đến vị trí LTXB bằng hình ảnh CT scan, góp phần đưa ra cái nhìn tổng quan về vị LTXB cho các nhà lâm sàng.","PeriodicalId":310894,"journal":{"name":"Vietnamese Journal of Radiology and Nuclear Medicine","volume":"16 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"115320541","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH 256 DÃY TRONG ĐÁNH GIÁ GIẢI PHẪU MẠCH MÁU THẬN ĐOẠN NGOÀI THẬN Ở NGƯỜI SỐNG HIẾN THẬN","authors":"Trung Nghĩa Bùi, Duy Huề Nguyễn","doi":"10.55046/vjrnm.51.917.2023","DOIUrl":"https://doi.org/10.55046/vjrnm.51.917.2023","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của mạch máu thận đoạn ngoài thận ở người sống hiến thận trên máy CLVT 256 dãy, Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang 202 người sống hiến thận được chụp CLVT 256 dãy và phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức từ 1/1/2021 đến 30/6/2022. Kết quả: Động mạch thận hai bên hầu hết có nguyên ủy ngang mức thân đôt sống L1 và đĩa đệm L1/2, ĐM thận phải có nguyên ủy cao hơn ĐM thận trái. Tỷ lệ có 1 ĐM thận bên phải có 84.7%, bên trái có 80.2%. Đường kính trung bình động mạch thận phải 5.8± 0,93mm, trái 5,95±0,84mm . Chiều dài trung bình động mạch thận phải 33.9 ± 13.5 mm, động mạch trái 27.8± 10,1mm. Phân nhánh sớm bên phải 5.9%, bên trái 10.4% .Tỷ lệ tĩnh mạch thận phụ bên phải gặp nhiều hơn ở bên trái. Bất thường đường đi tĩnh mạch thận gặp các dạng đi sau động mạch chủ, 2 TM thận trái ôm quanh ĐMCB. Khả năng phát hiện động mạch thận phụ, phân nhánh sớm, biến thể tĩnh mạch, bất thường đường đi có độ nhạy, đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính cao khi đối chiếu với phẫu thuật mở lấy thận ghép. Kết luận: CLVT 256 dãy rất có giá trị trong đánh giá giải phẫu, biến thể, bất thường động mạch, tĩnh mạch thận đoạn ngoài thận ở người cho sống. Đóng vai trò quan trọng trong phẫu thuật ghép thận, giúp các nhà phẫu thuật có bản đồ chi tiết về hệ mạch máu để có kế hoạch lựa chọn thận ghép, cách phẫu thuật lấy thận, xử lý mạch ghép, góp phần thành công ghép thận.","PeriodicalId":310894,"journal":{"name":"Vietnamese Journal of Radiology and Nuclear Medicine","volume":"16 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"127495636","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN GIỮA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 640 LÁT CẮT VÀ CHỤP MẠCH SỐ HÓA XÓA NỀN TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH VÀNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC ĐÀ NẴNG","authors":"Như Tú Trần, Thị Hồng Giang Lê, Hữu Xuân Nguyễn","doi":"10.55046/vjrnm.51.920.2023","DOIUrl":"https://doi.org/10.55046/vjrnm.51.920.2023","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả hình ảnh động mạch vành bằng chụp cắt lớp vi tính. Xác định giá trị chụp cắt lớp vi tính 640 lát cắt ở những trường hợp có chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) trong chẩn đoán bệnh lý mạch vành. Lưu ý: chỉ 42 thường hơp có đối chiếu DSA. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, 310 trường hợp chụp mạch vành bằng máy cắt lớp vi tính đa lớp cắt Toshiba Aquilion One tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Đà Nẵng từ ngày 1.1.2019 đến 30.8.2021, Trong đó 42 trường hợp đối chiếu với chụp mạch vành bằng ống thông với máy xoá nền kỹ thuật số (chụp động mạch vành qua da) sau đó. Kết quả: Độ tuổi trung bình khoảng 59,5±12,5; nam gần gấp 3 lần nữ; nhịp tim trung bình khoảng 68,28±18,67 lần/phút. Vôi hóa động mạch vành chủ yếu ở mức độ nhẹ, phân bố trên tất cả các nhánh động mạch. Động mạch liên thất trước chiếm tỉ lệ vôi hóa nhiều nhất trên 50% và cũng là nhánh có nhiều vị trí hẹp nhất. Vị trí hẹp hay gặp nhất ở các nhánh động mạch vành là ở đoạn gần và mức độ hẹp nhẹ hay gặp nhất. Giá trị đánh giá hẹp các nhánh động mạch vành giữa chụp cắt lớp vi tính và chụp động mạch vành qua da. \u0000 \u0000Kết luận: Hình ảnh động mạch vành bằng chụp cắt lớp vi tính:- Vôi hóa động mạch vành chủ yếu ở mức độ nhẹ, phân bố trên tất cả các nhánh động mạch. \u0000- Động mạch liên thất trước chiếm tỉ lệ vôi hóa nhiều nhất > 50% và cũng là nhánh có nhiều vị trí hẹp nhất. \u0000- Vị trí hẹp hay gặp nhất ở các nhánh động mạch vành là ở đoạn gần và mức độ hẹp nhẹ hay gặp nhất. Giá trị chụp động mạch vành bằng cắt lớp vi tính và chụp động mạch vành qua da: \u0000- Đánh giá hình ảnh bình thường, bất thường đường đi, biến thể giải phẫu cũng như vị trí và mức độ hẹp. Giá trị đánh giá mức độ hẹp động mạch vành giữa chụp cắt lớp vi tính và chụp động mạch vành qua da: có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao.","PeriodicalId":310894,"journal":{"name":"Vietnamese Journal of Radiology and Nuclear Medicine","volume":"148 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"123465078","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"BÁO CÁO CA BỆNH: SINH THIẾT U PHỔI DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM","authors":"Ngọc Tuấn Nguyễn, Quốc Dũng Nguyễn","doi":"10.55046/vjrnm.51.931.2023","DOIUrl":"https://doi.org/10.55046/vjrnm.51.931.2023","url":null,"abstract":"Sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của siêu âm được chỉ định với khối tổn thương phổi hoặc trung thất nằm ở ngoại vi tiếp giáp với bề mặt thành ngực – màng phổi và các tổn thương tại màng phổi. Trong một số ít trường hợp, việc sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm không hề dễ: Chúng tôi xin trình bày 1 ca bệnh mà khối u ở phía trước xương vai","PeriodicalId":310894,"journal":{"name":"Vietnamese Journal of Radiology and Nuclear Medicine","volume":"2011 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"125635453","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}