{"title":"Độc tính cấp và bán trường diễn của viên nang cứng từ bài thuốc “Dạ dày HĐ” trên thực nghiệm","authors":"Nghiêm Thị Thanh Hường, Nguyễn Thị Hồng Tú","doi":"10.52852/tcncyh.v174i1.2159","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v174i1.2159","url":null,"abstract":"Nghiên cứu nhằm đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn của viên nang cứng từ bài thuốc “Dạ dày HĐ” trên thực nghiệm. Nghiên cứu độc tính cấp của viên nang trên chuột nhắt bằng phương pháp Litchfield – Wilcoxon. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn của viên nang trên chuột cống trắng theo hướng dẫn của WHO. Kết quả nghiên cứu cho thấy với liều cao nhất (liều 45,0 g/kg thể trọng chuột - gấp 51 lần liều dự kiến dùng trên lâm sàng) không xác định được liều gây chết 50% số động vật thí nghiệm (LD50) của viên nang cứng. Viên nang cứng từ bài thuốc “Dạ dày HĐ” không gây độc tính bán trường diễn trên chuột cống trắng với liều tương đương lâm sàng (0,48 g/kg thể trọng chuột/ngày) và liều gấp 3 liều lâm sàng (1,44 g/kg thể trọng chuột/ngày) trong 12 tuần liên tục uống thuốc. Tất cả các chỉ số theo dõi về tình trạng chung, cân nặng, chức năng tạo máu, chức năng gan, chức năng thận đều nằm trong giới hạn bình thường, mô bệnh học gan, thận không có sự khác biệt rõ rệt so với lô chứng (p > 0,05).","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"7 3","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-02-27","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140424657","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Tác dụng bảo vệ gan của viên nang Gydenphy trên mô hình gây tổn thương gan cấp bằng paracetamol ở chuột nhắt trắng","authors":"Lê Hồng Phú, Trịnh Thị Vân Anh, Trần Thanh Tùng","doi":"10.52852/tcncyh.v174i1.2183","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v174i1.2183","url":null,"abstract":"Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ gan của viên nang Gydenphy có thành phần gồm quả me rừng, giảo cổ lam và thạch hộc tía trên mô hình chuột nhắt trắng gây tổn thương gan cấp bằng paracetamol. Chuột được cho uống sản phẩm nghiên cứu viên nang Gydenphy liều 576 mg/kg/ngày và liều 1152 mg/kg/ngày hoặc uống thuốc đối chứng silymarin liều 70 mg/kg/ngày hoặc uống nước cất liên tục trong 8 ngày. Đến ngày thứ 8, sau 1 giờ khi uống thuốc thử, tiến hành gây tổn thương tế bào gan bằng paracetamol liều 400 mg/kg. Các chỉ số đánh giá gồm có trọng lượng gan tương đối, hoạt độ AST, ALT trong huyết thanh chuột, hàm lượng malondialdehyd (MDA) và hàm lượng glutathion (GSH) trong dịch đồng thể gan, đồng thời đánh giá vi thể gan chuột. Kết quả nghiên cứu cho thấy Gydenphy cả 2 liều 576 mg/kg/ngày và 1152 mg/kg/ngày đều thể hiện tác dụng bảo vệ gan trên mô hình chuột nhắt trắng gây viêm gan cấp bằng paracetamol.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"1 5","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-02-27","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140425278","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Độc tính cấp và bán trường diễn của bộ sản phẩm thực phẩm chức năng ageLOC TR90 trên thực nghiệm","authors":"Vũ Minh Hoàn, Nguyễn Thị Hồng Tú","doi":"10.52852/tcncyh.v174i1.2185","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v174i1.2185","url":null,"abstract":"Nghiên cứu nhằm xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của bộ sản phẩm thực phẩm chức năng ageLOC TR90 trên thực nghiệm. Nghiên cứu độc tính cấp trên chuột nhắt chủng Swiss bằng phương pháp Litchfield - Wilcoxon. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn trên chuột cống trắng chủng Wistar theo hướng dẫn của WHO. Kết quả nghiên cứu cho thấy với liều cao nhất chuột có thể dung nạp được (liều 50,0 g/kg thể trọng chuột - gấp 2,89 lần liều dùng dự kiến trên người) không xác định được liều gây chết 50% số động vật thí nghiệm (LD50). Bộ sản phẩm thực phẩm chức năng ageLOC TR90 không gây độc tính bán trường diễn trên chuột cống trắng với liều 8,38 g/kg thể trọng chuột/ngày (liều tương đương liều lâm sàng) và liều 25,14 g/kg thể trọng chuột/ngày (liều gấp 3 liều lâm sàng) trong 90 ngày liên tục uống thuốc. Tất cả các chỉ số theo dõi về tình trạng chung, cân nặng, chức năng tạo máu, chức năng gan, chức năng thận đều nằm trong giới hạn bình thường, mô bệnh học gan, thận không có sự khác biệt so với lô chứng.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"16 6","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-02-27","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140425853","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Kiều Đình Hùng, Đặng Thị Mỹ Dung, Lê Thị Huyền Trang, N. Hoa, Phạm Thị Thùy Trang
{"title":"Nghiên cứu tình trạng đột biến gen IDH1 trên bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm","authors":"Kiều Đình Hùng, Đặng Thị Mỹ Dung, Lê Thị Huyền Trang, N. Hoa, Phạm Thị Thùy Trang","doi":"10.52852/tcncyh.v174i1.2146","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v174i1.2146","url":null,"abstract":"Đột biến gen IDH1 được coi như một dấu ấn sinh học phân tử, đóng một vai trò quan trọng trong tiên lượng đối với bệnh nhân mắc u nguyên bào thần kinh đệm hiện nay. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu được thực hiện trên 129 bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm được phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ năm 2017 đến năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy đột biến gen IDH1 gặp ở 15/129 bệnh nhân (11,6%) và đều là đột biến dị hợp, đột biến điểm dạng G395A (R132H); tình trạng đột biến gen IDH1 và nhóm tuổi (< 65 tuổi và ≥ 65 tuổi) có mối liên quan với thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm (p < 0,05).","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"10 5","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-02-27","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140426597","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Kết quả của phương pháp nhĩ áp kết hợp PPIs trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản","authors":"Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Ngọc Linh","doi":"10.52852/tcncyh.v174i1.1948","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v174i1.1948","url":null,"abstract":"Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá kết quả điều trị của phương pháp nhĩ áp (sử dụng hạt Vương bất lưu hành) kết hợp PPIs trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có nhóm đối chứng, so sánh kết quả trước và sau can thiệp. 60 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản được chia thành hai nhóm đảm bảo tương đồng về tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, mức độ trào ngược theo thang điểm GERD-Q. Nhóm nghiên cứu được dán hạt vương bất lưu hành kết hợp uống Lomec (Omeprazol) liều 20 mg/ngày, nhóm đối chứng được dùng Lomec (Omeprazol) liều 40 mg/ ngày, thời gian điều trị 30 ngày. Kết quả cho thấy điểm trung bình các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản và điểm trung bình GERD - Q của hai nhóm đều giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p < 0,05) và không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p > 0,05).","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"16 7","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-02-27","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140427707","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"So sánh kết quả và biến chứng sớm của mở khí quản nong qua da được hỗ trợ bằng siêu âm với hỗ trợ bằng nội soi phế quản ống mềm","authors":"Nguyễn Ngọc Khánh Huyền, Nguyễn Toàn Thắng","doi":"10.52852/tcncyh.v174i1.2127","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v174i1.2127","url":null,"abstract":"Mở khí quản nong qua da (PDT) ngày càng phổ biến tại các đơn vị hồi sức tích cực do tính an toàn và tiện lợi của kỹ thuật. Nghiên cứu can thiệp, ngẫu nhiên trên tại Trung tâm Gây mê hồi sức, Bệnh viện Bạch Mai năm 2023 nhằm so sánh kết quả, ảnh hưởng trên tim mạch và một số biến chứng sớm giữa hai phương pháp mở khí quản (MKQ) nong qua da dưới hướng dẫn siêu âm và dưới hướng dẫn của nội soi phế quản ống mềm. Có 60 bệnh nhân có chỉ định MKQ được chia thành 2 nhóm. Kết quả cho thấy tỉ lệ MKQ thành công là 100% ở cả hai nhóm. Thời gian MKQ ở nhóm US-PDT và nhóm BS-PDT tương ứng là 4 phút và 4,3 phút (p > 0,05). Nhóm US-PDT có nhu cầu dùng an thần thấp hơn, dao động mạch, huyết áp ít hơn so với nhóm BS-PDT (p < 0,05). Tỉ lệ biến chứng chảy máu nhỏ tương đương nhau giữa hai nhóm (6,7 % và 16,7%, p > 0,05). Không gặp biến chứng gần nguy hiểm trong quá trình MKQ. Kết luận: PDT thành công ở tất cả bệnh nhân với sự hỗ trợ của siêu âm hoặc nội soi ống mềm. Các biến chứng sớm ít gặp và tương đương giữa hai nhóm. Tuy nhiên, hỗ trợ siêu âm có xu hướng ít ảnh hưởng đến tần số tim và huyết áp hơn nội soi phế quản ống mềm.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"56 6","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-02-27","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140427739","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus ở trẻ sơ sinh","authors":"Lê Đức Quang, N. Nga","doi":"10.52852/tcncyh.v170i9.1879","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v170i9.1879","url":null,"abstract":"Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của tình trạng nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus (S.aureus) ở trẻ sơ sinh tại Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01/2022 đến tháng 06/2023. Trong 38 trẻ sơ sinh, tỷ lệ nhập viện chủ yếu là bú kém (78,9%), sốt (76,3%), và li bì (34,2%). Biểu hiện hô hấp chiếm 71,1%, đa số là thở nhanh (44,7%) và rales ẩm (44,7%). Tỷ lệ bạch cầu ≥ 20 G/L (39,5%), < 5 G/L (10,6%), giảm bạch cầu hạt < 1,5 G/L (7,8%), giảm tiểu cầu < 150 G/L (18,8%), CRP ≥ 15 mg/l (78,9%). Tổn thương X-quang đa dạng như nốt mờ (73,6%), đông đặc (39,5%), tràn dịch màng phổi (21,1%), tràn khí màng phổi (15,8%), bóng khí (7,8%). Có 25/38 (65,8%) bệnh nhân cấy máu dương tính đơn độc, 13/38 (34,2%) kết hợp thêm vị trí khác. S. aureus còn nhạy cảm với nhiều kháng sinh như vancomycin (100%), linezolid (100%), ciprofloxacin (92,1%), levofloxacin (92,1%). Thời gian điều trị trung bình 21,2 ± 11,8 ngày, tỷ lệ tử vong là 13,2%. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn huyết do S.aureus đa dạng, thường gặp tại cơ quan hô hấp. Mặc dù còn nhạy cảm với nhiều kháng sinh, nhiều trường hợp không đáp ứng với điều trị dẫn đến tỷ lệ tử vong còn cao. Điều này đòi hỏi cải thiện trong công tác chẩn đoán sớm và điều trị bệnh kịp thời.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"11 15","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-01-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139529166","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Đào Việt Phương, Phạm Thùy Linh, Mai Duy Tôn, Nguyễn Ngọc Anh Tuấn, Phạm Quang Thọ
{"title":"Một số yếu tố liên quan đến chuyển dạng chảy máu ở bệnh nhân lấy huyết khối hệ tuần hoàn não trước","authors":"Đào Việt Phương, Phạm Thùy Linh, Mai Duy Tôn, Nguyễn Ngọc Anh Tuấn, Phạm Quang Thọ","doi":"10.52852/tcncyh.v170i9.1867","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v170i9.1867","url":null,"abstract":"Chuyển dạng chảy máu là một biến chứng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến kết cục lâm sàng và tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân nhồi máu não đặc biệt là bệnh nhân nhồi máu não được can thiệp lấy huyết khối cơ học. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định một số yếu tố liên quan đến chuyển dạng chảy máu ở bệnh nhân lấy huyết khối cơ học do nhồi máu hệ tuần hoàn não trước. Phương pháp nghiên cứu là mô tả hồi cứu trên 84 bệnh nhân nhồi máu não cấp hệ tuần hoàn não trước được lấy huyết khối tại Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai, thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2022 đến hết tháng 07/2023. Kết quả trong 84 bệnh nhân nghiên cứu, có 41,7% bệnh nhân chuyển dạng chảy máu, trong đó 16,7% bệnh nhân chuyển dạng chảy máu có triệu chứng. Một số yếu tố liên quan đến chuyển dạng chảy máu ở bệnh nhân lấy huyết khối cơ học là tiền sử rung nhĩ, căn nguyên tim, ASPECTS thấp < 7, chỉ số bạch cầu máu và phần trăm bạch cầu đa nhân trung tính cao.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":" 9","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-01-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139622588","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"So sánh hiệu quả của đặt cathter tĩnh mạch thân cánh tay đầu và tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng dẫn của siêu âm ở trẻ ≤ 10 kg","authors":"Tạ Anh Tuấn, Ngô Tiến Đông, Thiều Quang Quân","doi":"10.52852/tcncyh.v170i9.1875","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v170i9.1875","url":null,"abstract":"Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm qua đường cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm được tiếp cận rộng rãi, gần đây đặt catheter qua tĩnh mạch thân cánh tay đầu dưới hướng dẫn của siêu âm cho thấy tính khả thi và an toàn. Mục tiêu: so sánh hiệu quả đặt catheter tĩnh mạch thân cánh tay đầu và tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng dẫn của siêu âm ở trẻ ≤ 10kg. Phân tích mô tả, tiến cứu trên 153 bệnh nhân (92 bênh nhân đặt catheter tĩnh mạch thân cánh tay đầu, 61 bệnh nhân đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong) với 192 lần đặt catheter tĩnh mạch trung tâm (116 lần đặt tĩnh mạch thân cánh tay đầu, 76 lần đặt tĩnh mạch cảnh trong). Tuổi trung bình 4,5 (2 - 8,5) tháng, cân nặng 6 (4 - 8) kg - trung vị (IQR), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê đối với tuổi, cân nặng, giới tính, điểm PRISM III, DIC, giữa hai nhóm. Tỷ lệ thành công chung của thủ thuật đặt catrheter tĩnh mạch trung tâm 95,8%, tỷ lệ chọc kim lần đầu thành công của đặt catheter tĩnh mạch trung tâm 75,5%, tỷ lệ biến chứng 17,2%. Tỷ lệ thành công ở lần chọc kim đầu tiên của nhóm tĩnh mạch thân cánh tay đầu cao hơn 2,6 lần so với nhóm tĩnh mạch cảnh trong, khác biệt có ý nghĩa thống kê (95%CI: 1,3 - 5,2; p < 0,01), số lần chọc kim nhóm tĩnh mạch thân cánh tay đầu thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm tĩnh mạch cảnh trong [1 (1-1) vs 1 (1-2)- trung vị (IQR), p = 0,01]. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian đặt [330 (261,5 - 402,5) giây vs 352 (267,5 - 521,3) giây- trung vị (IQR), p = 0,13]; về tỉ lệ biến chứng (15,5% vs 19,7%, p = 0,6) giữa hai nhóm. Kết luận: Đặt catheter tĩnh mạch thân cánh tay đầu tăng tỷ lệ thành công ở lần chọc kim đầu tiên, giảm số lần chọc kim so với đường tĩnh mạch cảnh trong, không có sự khác biệt về biến chứng.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":" 13","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-01-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139622754","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Phạm Thành Luân, Nguyễn Hữu Đức Anh, Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Bích Diệp, Lê Minh Giang
{"title":"Thực trạng trầm cảm, lo âu và rối loạn giấc ngủ ở người bệnh COVID-19 điều trị tại Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19","authors":"Phạm Thành Luân, Nguyễn Hữu Đức Anh, Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Bích Diệp, Lê Minh Giang","doi":"10.52852/tcncyh.v170i9.1888","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v170i9.1888","url":null,"abstract":"Nghiên cứu mô tả cắt ngang về trầm cảm, lo âu, và rối loạn giấc ngủ trên người bệnh COVID-19 được thực hiện tại Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 3 đến tháng 6/2022. Dữ liệu được thu thập dựa trên phỏng vấn người bệnh sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế cho nghiên cứu. Nghiên cứu đã thu nhận được 83 người bệnh COVID-19 và cho thấy tỷ lệ của trầm cảm, lo âu, và rối loạn giấc ngủ lần lượt là 54,2%, 33,7%, và 53,0%. Các yếu tố liên quan với trầm cảm bao gồm: mức độ bệnh COVID-19 từ trung bình trở lên, căng thẳng tâm lý và mất ngủ. Tương tự, các yếu tố: có ≥ 2 bệnh nền, sợ hãi COVID-19 có liên quan với lo âu. Nghiên cứu cho thấy rằng người bệnh COVID-19 điều trị nội trú có tỷ lệ rất cao mắc các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":" 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-01-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139623177","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}