{"title":"So sánh chỉ số P0.1 với một số chỉ số khác trong tiên lượng thành công cai thở máy","authors":"Phan Nguyễn Đại Nghĩa, H. Hải","doi":"10.52852/tcncyh.v171i10.2010","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.2010","url":null,"abstract":"Nghiên cứu nhằm đánh giá giá trị của chỉ số P0.1 trong việc so sánh với một số chỉ số tiên lượng khác trong quá trình cai thở máy ở bệnh nhân viêm phổi, cần sự hỗ trợ với thông khí qua nội khí quản. Các thông số được thu thập độc lập với bác sĩ lâm sàng, sau đó được xử trí nhằm xác định điểm cắt, độ nhạy, độ đặc hiệu và diện tích dưới đường cong. Với giá trị điểm cắt của P0.1 là -5,5 cmH2O, độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là 95,8% và 66,7%, giá trị diện tích dưới đường cong là 0,712 (95%CI: 0,41 - 1). Chỉ số P0.1 có giá trị tiên lượng trung bình trong cai thở máy ở các bệnh nhân viêm phổi cần đặt ống nội khí quản. Các chỉ số tiên lượng khác có độ nhạy cao, cụ thể độ nhạy của giá trị thông khí phút, chỉ số thở nhanh nông, và giá trị P/F lần lượt là 100%, 100%, và 98%, nhưng độ đặc hiệu lại rất thấp, tương ứng là 20,8%, 2,1% và 0%. Chỉ số P0.1 có giá trị trong tiên lượng thành công cai thở máy ở bệnh nhân viêm phổi được thông khí nhân tạo qua nội khí quản.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"324 4","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-12-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139178044","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Phạm Huy Tần, Trần Thanh Tùng, Nguyễn Thị Thanh Loan, N. T. Bình, Lương Thu Phương, Đỗ Thị Kim Anh
{"title":"Đánh giá tác dụng của dung dịch xịt họng YHN trong điều trị viêm họng cấp trên thực nghiệm","authors":"Phạm Huy Tần, Trần Thanh Tùng, Nguyễn Thị Thanh Loan, N. T. Bình, Lương Thu Phương, Đỗ Thị Kim Anh","doi":"10.52852/tcncyh.v171i10.2060","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.2060","url":null,"abstract":"Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng của dung dịch xịt họng YHN trong điều trị viêm họng trên mô hình chuột cống trắng gây viêm họng cấp bằng dung dịch amoniac 15%. Chuột bị viêm họng cấp được xịt họng YHN liều 200 µl/lần, một lần/ngày và 200 µl/lần, hai lần/ngày hoặc thuốc chứng dương Anginovag liều 200 µl/lần, một lần/ngày trong 3 ngày liên tục. Chuột được nội soi họng để xác định tình trạng viêm tại thời điểm trước khi gây mô hình, sau khi gây mô hình và trong vòng 3 ngày xịt thuốc thử/chứng dương. Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, chuột được lấy máu để định lượng số lượng bạch cầu, số lượng bạch cầu đoạn trung tính và đánh giá mức độ viêm của niêm mạc họng trên hình ảnh vi thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dung dịch xịt họng YHN thể hiện tác dụng chống viêm thông qua việc giảm điểm đánh giá mức độ viêm trên hình ảnh nội soi họng và hình ảnh vi thể họng. Đồng thời, dung dịch xịt họng YHN làm giảm số lượng bạch cầu và bạch cầu đoạn trung tính. Như vậy, dung dịch xịt họng chứa xịt họng YHN có tác dụng chống viêm trên mô hình gây viêm họng bằng dung dịch ammoniac 15%.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"520 ","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-12-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139178174","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Nguyễn Vũ, Nguyễn Thị Hương Giang, Đinh Mạnh Hải, Trần Thị Thùy Linh
{"title":"Kết quả phẫu thuật vít qua da và ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp xâm lấn tối thiểu điều trị trượt đốt sống thắt lưng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội","authors":"Nguyễn Vũ, Nguyễn Thị Hương Giang, Đinh Mạnh Hải, Trần Thị Thùy Linh","doi":"10.52852/tcncyh.v171i10.2068","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.2068","url":null,"abstract":"Nghiên cứu mô tả nhóm bệnh trượt đốt sống thắt lưng được phẫu thuật vít qua da và ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp xâm lấn tối thiểu có theo dõi dọc trong thời gian 4 năm (1/2019 - 9/2023) tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 155 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn trong đó có 76,8% trượt đốt sống đơn thuần, 23,2% trượt đốt sống kèm theo thoát vị đĩa đệm. Tuổi trung bình 53,13 ± 10,53; tỷ lệ nữ/nam = 2,875; nguyên nhân thường gặp do gãy eo 24,5% và thoái hóa 75,5%. Tầng trượt hay gặp nhất L4-L5: 52,3% (104/199) và L5-S1: 35,2% (70/199). Có 10,3% bệnh nhân trượt độ II. Đau lưng 100% với VAS lưng trước mổ: 7,2 ± 0,8, đau rễ thần kinh 83,9% với VAS chân trước mổ 6,2 ± 2,8; ODI trước phẫu thuật 40,5 ± 14. Thời gian phẫu thuật trung bình 135 ± 43 phút; lượng máu mất trung bình 210 ± 83ml; biến chứng trong mổ: 1 trường hợp rách màng cứng nhỏ chỉ cần đặt cơ và vật liệu cầm máu, 2 trường hợp K-wire đi qua bờ trước thân đốt sống trong quá trình taro cuống, 2 trường hợp trong quá trình cầm máu đốt vào rễ thần kinh phía trên khi cầm máu, 2 trường hợp nhiễm trùng vết mổ, tỷ lệ biến chứng chung là 4,5%; thời gian nằm viện trung bình (từ lúc mổ đến khi ra viện) là 5,6 ± 3,8 ngày; thời gian đi lại sau mổ trung bình 2,2 ± 1,2 ngày. Kết quả sau mổ 9 tháng: Rất tốt chiếm 32,9%; tốt chiếm 45,8%; trung bình chiếm 20%, xấu chiếm 1,3%. Sau 24 tháng, có 96 ca bệnh khám lại (chiếm 61,9% tổng số đối tượng nghiên cứu) cho kết quả thấy kết quả phẫu thuật là: 52,1% rất tốt, 27,1% tốt, 20,8% trung bình. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu cho thấy lượng máu mất ít, thời gian nằm viện ngắn, bệnh nhân phục hồi sớm và mức độ đau và chức năng cột sống được cải thiện đáng kể.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"377 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-12-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139178232","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Kết quả ban đầu điều trị rò dưỡng chấp do tổn thương ống ngực bằng can thiệp qua da","authors":"Lê Tuấn Linh, Nguyễn Ngọc Cương","doi":"10.52852/tcncyh.v171i10.1984","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.1984","url":null,"abstract":"Rò dưỡng chấp do tổn thương ống ngực thường là biến chứng sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương hoặc xâm lấn của ung thư, ngoài ra có một tỷ lệ ít gặp rò dưỡng chấp tự phát. Tiến bộ trong can thiệp hệ bạch huyết gần đây cho phép luồn ống thông vào ống ngực, chụp cản quang chẩn đoán chính xác hình thái và vị trí rò ống ngực. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả của can thiệp nút tắc ống ngực điều trị các hình thái rò dưỡng chấp. Nghiên cứu hồi cứu trên tổng số 73 bệnh nhân đã được can thiệp nút tắc ống ngực cho thấy nguyên nhân chính của rò dưỡng chấp là sau mổ ung thư tuyến giáp, thực quản và u trung thất (83%) còn lại là các phẫu thuật khác và tràn dưỡng chấp tự phát. Thành công về kỹ thuật luồn ống thông vào trong ống ngực đạt 90%, những bệnh nhân không luồn thành công vào ống ngực được thực hiện tiêm xơ và làm gián đoạn dòng chảy ống ngực giúp cho vết rò ống ngực tự liền. Thành công về lâm sàng đạt 100%, không có biến chứng liên quan đến tàn tật và tử vong. Biến chứng liên quan đến can thiệp xảy ra ở 2 bệnh nhân (2,7%) là rò mật phải mổ cắt túi mật nội soi.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"105 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-12-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139178351","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Mối liên quan giữa tình trạng rối loạn lipid máu và đặc điểm tinh dịch đồ của nam giới tới khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội","authors":"Nguyễn Hoài Bắc, Trần Quốc Hòa, Nguyễn Đức Hoàng","doi":"10.52852/tcncyh.v171i10.2001","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.2001","url":null,"abstract":"Rối loạn lipid máu do lối sống và thói quen ăn uống thiếu khoa học đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới. Ngoài nguy cơ gây ra các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, các bằng chứng gần đây cho thấy rối loạn lipid (RLLP) máu còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 4427 nam giới nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và chất lượng tinh dịch đồ, và các yếu tố liên quan tại khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2020 - 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 30,4 ± 7,2 tuổi, có 24,7% đối tượng thừa cân và 18,0% nam giới béo phì. 62,5% đối tượng có rối loạn lipid máu, trong đó rối loạn lipid máu phổ biến nhất là tăng triglycerid (42,2%). Nhóm không RLLP máu có thể tích tinh dịch lớn hơn các nhóm tăng triglycerid, tăng LDL-C và RLLP hỗn hợp có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tổng số tinh trùng di động tiến tới ở nhóm không RLLP máu cũng lớn hơn đáng kể so với nhóm RLLP máu hỗn hợp (p = 0,015). Bên cạnh đó, trên mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, BMI có mối liên quan tỉ lệ nghịch với thể tích tinh trùng, mật độ tinh trùng, tổng số tinh trùng di động tiến tới. Tóm lại, rối loạn lipid máu có ảnh hưởng tới các thông số tinh dịch đồ ở nam giới.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"242 ","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-12-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139178380","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Nguyễn Huỳnh Ánh Tuyết, Nguyễn Đăng Vững, Trương Quang Trung, Nguyễn Hữu Dự, Đào Quang Vinh, N. Thắm, Lê Thị Kim Thoa, Phùng Thị Huyền, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nguyễn Thị Kim Thường
{"title":"Thực trạng đào tạo liên tục cho điều dưỡng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2021 - 2022","authors":"Nguyễn Huỳnh Ánh Tuyết, Nguyễn Đăng Vững, Trương Quang Trung, Nguyễn Hữu Dự, Đào Quang Vinh, N. Thắm, Lê Thị Kim Thoa, Phùng Thị Huyền, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nguyễn Thị Kim Thường","doi":"10.52852/tcncyh.v171i10.2045","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.2045","url":null,"abstract":"Cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm. Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng đào tạo liên tục và phân tích một số yếu tố liên quan đến giờ đào tạo liên tục của điều dưỡng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2021 - 2022. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu được áp dụng. Kết quả cho thấy tỷ lệ điều dưỡng đạt 48 tiết đào tạo liên tục năm 2021 - 2022 là 20%. Nội dung ĐTLT chủ yếu liên quan đến chuyên môn, tổ chức tại bệnh viện chiếm 68,3% (2021), 85,3% (2022); hình thức tổ chức chủ yếu là hội nghị, hội thảo (năm 2021 - 92,7%, năm 2022 - 94,1%); thời gian chủ yếu là dưới 02 ngày (năm 2021 - 90,2%, năm 2022 - 91,2%); Đội ngũ giảng viên chủ yếu là từ bệnh viện/ kiêm nhiệm trường Đại học Y Hà Nội (ĐHYHN) (năm 2021 - 68,3%, năm 2022 - 85,3%). Tính chất khoa phòng, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác là yếu tố liên quan đến tỉ lệ đủ giờ ĐTLT (48 tiết). Kết luận, tỷ lệ điều dưỡng đạt 48 tiết đào tạo liên tục còn thấp, tham gia chủ yếu tại bệnh viện dưới hình thức hội nghị, hội thảo.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"101 ","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-12-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139178469","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Gây mê mổ viêm ruột thừa cấp cho bệnh nhân có bệnh lý tim bẩm sinh chuyển gốc đại động mạch có sửa chữa bẩm sinh: Báo cáo một trường hợp lâm sàng","authors":"Lưu Xuân Võ, Dương Thị Thu Hoài","doi":"10.52852/tcncyh.v171i10.1925","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.1925","url":null,"abstract":"Gây mê cho bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh đặc biệt là các bệnh lý phức tạp như chuyển gốc đại động mạch có sửa chữa bẩm sinh cho các phẫu thuật ngoài tim luôn yêu cầu bác sĩ gây mê hồi sức hiểu biết rõ về giải phẫu, bệnh học cũng như sự phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ ngoại khoa, bác sĩ tim mạch. Các bệnh nhân mắc bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp này là một trong các nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong chu phẫu, đặc biệt là trong tình trạng bệnh nhân mổ cấp cứu. Trước mổ bệnh nhân cần được theo dõi sát, tối ưu hoá điều trị trong mức độ cho phép, được đánh giá bởi bác sĩ nội tim mạch, bác sĩ gây mê hồi sức và phẫu thuật viên. Trong quá trình gây mê và phẫu thuật, bệnh nhân cần được theo dõi liên tục và tránh các yếu tố làm tăng nặng tình trạng lâm sàng bệnh nhân như tăng áp lực động mạch phổi, giảm oxy máu, hạ thân nhiệt, toan chuyển hoá, hạn chế truyền dịch. Sau mổ bệnh nhân được giảm đau đầy đủ, tránh tồn dư các thuốc mê, opioid và cần được hoá giải giãn cơ. Chúng tôi báo cáo một trường hợp nữ 16 tuổi, tiền sử phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp với tổn thương là chuyển gốc đại động mạch có sữa chữa bẩm sinh từ 3 tháng tuổi, có hẹp van động mạch phổi đã được nong van động mạch phổi một lần, theo dõi và điều trị thường xuyên, vào viện vì đau bụng, chẩn đoán viêm ruột thừa cấp, được gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt ruột thừa, bệnh nhân sau mổ tình trạng ổn định và đã xuất viện.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"59 29","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-12-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139178555","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Kiến thức, thực hành dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2023","authors":"D. Phương, Đỗ Nam Khánh, L. Hương, Hà Văn Sơn","doi":"10.52852/tcncyh.v171i10.2000","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.2000","url":null,"abstract":"Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức, thực hành về dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2023. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 80 người bệnh đái tháo đường type 2. Kết quả cho thấy: tỷ lệ đạt kiến thức dinh dưỡng của người bệnh là 57,5% và tỷ lệ đạt về thực hành là 22,5%. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường bao gồm: trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên với OR = 7,2, 95%CI: 2,3 - 22,9; p < 0,05; thời gian mắc bệnh đái tháo đường trên 5 năm với OR = 8,2; 95%CI: 2,3 - 28,8; p < 0,05. Một số yếu tố liên quan đến đạt về thực hành dinh dưỡng bao gồm: thời gian mắc bệnh đái tháo đường trên 5 năm với OR = 4,2; 95%CI: 1,3 - 13,6; người bệnh đạt kiến thức về dinh dưỡng có tỷ suất chênh so với người không đạt kiến thức là OR = 5,0; 95%CI: 1,2 - 20,3. Như vậy, kiến thức, thực hành về dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 còn thấp, cần có các chương trình tư vấn, can thiệp dinh dưỡng cho nhóm người bệnh này.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"518 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-12-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139178638","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Kết quả xét nghiệm một số chỉ số liên quan đến viêm gan virus B tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội","authors":"Nguyễn Thị Ngọc Lan, Lê Hữu Lộc, Nguyễn Đức Tuấn","doi":"10.52852/tcncyh.v171i10.1997","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.1997","url":null,"abstract":"Sử dụng các xét nghiệm nhằm phát hiện người mắc viêm gan B (VGB) là một biện pháp quan trọng để đối phó với bệnh VGB. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang để khảo sát thực trạng chỉ định xét nghiệm HBsAg, anti-HBs, anti-HBc tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy từ năm 2020 - 2022 đã có 306.115 người được chỉ định xét nghiệm sàng lọc VGB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Trong đó, tỷ lệ được làm xét nghiệm HBsAg đơn độc là 79,82%, được làm xét nghiệm HBsAg và anti-HBs là 19,61%, tỷ lệ được làm đủ bộ 3 xét nghiệm HBsAg, anti-HBs, anti-HBc tổng số là 0,29%. Tỷ lệ người có HBsAg dương tính là 8,19%, tỷ lệ này trong nhóm có lý do tới khám bệnh liên quan tới gan mật lên tới 16,67%, trong khi tỷ lệ của nhóm thực hiện phẫu thuật, thủ thuật và nhóm khám sức khỏe lần lượt là 7,54% và 7,74%. Trong nhóm có HBsAg âm tính, tỷ lệ người có nồng độ anti-HBs dưới 10 IU/ml chiếm 46,77%. Dựa vào kết quả bộ 3 xét nghiệm, chúng tôi ghi nhận có 31,39% số người đã từng phơi nhiễm HBV.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"90 6","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-12-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139177459","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}