{"title":"Kết quả ban đầu điều trị rò dưỡng chấp do tổn thương ống ngực bằng can thiệp qua da","authors":"Lê Tuấn Linh, Nguyễn Ngọc Cương","doi":"10.52852/tcncyh.v171i10.1984","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Rò dưỡng chấp do tổn thương ống ngực thường là biến chứng sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương hoặc xâm lấn của ung thư, ngoài ra có một tỷ lệ ít gặp rò dưỡng chấp tự phát. Tiến bộ trong can thiệp hệ bạch huyết gần đây cho phép luồn ống thông vào ống ngực, chụp cản quang chẩn đoán chính xác hình thái và vị trí rò ống ngực. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả của can thiệp nút tắc ống ngực điều trị các hình thái rò dưỡng chấp. Nghiên cứu hồi cứu trên tổng số 73 bệnh nhân đã được can thiệp nút tắc ống ngực cho thấy nguyên nhân chính của rò dưỡng chấp là sau mổ ung thư tuyến giáp, thực quản và u trung thất (83%) còn lại là các phẫu thuật khác và tràn dưỡng chấp tự phát. Thành công về kỹ thuật luồn ống thông vào trong ống ngực đạt 90%, những bệnh nhân không luồn thành công vào ống ngực được thực hiện tiêm xơ và làm gián đoạn dòng chảy ống ngực giúp cho vết rò ống ngực tự liền. Thành công về lâm sàng đạt 100%, không có biến chứng liên quan đến tàn tật và tử vong. Biến chứng liên quan đến can thiệp xảy ra ở 2 bệnh nhân (2,7%) là rò mật phải mổ cắt túi mật nội soi.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"105 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2023-12-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.1984","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Rò dưỡng chấp do tổn thương ống ngực thường là biến chứng sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương hoặc xâm lấn của ung thư, ngoài ra có một tỷ lệ ít gặp rò dưỡng chấp tự phát. Tiến bộ trong can thiệp hệ bạch huyết gần đây cho phép luồn ống thông vào ống ngực, chụp cản quang chẩn đoán chính xác hình thái và vị trí rò ống ngực. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả của can thiệp nút tắc ống ngực điều trị các hình thái rò dưỡng chấp. Nghiên cứu hồi cứu trên tổng số 73 bệnh nhân đã được can thiệp nút tắc ống ngực cho thấy nguyên nhân chính của rò dưỡng chấp là sau mổ ung thư tuyến giáp, thực quản và u trung thất (83%) còn lại là các phẫu thuật khác và tràn dưỡng chấp tự phát. Thành công về kỹ thuật luồn ống thông vào trong ống ngực đạt 90%, những bệnh nhân không luồn thành công vào ống ngực được thực hiện tiêm xơ và làm gián đoạn dòng chảy ống ngực giúp cho vết rò ống ngực tự liền. Thành công về lâm sàng đạt 100%, không có biến chứng liên quan đến tàn tật và tử vong. Biến chứng liên quan đến can thiệp xảy ra ở 2 bệnh nhân (2,7%) là rò mật phải mổ cắt túi mật nội soi.