{"title":"Khảo sát thời gian mọc mảnh ghép hồng cầu ở bệnh nhân ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương giai đoạn 2019 - 2022","authors":"Nguyễn Quang Tùng, Đỗ Hồng Ngọc","doi":"10.52852/tcncyh.v171i10.2071","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.2071","url":null,"abstract":"Cung cấp dữ liệu về thời gian mọc ghép hồng cầu giúp cho các bác sĩ lâm sàng có thể tiên lượng và đưa ra những quyết định liên quan đến truyền máu phù hợp với từng giai đoạn của cuộc ghép. Để khảo sát thời gian và tỷ lệ mọc ghép hồng cầu ở một số nhóm bệnh nhân ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài, nghiên cứu được tiến hành hồi cứu loạt ca bệnh trên 37 bệnh nhân thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài. Kết quả cho thấy thời gian mọc hồng cầu lưới ở nhóm bất đồng chủ yếu là 17,8 ± 5 ngày, bất đồng thứ yếu là 12,5 ± 2,2 ngày. Thời gian chuyển đổi hoàn toàn sang loại kháng nguyên hồng cầu ABO từ người cho là 15,3 ± 7,1 tuần. Thời gian hết phụ thuộc truyền hồng cầu nhóm bất đồng chủ yếu là 25 ± 18,2 ngày, bất đồng thứ yếu là 16,6 ± 10,2 ngày. Nhóm bất đồng chủ yếu có thời gian mọc hồng cầu lưới chậm hơn, thời gian chuyển đổi kháng nguyên hồng cầu tương đương nhóm bất đồng thứ yếu, và có xu hướng hết phụ thuộc truyền máu chậm hơn nhóm bất đồng thứ yếu.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"98 8","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-12-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139177761","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Máu tụ dưới màng cứng ngoài tủy tự phát: Báo cáo ca lâm sàng","authors":"Nguyễn Vũ, Nguyễn Thị Hương Giang, H. Sơn","doi":"10.52852/tcncyh.v171i10.2029","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.2029","url":null,"abstract":"Máu tụ dưới màng cứng ngoài tủy là một bệnh lý hiếm gặp, để lại những di chứng về thần kinh và tỉ lệ tử vong đáng kể nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trong báo cáo này, chúng tôi trình bày một trường hợp nam 77 tuổi đang điều trị nhồi máu não não bằng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu được chẩn đoán máu tụ dưới màng cứng ngoài tủy tự phát với biểu hiện đau lưng cấp tính kèm theo yếu hai chi dưới và tiểu tiện không tự chủ. Cộng hưởng từ tiêm thuốc cản quang cho hình ảnh cấu trúc nằm trong ống sống ngang mức L4 đến S1 kích thước 60x12x12mm, tăng tín hiệu trên T1W và T1FS, giảm tín hiệu trên T2W và STIR, sau tiêm không ngấm thuốc theo dõi máu tụ trong ống sống. Bệnh nhân được phẫu thuật mở cung sau giải ép vị trí L4 - L5, mở bao máu tụ, lấy máu tụ, cầm máu điểm chảy và giải phóng các rễ thần kinh. Với việc chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh đã phục hồi đáng kể ngay sau phẫu thuật và sau phẫu thuật một tháng.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"146 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-12-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139178328","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Đinh Thị Thanh Huệ, Trần Thị Hà An, H. Hải, Lê Ngọc Hà, Nguyễn Anh Dũng, Lê Thị Thu Cúc, Trần Quyết Tiến, Đồng Thị Tú Oanh, Trương Quang Trung, Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Thế Tuyền, Vũ Thị Lan Anh
{"title":"Thực trạng sảng ở bệnh nhân thở máy và một số yếu tố liên quan","authors":"Đinh Thị Thanh Huệ, Trần Thị Hà An, H. Hải, Lê Ngọc Hà, Nguyễn Anh Dũng, Lê Thị Thu Cúc, Trần Quyết Tiến, Đồng Thị Tú Oanh, Trương Quang Trung, Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Thế Tuyền, Vũ Thị Lan Anh","doi":"10.52852/tcncyh.v171i10.1986","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.1986","url":null,"abstract":"Bệnh nhân sảng có thời gian nằm viện lâu hơn, tỷ lệ tử vong sau 6 tháng cao hơn bệnh nhân không sảng. Xác định, điều trị và phòng ngừa sảng ngày càng được coi là ưu tiên chính trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện bệnh nhân điều trị hồi sức tích cực vì nó là một biến chứng thường xuyên xảy ra, có thể lên đến 80% ở nhóm bệnh nhân phải thở máy. Để bổ sung vào nguồn dữ liệu về sảng ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện nghiên với 2 mục tiêu: mô tả thực trạng sảng ở bệnh nhân thở máy và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng sảng ở nhóm bệnh nhân này. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang 34/84 bệnh nhân thở máy thỏa mãn điều kiện được đưa vào nghiên cứu trong 6 tháng (từ 03 đến 08/2022) tại Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sảng trong nghiên cứu là rất cao (61,76%), chủ yếu là sảng giảm động (66,67%) và sảng tăng động là (33,33%); trung bình thời gian từ khi vào viện tới khi bị sảng là 12,19 ± 12,76 ngày; thời gian từ khi vào ICU tới khi bị sảng 6,14 ± 6,41 ngày; thời gian BN sảng nằm tại ICU trung bình khá cao (13,88 ± 8,42 ngày). Bệnh lý chính của các bệnh nhân có sảng hay gặp nhất là nhiễm trùng (42,86%). Đặc điểm nhân khẩu học, tình trạng bệnh lý không liên quan tới sảng. Điểm SOFA, số ngày sử dụng thuốc an thần có liên quan tới sảng với p < 0,05 và tỷ suất chênh lần lượt là OR = 1,42 (95%CI: 1,03 - 1,95) và OR = 1,56 (95%CI: 1,09 - 2,24). Tỷ lệ bệnh nhân thở máy bị sảng sảng chiếm tỷ lệ cao đặc biệt ở những bệnh nhân sử dụng thuốc an thần dài ngày, do đó cần đánh giá và theo dõi chặt tình trạng sảng ở những bệnh nhân này. Đặc biệt việc quản lý đau không tốt và rối loạn chu kỳ ngủ thức của bệnh nhân cũng làm tăng tỷ lệ mắc sảng ở bệnh nhân ICU. Ngoài ra, những bệnh nhân bị sảng cần phải theo dõi và đánh giá điểm SOFA của bệnh nhân để có can thiệp và xử trí kịp thời đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"279 ","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-12-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139177428","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Một số yếu tố liên quan tử vong của bệnh nhân COVID-19 bị nhiễm khuẩn huyết","authors":"Phạm Quốc Việt, H. Hải","doi":"10.52852/tcncyh.v171i10.2012","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.2012","url":null,"abstract":"Nghiên cứu nhằm đánh giá một số yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân COVID-19 có nhiễm khuẩn huyết. Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang trên những bệnh nhân COVID-19 từ tháng 9/2021 đến tháng 3/2022 tại bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Ghi nhận 68 bệnh nhân COVID-19 có kết quả cấy máu dương tính, tuổi trung bình 66,47, nam giới chiếm 52,9%. Tỷ lệ tiêm chủng vaccin trước nhập viện là 44,1%, sốc nhiễm khuẩn là 70,6%, tử vong 66,2%. 17 loại vi khuẩn được tìm thấy trong các kết quả cấy máu dương tính. Căn nguyên chủ yếu gây nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhân COVID-19 là Acinetobacter baumannii, tiếp đến là Klebsiella pneumoniae. Các trường hợp nhiễm khuẩn huyết do trên hai loại vi khuẩn cũng được ghi nhận trong nghiên cứu. Độ tuổi và mức độ suy hô hấp là hai yếu tố quan trọng để tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhân COVID-19.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"358 3","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-12-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139178048","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Đặc điểm lâm sàng, nội soi và cắt lớp vi tính đa dãy của bệnh nhân viêm xoang do nấm tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội","authors":"Hoàng Đình Âu, Hoàng Thị Quyên","doi":"10.52852/tcncyh.v171i10.2053","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.2053","url":null,"abstract":"Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, nội soi tai mũi họng và cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy của viêm xoang do nấm (VXDN) trên 70 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 01/2022 đến tháng 07/2023. Các bệnh nhân này đều được phẫu thuật nội soi xoang và được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm nấm sau mổ. VXDN được chẩn đoán trên 60/70 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 86%, trong đó có 46/60 bệnh nhân là u nấm xoang, chiếm 76,7%, số còn lại là VXDN xâm nhập mạn tính. Các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu là chảy mũi, ngạt mũi và đau nửa mặt chiếm tỷ lệ lần lượt là 91,7%; 76,7% và 68,3%. Các dấu hiệu nội soi chủ yếu là dịch sàn - khe mũi và phù nề niêm mạc chiếm tỷ lệ lần lượt là 90% và 73%. Trên CLVT, vị trí VXDN ở một bên chiếm 91,7%, gặp ở một xoang chiếm 88,3%, gặp ở xoang hàm chiếm 86,6%. Hình ảnh đám mờ chiếm hoàn toàn hoặc một phần xoang gặp ở 100% các bệnh nhân, tiếp theo là hình ảnh dày xương thành xoang và nốt vôi hoá trong đám mờ chiếm tỷ lệ lần lượt là 96,7% và 88,3%. Hình ảnh tiêu xương thành xoang chỉ chiếm tỷ lệ 6,7%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) về đặc điểm hình ảnh CLVT giữa 2 nhóm VXDN.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"3 7","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-12-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139178397","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Lê Hoàn, Nguyễn Hoàng Việt, Lê Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Khánh Quỳnh, Nguyễn Đông Dương, Đinh Thị Thanh Hồng
{"title":"Vai trò của xét nghiệm GeneXpert MTB/RIF dịch phế quản trong chẩn đoán lao phổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội","authors":"Lê Hoàn, Nguyễn Hoàng Việt, Lê Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Khánh Quỳnh, Nguyễn Đông Dương, Đinh Thị Thanh Hồng","doi":"10.52852/tcncyh.v171i10.2064","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.2064","url":null,"abstract":"Những năm gần đây GeneXpert MTB/RIF là một trong những kỹ thuật sinh học phân tử ưu tiên được tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) khuyến cáo sử dụng trong chẩn đoán bệnh lao hiện nay do tính ưu việt trong chẩn đoán và ứng dụng điều trị sớm cho bệnh nhân. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm nhận xét kết quả của xét nghiệm GeneXpert MTB/RIF dịch phế quản trong chẩn đoán lao phổi, đặc biệt ở những đối tượng xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm AFB và GeneXpert MTB/RIF đờm âm tính. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 388 trường hợp bệnh nhân được soi phế quản tại Khoa Nội tiết - hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022. Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều có triệu chứng lâm sàng hoặc chẩn đoán hình ảnh nghi ngờ lao và các xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong đờm bao gồm xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm AFB và xét nghiệm GeneXpert MTB/RIF đờm âm tính. Nam giới và nữ giới chiếm tỷ lệ tương đương trong nghiên cứu. Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 57,2 ± 16,1 tuổi. Xét nghiệm soi trực tiếp tìm AFB dịch phế quản dương tính chiếm 4,4 % tổng số bệnh nhân. Xét nghiệm GeneXpert MTB/RIF dịch phế quản dương tính chiếm 14,9% tổng số bệnh nhân nghiên cứu và chiếm 11,1% trong nhóm có xét nghiệm AFB dịch phế quản âm tính. Hình thái tổn thương trên nội soi phế quản của bệnh nhân có xét nghiệm GeneXpert MTB/RIF dịch phế quản dương tính bao gồm: mảng sắc tố đen trong lòng phế quản chiếm 22,4%; xung huyết niêm mạc phế quản chiếm 29,3%; dịch nhầy đục lòng phế quản 37,9% và 62,1% bệnh nhân có hình ảnh nội soi phế quản bình thường. Qua nghiên cứu, chứng tôi nhận thấy GeneXpert MTB/RIF dịch phế quản là một xét nghiệm có giá trị tốt trong ứng dụng chẩn đoán lao và điều trị sớm cho bệnh nhân.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"41 ","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-12-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139177626","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Báo cáo loạt ca lâm sàng tắc động mạch phổi cấp nguy cơ cao có chống chỉ định của thuốc tiêu sợi huyết tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội","authors":"Đỗ Giang Phúc, Nguyễn Tất Thành, H. Hải","doi":"10.52852/tcncyh.v171i10.2009","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.2009","url":null,"abstract":"Thuốc tiêu sợi huyết đã chứng minh được hiệu quả và an toàn trong điều trị tắc động mạch phổi nguy cơ cao. Tuy nhiên, khi bệnh nhân có chống chỉ định với thuốc tiêu sợi huyết thì thực sự là thách thức trên lâm sàng. Việc sử dụng hợp lý heparin, chuẩn bị sẵn sàng kíp can thiệp và phẫu thuật kết hợp với hội chẩn và phối hợp đa chuyên khoa là chiến lược tối ưu hiện nay.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"303 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-12-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139177747","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
H. Hải, Phạm Ngọc Trưởng, Vũ Việt Hà, Nguyễn Anh Dũng
{"title":"Nhồi máu não cấp do tắc mạch mỡ sau chấn thương: Báo cáo ca lâm sàng và tổng quan","authors":"H. Hải, Phạm Ngọc Trưởng, Vũ Việt Hà, Nguyễn Anh Dũng","doi":"10.52852/tcncyh.v171i10.2035","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.2035","url":null,"abstract":"Hội chứng thuyên tắc mạch mỡ (FES) là biến chứng nguy hiểm ở các bệnh nhân sau chấn thương, nhất là gãy kín các xương dài. Nhồi máu não do tắc mạch mỡ là một trong nhiều biểu hiện lâm sàng của bệnh. Dưới đây, chúng tôi báo cáo ca lâm sàng vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vì hôn mê sau tai nạn sinh hoạt có gãy cổ xương đùi phải, với hình ảnh tổn thương nhồi máu não đa ổ trên phim cộng hưởng từ (MRI). Bệnh nhân được điều trị bằng corticoid, chống đông và các điều trị hỗ trợ khác. Tình trạng ý thức của bệnh nhân cải thiện dần sau điều trị. Mặc dù đã có nhiều ca bệnh trên thế giới được báo cáo nhưng hiện tại chưa có trường hợp nào ghi nhận ở Việt Nam.","PeriodicalId":509030,"journal":{"name":"Tạp chí Nghiên cứu Y học","volume":"76 ","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-12-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139178429","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}