{"title":"Phương pháp điều khiển hệ thống cung cấp điện cho tàu điện sử dụng mô hình Takagi-Sugeno mờ cải tiến","authors":"Lân Lê Hùng, Tiềm Nguyễn Văn","doi":"10.47869/tcsj.74.3.10","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.74.3.10","url":null,"abstract":"Hệ thống điều khiển tiếp xúc giữa cần tiếp điện và dây điện lưới có vai trò quan trọng trong đảm bảo chất lượng cung cấp điện cho tàu đường sắt khi chuyển động. Nhiệm vụ của hệ thống điều khiển là đảm bảo lực tiếp xúc giữa cần và dây được ổn định trong điều kiện độ cứng của cần thay đổi khi trượt theo dây. Bài báo đưa ra phương pháp điều khiển mới dựa trên mô hình Takagi-Sugeno mờ cải tiến. Phương pháp đề ra có một số ưu điểm: thứ nhất, đánh giá được tính ổn định của hệ thống điều khiển; thứ hai, khả năng dập tắt dao động, bám theo giá trị đặt của lực tiếp xúc rất tốt và thứ ba, đảm bảo chất lượng điều khiển bền vững khi có sự thay đổi bất định trong các tham số hệ thống. Hiệu quả của phương pháp đã được đánh giá thông qua mô phỏng trên máy tính bằng phần mềm Matlab. Kết quả mô phỏng cho thấy tính ổn định của hệ thống được khẳng định, đồng thời hiệu quả điều khiển đã được nâng cao","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"18 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-04-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"115685851","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử của kết cấu tường bê tông đất có khoét lỗ dưới tác dụng của tải trọng trong mặt phẳng","authors":"Loan Bùi Thị","doi":"10.47869/tcsj.74.3.6","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.74.3.6","url":null,"abstract":"Việc sử dụng bê tông đất làm kết cấu tường trong các tòa nhà đang thu hút sự quan tâm mới của các nước phát triển nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong xây dựng, do bê tông đất là một loại vật liệu dựa trên đất nên có nhiều lợi thế môi trường như ít độc hại, có chế độ nhiệt ẩm tốt, khả năng hấp phụ tốt các hợp chất dễ bay hơi, có khả năng « trao đổi » mạnh,… Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ứng xử của kết cấu tường bê tông đất có khoét lỗ dưới tác dụng của tải trọng trong mặt phẳng. Kết cấu tường bê tông đất đúc toàn khối với kích thước 1,5m x2m x 0,2m (LxHxt), được khoét lỗ kích thước 1m x1m x 0,2m và kết hợp với lanh tô bê tông cốt thép phía trên lỗ khoét, được thí nghiệm dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng, tập trung ở đỉnh tường. Kết quả nghiên cứu đã phân tích được ứng xử tổng thể và dạng phá hủy của kết cấu tường này và cho thấy rằng với kết cấu tường bê tông đất có khoét lỗ này khi được kết hợp với lanh tô bê tông cốt thép sẽ giúp tăng tính dẻo cho kết cấu","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"41 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-04-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"129142000","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Ảnh hưởng của nhiệt độ, tần số tải trọng tác dụng và dạng kết cấu đến ứng suất cắt trong lớp dính bám giữa lớp phủ và bản mặt cầu thép trực hướng","authors":"Nhàn Hoàng Thị Thanh","doi":"10.47869/tcsj.74.3.11","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.74.3.11","url":null,"abstract":"Kết cấu bản mặt cầu thép trực hướng có lớp phủ bằng bê tông nhựa hiện đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, lớp phủ mặt cầu thường xuyên bị hư hỏng gây ảnh hưởng đến chất lượng khai thác của công trình. Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng hư hỏng lớp phủ là do khả năng dính bám kém giữa bản mặt thép và lớp phủ bê tông nhựa. Bài báo này nhằm mục đích mô phỏng tính toán giá trị ứng suất cắt xuất hiện tại vị trí lớp dính bám dưới lớp phủ bê tông nhựa khi có xe chạy trên kết cấu bản mặt cầu. Hai dạng kết cấu đã được sử dụng trong mô phỏng tính toán bao gồm kết cấu có bản mặt thép trực hướng thông thường và kết cấu có bản mặt thép liên hợp với bê tông siêu tính năng UHPC. Các giá trị nhiệt độ tính toán, tần số tác dụng tải trọng, mô đun nền khác nhau đã được sử dụng nhằm đánh giá ảnh hưởng của các thông số này đến ứng suất cắt xuất hiện trong lớp dính bám. Các kết quả tính toán đã cho thấy dạng kết cấu và một số thông số có ảnh hưởng rõ rệt đến ứng suất cắt tại vị trí lớp dính bám","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"96 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-04-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"122807113","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Trang Lê Thu, Sang Nguyễn Thanh, Niên Hoàng Tiên, Hoàng Phạm Đinh Huy, Quân Thái Minh
{"title":"Nghiên cứu chế tạo bê tông cốt liệu tái chế sử dụng cốt sợi xơ dừa làm mặt đường","authors":"Trang Lê Thu, Sang Nguyễn Thanh, Niên Hoàng Tiên, Hoàng Phạm Đinh Huy, Quân Thái Minh","doi":"10.47869/tcsj.74.3.2","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.74.3.2","url":null,"abstract":"Bê tông sử dụng cốt liệu tái chế thay thế cốt liệu tự nhiên gần đây đã thu hút nhiều nghiên cứu đạt được các kết quả khả quan và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường khi mà vấn đề cạn kiệt tài nguyên ngày càng cấp bách. Bài báo này trình bày về bê tông cốt liệu tái chế sử dụng sợi xơ dừa và ảnh hưởng của hàm lượng sợi đến cường độ chịu nén, cường độ chịu chịu uốn, tính công tác và độ hút nước. Các cấp phối sử dụng trong nghiên cứu với hàm lượng xơ dừa là 0,4%, 0,7% và 1% theo khối lượng. Cường độ chịu nén và chịu uốn được thí nghiệm ở các tuổi 7, 28 và 56 ngày và được so sánh với loại bê tông đối chứng không sử dụng sợi. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hàm lượng sợi xơ dừa làm tăng đáng kể đến đặc tính kéo của bê tông cốt liệu tái chế và với các cấp phối sử dụng, bê tông đạt cường độ trung bình 35MPa có thể sử dụng cho bê tông mặt đường, bê tông làm gạch lát vỉa hè và các cấu kiện dùng trong xây dựng đường ôtô.","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"2 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-04-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"129005147","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Nghiên cứu ứng dụng đo kép trong đo cao hình học từ giữa phục vụ thành lập lưới độ cao","authors":"Sử Trần Đắc, Thảo Trần Thị","doi":"10.47869/tcsj.74.3.4","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.74.3.4","url":null,"abstract":"Đo cao hình học từ giữa là phương pháp đo cao cơ bản trong trắc địa, được quy định chi tiết, chặt chẽ trong các tiêu chuẩn, quy phạm khi ứng dụng thành lập lưới độ cao. Tuy nhiên, khi ứng dụng với điều kiện địa hình phức tạp, không thể đảm bảo điều kiện chênh lệch tia ngắm từ máy đến mia, phương pháp này gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện theo quy phạm. Nội dung của bài báo khoa học này là phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng đồng thời do độ cong quả đất, chiết quang đứng và trục ngắm không nằm ngang trong đo cao hình học từ giữa tại một trạm máy và trong đo kép với hai trạm máy. Trước tiên, số hiệu chỉnh do ảnh hưởng đồng thời của độ cong quả đất, chiết quang đứng và trục ngắm không nằm ngang được phân tích bằng cơ sở toán học để định lượng độ lớn dựa trên mối tương quan với chênh lệch khoảng cách tia ngắm và tổng chiều dài tia ngắm trong một trạm máy. Từ đó, bài báo đề xuất phương án áp dụng phương pháp đo kép hợp lý trong đo cao hình học từ giữa để giảm thiểu số hiệu chỉnh do ảnh hưởng đồng thời độ cong quả đất, chiết quang đứng và trục ngắm không nằm ngang đảm bảo độ chính xác yêu cầu của lưới độ cao","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"24 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-04-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"116962581","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Quyết Trương Văn, Lân Nguyễn Ngọc, Đông Đào Văn, Trang Phạm Minh
{"title":"Ảnh hưởng của phụ gia tái sinh đến độ kim lún và nhiệt độ hoá mềm của bitum hỗn hợp","authors":"Quyết Trương Văn, Lân Nguyễn Ngọc, Đông Đào Văn, Trang Phạm Minh","doi":"10.47869/tcsj.74.2.7","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.74.2.7","url":null,"abstract":"Xu hướng sử dụng vật liệu mặt đường bê tông asphalt tái chế (Reclaimed Asphalt Pavement - RAP) để sản xuất bê tông asphalt đang ngày càng trở nên phổ biến ở trên thế giới vì những lợi ích mang lại về kỹ thuật, kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, khi hàm lượng RAP cao được sử dụng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các tính năng của hỗn hợp. Do vậy, phụ gia tái sinh thường được sử dụng để cải thiện các tính chất của bitum và hỗn hợp bê tông asphalt tái chế. Bài báo trình bày nghiên cứu ảnh hưởng của loại và hàm lượng phụ gia tái sinh đến chỉ tiêu độ kim lún và nhiệt độ hoá mềm của bitum. Các loại bitum được đánh giá bao gồm bitum mới, bitum cũ thu hồi từ vật liệu bê tông asphalt tái chế -RAP) và bitum hỗn hợp (bao gồm bitum mới, bitum cũ thu hồi từ RAP với tỷ lệ bitum tái chế (Recycled Binder Ratio - RBR) là 0,3 và phụ gia tái sinh). Hai loại phụ gia tái sinh được sử dụng trong nghiên cứu là phụ gia tái sinh gốc dầu mỏ (HS1), và phụ gia tái sinh gốc dầu thực vật (Prephalt@FBK) với các hàm lượng dùng từ 0% ; 4,0% ; 8,0% và 12,0% theo khối lượng bitum cũ thu hồi từ RAP. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của phụ gia tái sinh trong việc khôi phục lại các tính chất vật lý của bitum. Để đạt được yêu cầu về chỉ tiêu độ kim lún và nhiệt độ hoá mềm như bitum mới 60/70, khoảng hàm lượng phụ gia tái sinh được xác định là khoảng 9,0% với phụ gia tái sinh HS1 và khoảng 5,0% với phụ gia tái sinh Prephalt@FBK","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"241 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-02-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"124658395","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Nghiên cứu đề xuất tỉ lệ thành phần vật liệu của bê tông geopolymer sử dụng cát biển bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm","authors":"Chi Đặng Thùy, Sơn Trịnh Hoàng","doi":"10.47869/tcsj.74.2.10","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.74.2.10","url":null,"abstract":"Các nghiên cứu về bê tông geopolyme (GPC) sử dụng cát biển trên thế giới mới được phát triển khoảng 10 năm trở lại đây. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về GPC sử dụng cát mặn hiện còn khá sơ khai, chưa đánh giá hết tiềm năng của việc ứng dụng loại vật liệu này trong xây dựng hạ tầng ven biển. Nghiên cứu này sử dụng cát lấy từ bờ biển Cửa Lò, Nghệ An nhằm bước đầu đánh giá khả năng chế tạo GPC chịu lực từ các nguồn vật liệu nhiễm mặn không qua xử lý bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm. Kết quả đã đề xuất ra 03 thành phần cấp phối của GPC tương ứng cấp 15, 25, 35 MPa. Như vậy có thể thấy được triển vọng của việc thay thế cát vàng trong chế tạo bê tông chịu lực bằng cát biển, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn cát phong phú và giảm khai thác lượng cát vàng đang ngày càng cạn kiệt","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"69 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-02-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"124133700","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Nghiên cứu mô đun cắt của đất cát ven biển tỉnh Quảng Bình bằng thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn, thí nghiệm ba trục động theo chu kỳ và thí nghiệm địa chấn","authors":"Lam Đặng Hồng, Thịnh Phí Hồng","doi":"10.47869/tcsj.74.2.3","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.74.2.3","url":null,"abstract":"Mô đun cắt đóng vai trò quan trọng trong việc mô hình hóa ứng xử của đất, đặc biệt là trong các kết cấu biến dạng nhỏ như móng của thiết bị rung, móng tuabin gió, móng cầu, tường chắn, hầm, v.v. Đã có nhiều nghiên cứu về mô đun cắt phụ thuộc vào biến dạng cắt cho phép ở trên thế giới, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam, đặc biệt là khi biến dạng nhỏ. Trong bài báo này, để nghiên cứu mối quan hệ giữa mô đun cắt với biến dạng cắt cho phép, nhóm tác giả đã sử dụng thí nghiệm địa chấn và thí nghiệm ba trục động theo chu kỳ được thực hiện trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Kết quả xác định mô đun cắt được so sánh với giá trị điển hình trong các tài liệu nghiên cứu trước đây để làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu hiện có về mô đun cắt của đất cát ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tương quan giữa mô đun cắt của đất cát ven biển tỉnh Quảng Bình và biến dạng cắt nằm tiệm cận với giới hạn dưới của đường cong biểu diễn tương quan điển hình","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"4 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-02-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"122401059","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Linh Lê Hà, Tú Đỗ Anh, Hiếu Nguyễn Minh, Hùng Lê Xuân, Cường Nguyễn Tuấn
{"title":"Thực nghiệm xác định lực dự ứng lực còn lại trong tà vẹt bê tông ứng suất trước","authors":"Linh Lê Hà, Tú Đỗ Anh, Hiếu Nguyễn Minh, Hùng Lê Xuân, Cường Nguyễn Tuấn","doi":"10.47869/tcsj.74.2.1","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.74.2.1","url":null,"abstract":"Hiện nay tà vẹt bê tông dự ứng lực (TDƯL) được sử dụng rộng rãi thay thế cho tà vẹt gỗ trên đường sắt Việt Nam, và dùng nhiều trong đường sắt đô thị do những ưu điểm về cường độ, độ bền, giá thành, và bảo vệ môi trường tự nhiên. Tà vẹt BTDƯL sử dụng các sợi cáp cường độ cao nhằm tạo ra lực nén trước trong BT. Vì nhiều lý do, lực DƯL bị mất mát trong quá trình chế tạo và khai thác. Do đó cần có phương pháp xác định lực DƯL có hiệu còn lại trong tà vẹt ở thời điểm ngay sau khi chế tạo và ở thời điểm nào đó cần đánh giá trong quá trình khai thác. Bài báo trình bày một phương pháp thực nghiệm xác định lực DƯL còn lại trong tà vẹt thông qua thí nghiệm uốn 4 điểm. Một bộ mẫu gồm 03 tà vẹt khổ 1000 mm được thí nghiệm uốn cho đến khi xuất hiện vết nứt. Bằng việc gia tải lại cho đến khi vết nứt bắt đầu mở rộng, lực tới hạn được ghi lại và qua đó tính toán được lực DƯL còn lại trong tà vẹt. Phương pháp thí nghiệm này cho phép xác định được lực dự ứng lực còn lại trong cấu kiện tà vẹt BTDƯL nhằm đánh giá hiện trạng cũng như dự đoán được tuổi thọ còn lại của tà vẹt","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"7 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-02-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"125148130","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Nghiên cứu ứng dụng QGIS để xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Lào Cai theo định hướng nền kinh tế tuần hoàn","authors":"Hạnh Vũ Kim, Cường Đoàn Danh, Khoát Vũ Văn","doi":"10.47869/tcsj.74.2.9","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.74.2.9","url":null,"abstract":"Tại các đô thị, lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ngày càng gia tăng cùng với tốc độ gia tăng dân số và đô thị hóa. Bài báo trình bày kết quả khảo sát và đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn 10 phường thuộc thành phố Lào Cai, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn đạt 96,85%, tỷ lệ thu gom đạt 95-97%. Tỷ lệ CTRSH được tái chế, tái sử dụng, sản xuất phân bón hoặc thu hồi năng lượng tại TP Lào Cai đạt 63%, còn lại 37% được chôn lấp tại Bãi chôn lấp CTR thôn Toòng Mòn, xã Đồng Tuyển. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất triển khai ứng dụng công nghệ QGIS hỗ trợ việc sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có vào công tác giám sát phân loại CTRSH, quản lý thu gom, lập bản đồ thu gom CTR. Việc làm này nhằm tối ưu hoá tuyến đường thu gom vận chuyển và giảm chi phí thu gom, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH theo định hướng kinh tế tuần hoàn","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"34 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-02-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"121841688","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}