Đồng Nguyễn Thành, Thắng Phùng Bá, Đại Nguyễn Xuân
{"title":"Tổng quan về tính toán phổ phản ứng gia tốc đàn hồi và thiết kế công trình cầu chống động đất","authors":"Đồng Nguyễn Thành, Thắng Phùng Bá, Đại Nguyễn Xuân","doi":"10.47869/tcsj.75.5.14","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.75.5.14","url":null,"abstract":"Động đất là một trong những thảm họa tự nhiên gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản xã hội, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Nghiên cứu tính toán động đất và các giải pháp thiết kế kháng chấn cho công trình có vai trò quan trọng, cần thiết và đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của nhiều nhà nghiên cứu. Các tiêu chuẩn nước ngoài đã trình bày chỉ dẫn tính toán động đất tương đối toàn diện. Mặc dù hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam đã đề cập đến thiết kế kháng chấn nhưng chưa đồng bộ trong cách tính toán phổ phản ứng gia tốc, dẫn đến những quan niệm thiết kế khác nhau. Bài báo trình bày nội dung tổng quan về cách tính phổ phản ứng gia tốc theo các tiêu chuẩn thiết kế tiêu biểu từ đó đưa ra các nhận xét, so sánh về phương pháp trình bày trong các tiêu chuẩn Việt Nam với các tiêu chuẩn lớn trên thế giới. Các giải pháp thiết kế chống động đất và thực tiễn áp dụng cho công trình cầu tại Việt Nam được trình bày khái quát làm cơ sở đưa ra các kiến nghị về định hướng nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"12 9","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141336319","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Độ thấm có hiệu của môi trường rỗng kép trong không gian hai chiều với mặt phân giới gồ ghề giữa các pha thành phần","authors":"Thảo Trần Thị Bích, Chi Nguyễn Huệ","doi":"10.47869/tcsj.75.5.10","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.75.5.10","url":null,"abstract":"Môi trường rỗng kép đã thu hút được số lượng lớn các nghiên cứu trong giới khoa học những năm gần đây. Đối với loại vật liệu này, độ thấm có hiệu là một trong những tính chất quan trọng nhất. Nghiên cứu này xem xét bài toán môi trường rỗng kép mà được tạo bởi pha nền là chất rắn cho phép thấm hàm chứa trong nó là hệ thống lỗ rỗng không kết nối lấp đầy chất lỏng, mặt tiếp xúc giữa hai pha là gồ ghề. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đánh giá sự ảnh hưởng của độ gồ ghề đến độ thấm có hiệu của vật liệu rỗng kép. Để đạt được mục tiêu này, bằng cách ứng dụng phương pháp phần tử biên, chúng tôi tiến hành giải bài toán tìm trường vận tốc và áp suất của dòng chất lỏng chảy qua một miền chất rắn vô hạn cho phép thấm, hàm chứa một lỗ rỗng có bề mặt gồ ghề chịu tác dụng của một gradient áp suất ở xa vô cùng. Tiếp đến, mỗi lỗ rỗng được thay thế bằng một hạt nhân tương đương có độ thấm được xác định thông qua nghiệm của bài toán nói trên. Cuối cùng, mô hình pha loãng và mô hình Mori-Tanaka được sử dụng để dự báo độ thấm có hiệu của vật liệu rỗng kép. Kết quả thu được từ phương pháp đề xuất được so sánh với phương pháp phần tử hữu hạn, đồng thời sự ảnh hưởng của mặt tiếp xúc gồ ghề đến độ thấm có hiệu được phân tích và đánh giá","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"6 5","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141337285","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Đánh giá đặc điểm xói mặt của đất sử dụng thí nghiệm trong phòng","authors":"Dân Nguyễn Anh, Thanh Nguyễn Viết","doi":"10.47869/tcsj.75.5.15","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.75.5.15","url":null,"abstract":"Hiện nay, có rất nhiều phương pháp có thể dự báo và đánh giá khả năng xói mòn của đất. Trong đó, phương pháp thí nghiệm trong phòng sử dụng máy EFA (Erosion Function Apparatus) đã và đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Phương pháp này cho phép khảo sát tốc độ xói của đất phụ thuộc vào vận tốc dòng chảy trên các mẫu đất được lấy từ hiện trường hoặc chế tạo trong phòng. Bài báo này trình bày phương pháp thí nghiệm đánh giá đặc điểm xói mòn của đất sét dưới đáy sông bằng cách sử dụng máy EFA. Trước hết, cấu tạo và chức năng của thiết bị được giới thiệu tổng quát. Sau đó, bài báo trình bày quy trình thí nghiệm và cách phân tích đánh giá kết quả. Trên cơ sở đó, trường hợp nghiên cứu cụ thể với đất sét cố kết đã được tác giả thực hiện và phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy dòng chảy hai chiều gây ra xói lớn hơn dòng chảy một chiều; tốc độ xói của đất tăng chậm ở giai đoạn đầu và tăng mạnh sau khi đạt đến vận tốc tới hạn; dựa trên biểu đồ phân loại xói đề xuất bởi Briaud, mẫu đất thí nghiệm được phân loại thuộc cấp độ xói trung bình","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"11 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141336709","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Ảnh hưởng của vận tốc tàu đến dao động nền đường sắt do tải trọng tàu cao tốc","authors":"Thạch Phạm Ngọc","doi":"10.47869/tcsj.75.5.6","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.75.5.6","url":null,"abstract":"Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam với tốc độ có thể lên tới 350 km/h. Khi tàu chạy với tốc độ càng cao, dao động nền do tàu sinh ra có biên độ càng lớn và có thể ảnh hưởng đến sự an toàn vận hành của tàu. Do vậy, các vấn đề liên quan đến dao động nền do tải trọng tàu cao tốc, cụ thể hơn là vấn đề ảnh hưởng của vận tốc tàu đến dao động nền, trở thành chủ đề quan trọng cần nhận được sự quan tâm nghiên cứu. Bài báo trình bày nghiên cứu ảnh hưởng của vận tốc tàu đến dao động của một nền nhiều lớp do tải trọng tàu cao tốc. Vận tốc tàu được khảo sát nằm trong khoảng 72 km/h đến 360 km/h. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là mô phỏng phần tử hữu hạn theo miền thời gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi vận tốc tàu nhỏ hơn hoặc bằng 108 km/h, trường chuyển vị mặt nền có dạng “giả tĩnh”, nghĩa là chuyển vị nền sinh ra bởi đoàn tàu đang chạy có dạng giống như chuyển vị nền tĩnh sinh ra bởi đoàn tàu đang đứng yên. Khi vận tốc tàu lớn hơn 108 km/h, biên độ dao động nền tăng theo vận tốc tàu và tàu sinh ra sóng lan truyền ra môi trường xung quanh. Đặc biệt, khi vận tốc tàu bằng với vận tốc tới hạn của hệ (252 km/h), biên độ dao động nền đạt giá trị cực đại","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"82 15","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141337844","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Quyết Nguyễn Hữu, Đồng Nguyễn Trọng, Nhung Nguyễn Thị Cẩm
{"title":"Thực nghiệm đánh giá hiệu quả của giảm chấn hướng tâm bên trong đối với cáp văng số T16R-MC16 của cầu Mỹ Thuận 2","authors":"Quyết Nguyễn Hữu, Đồng Nguyễn Trọng, Nhung Nguyễn Thị Cẩm","doi":"10.47869/tcsj.75.5.12","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.75.5.12","url":null,"abstract":"Việc đánh giá hiệu quả các thiết bị trên công trình cầu nói chung và cầu dây văng nói riêng là vô cùng quan trọng. Trong số đó là việc đánh giá hiệu quả các các loại giảm chấn tới sự dao động của cáp văng, đặc biệt là dưới tác động của gió hoặc mưa. Một số biện pháp thường áp dụng là điều chỉnh bề mặt cáp, bổ sung các thanh buộc chéo hoặc lắp đặt các giảm chấn. Trong nghiên cứu này sẽ trình bày về hiệu quả tiêu tán năng lượng dao động của cáp văng của giảm chấn hướng tâm bên trong, là một dạng giảm chấn cản nhớt. Quá trình đo được thực hiện với cáp văng tại công trình cầu Mỹ Thuận 2 bao gồm 2 giai đoạn: trước và sau khi lắp giảm chấn. Kết quả thực nghiệm hệ số giảm chấn thông qua độ suy giảm logarit thu được từ kết quả đo cho thấy sau khi lắp đặt giảm chấn, hệ số giảm chấn tăng đáng kể từ 0,072% lên 0,517% khi xét cho dạng dao động số 2 của cáp, là dạng dao động ảnh hưởng chính từ gió hoặc mưa","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"88 11","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141337474","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Phân tích ứng suất dư trong dầm thép tổ hợp hàn mặt cắt chữ I","authors":"Phê Phạm Văn, Huy Nguyễn Xuân, Thi Đoàn Tấn, Hoàn Nguyễn Ngọc","doi":"10.47869/tcsj.75.5.17","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.75.5.17","url":null,"abstract":"Sự phân bố của ứng suất dư là một yếu tố rất quan trọng tác động tới sự làm việc của kết cấu thép hàn tổ hợp. Bài báo tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của sự phân bố nhiệt độ trong dầm thép tổ hợp hàn nhiệt mặt cắt hình chữ I tới ứng suất dư. Một mô hình phần tử hữu hạn dựa trên phần mềm ABAQUS được thiết lập nhằm mô phỏng quá trình phát sinh ứng suất và biến dạng của các mối hàn nhiệt. Mô hình này dựa trên các phần tử ba chiều để có thể xem xét sự phân bố ứng suất theo chiều dày cấu kiện. Các phần tử này có tính đến sự thay đổi nhiệt độ của các quá trình hàn. Kết quả của mô hình sau đó được so sánh với một số tiêu chuẩn thiết kế và nghiên cứu khác cho thấy độ tin cậy và chính xác cao của mô hình đã xây dựng. Dựa trên mô hình này, ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự hình thành, phát triển và tồn tại của ứng suất dư trong toàn bộ quá trình hàn được khảo sát và phân tích chi tiết","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"2 3","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141337050","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vượt đèn đỏ của thanh thiếu niên thông qua mô hình phương trình cấu trúc","authors":"Dũng Chu Tiến","doi":"10.47869/tcsj.75.5.7","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.75.5.7","url":null,"abstract":"Tai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB) là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển. TNGTĐB có thể xảy ra ở nhiều khu vực trong mạng lưới đường bộ, bao gồm cả nút giao thông. Tại nút giao thông điều khiển bằng đèn tín hiệu, TNGT thường xảy ra do người tham gia giao thông vượt đèn đỏ, đặc biệt là thanh thiếu niên. Bài báo này nhằm mục đích đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vượt đèn đỏ của thanh thiếu niên thông qua mô hình phương trình cấu trúc (SEM). Kết quả cho thấy, sự gia tăng mức độ ùn tắc, ô nhiễm môi trường và mức độ khó chịu khi chờ đèn đỏ có xu hướng làm tăng khả năng vượt đèn đỏ. Bên cạnh đó, các yếu tố như nam sinh, ít tuổi, không có bằng lái, có tần suất đi lại cao và nút có đèn đếm ngược có nguy cơ vượt đèn đỏ cao. Tuy nhiên, sự có mặt của cảnh sát giao thông hay gia tăng mức phạt khi vượt đèn đỏ có thể làm giảm xác suất vượt đèn đỏ. Căn cứ kết quả phân tích, bài báo đã đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng vượt đèn đỏ ở lứa tuổi thanh thiếu niên như tuyên truyền, tăng cường cưỡng chế hay thiết kế nút giao đèn tín hiệu phù hợp","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"3 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141337040","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Tùng Hà Thanh, Hưng Đoàn Việt, Trinh Bùi Thùy, Linh Hà Thị Khánh, Thúy Trần Thu, Anh Nguyễn Trí, Vân Nguyễn Thanh
{"title":"Nghiên cứu tác động của áp lực công việc đến hành vi tiêu cực của lái xe đối với hành khách trên 50 tuyến buýt ở Hà Nội","authors":"Tùng Hà Thanh, Hưng Đoàn Việt, Trinh Bùi Thùy, Linh Hà Thị Khánh, Thúy Trần Thu, Anh Nguyễn Trí, Vân Nguyễn Thanh","doi":"10.47869/tcsj.75.5.2","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.75.5.2","url":null,"abstract":"Phát triển vận tải hành khách công cộng là ưu tiên hàng đầu của chính quyền các đô thị trong xây dựng một thành phố phát triển văn minh và xanh. Tuy nhiên, để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ này là điều không dễ dàng vì chất lượng dịch vụ còn nhiều hạn chế. Một trong các vấn đề khiến hành khách chưa hài lòng với dịch vụ buýt là thái độ của lái xe đối với hành khách chưa thực sự tốt dẫn đến chất lượng dịch vụ bị đánh giá kém và ngày càng ít người sử dụng dịch vụ buýt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung phân tích tác động của áp lực công việc đến việc lái xe có các hành vi tiêu cực, mất lịch sự đối với hành khách. Dữ liệu được thu thập từ 428 lái xe trên mạng lưới buýt Hà Nội. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá được áp dụng để nhận diện 04 nhóm yếu tố áp lực gồm : (1) Áp lực cabin và phương tiện, (2) Áp lực thời gian làm việc, (3) Áp lực đường sá, (4) Áp lực thời tiết. Những lái xe có xu hướng thực hiện các hành vi tiêu cực đối với hành khách là những người trên 45 tuổi và có kinh nghiệm trên 2 năm. Trong 4 nhóm yếu tố áp lực, áp lực từ thời gian làm việc và áp lực từ đường sá là các yếu tố mạnh nhất thúc đẩy người người lái xe thực hiện các hành vi tiêu cực đối với hành khách. Trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng, một số giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực của các yếu tố được đề xuất","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"3 11","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141336440","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Trách nhiệm xã hội và hiệu quả của doanh nghiệp: Tổng quan tình hình nghiên cứu và hàm ý tương lai cho lĩnh vực xây dựng","authors":"Trang Trịnh Thị, Hải Nguyễn Lương","doi":"10.47869/tcsj.75.5.3","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.75.5.3","url":null,"abstract":"Trách nhiệm xã hội và hiệu quả của doanh nghiệp (CSR-FP) là chủ đề nhận được sự quan tâm rất lớn không chỉ của các doanh nghiệp mà còn cả giới học thuật những năm gần đây do tình trạng biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu và suy thoái môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Bài báo tập trung vào hệ thống hóa các nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Dựa trên việc thống kê mô tả nội dung 291 tài liệu từ cơ sở dữ liệu Scopus, nghiên cứu chỉ ra khu vực địa lý thực hiện nghiên cứu, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, phương pháp nghiên cứu sử dụng và kết quả nghiên cứu đạt được từ các nghiên cứu trước. Kết quả nghiên cứu chỉ ra quy mô của doanh nghiệp điều tiết mối liên hệ giữa CSR-FP, đồng thời các mối quan hệ CSR-FP chủ yếu tập trung vào hiệu quả tài chính và thiếu vắng sự tập trung cho từng ngành và lĩnh vực cụ thể với sự tham gia tác động của các nhân tố trung gian trong mối quan hệ CSR-FP. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đưa ra chiến lược và chính sách phù hợp nhằm mang lại hiệu quả bền vững cho doanh nghiệp. Đồng thời, kết quả nghiên cứu giúp các học giả nhìn thấy khoảng trống nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ CSR-FP của từng lĩnh vực cụ thể trong mối quan hệ với trách nhiệm xã hội của tổ chức.","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"8 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141336341","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Hà Nguyễn Bình, Quang Vũ Thành, Danh Lê Bá, Quang Nguyễn Văn
{"title":"Thực nghiệm xác định biến dạng dài hạn do co ngót của bê tông geopolymer với chất kết dính tro bay và xỉ lò cao","authors":"Hà Nguyễn Bình, Quang Vũ Thành, Danh Lê Bá, Quang Nguyễn Văn","doi":"10.47869/tcsj.75.5.5","DOIUrl":"https://doi.org/10.47869/tcsj.75.5.5","url":null,"abstract":"Bê tông Geopolymer (GPC) được xem là loại vật liệu thân thiện với môi trường, do giảm phát thải khí CO2, đã có nhiều nghiên cứu về cường độ, mô đun đàn hồi. Tuy nhiên để áp dụng rộng rãi vào thực tiễn cần có những nghiên cứu về biến dạng dài hạn theo thời gian của co ngót. Nội dung của nghiên cứu này trình bày thành phần cốt liệu của GPC với chất kết dính (CKD) tro bay và xỉ lò cao, quá trình thực nghiệm đo đạc biến dạng dài hạn do co ngót của GPC trong thời gian 6 tháng, xử lý số liệu và so sánh kết quả với biến dạng do co ngót của bê tông xi măng (OPC) được tính toán theo tiêu chuẩn AASHTO LRFD 2017 (TCVN 11823-5:2017) và nghiên cứu đã công bố. Kết quả nghiên cứu có thể xác định được biến dạng của co ngót theo thời gian, sử dụng để tính toán mất mát ứng suất trước do co ngót trong cáp dự ứng lực, phân bố lại ứng suất trong tiết diện dầm thép liên hợp với bản GPC, nội lực thứ cấp","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"4 8","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141337141","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}