Nguyễn Khánh Thuỳ Linh, Nguyen Dinh Phu, Đoàn Quốc Tuấn, Trần Thị Thu Thảo
{"title":"NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY THIÊN NIÊN KIỆN LÁ LỚN (HOMALOMENA PENDULA)","authors":"Nguyễn Khánh Thuỳ Linh, Nguyen Dinh Phu, Đoàn Quốc Tuấn, Trần Thị Thu Thảo","doi":"10.34238/tnu-jst.7614","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7614","url":null,"abstract":"Thiên niên kiện lá lớn đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Các đặc điểm vi phẫu và thành phần bột dược liệu của loài này vẫn chưa được mô tả một cách toàn diện. Nghiên cứu này mô tả đặc điểm vi phẫu, soi bột, đánh giá hoạt tính ức chế acetylcholinesterase và hoạt tính chống oxy hoá của loài Thiên niên kiện lá lớn. Nghiên cứu đặc điểm vi học bằng phương pháp kính hiển vi. Hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase được đánh giá bằng phương pháp Ellman và chống oxy hóa được thực hiện trên mô hình loại bỏ gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH). Đây là báo cáo đầu tiên về đặc điểm vi phẫu, soi bột của lá và rễ Thiên niên kiện lá lớn. Nghiên cứu đã xác định cao n-hexane thể hiện hoạt tính ức chế acetylcholinesterase trung bình với IC50 là 133,87 ± 2,76 mg/ml. Cao ethyl acetat thể hiện hoạt tính chống oxy hoá trung bình với IC50 là 69,51 ± 0,05 mg/ml. Các cao khác chưa thể hiện hoạt tính ở điều kiện thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh kinh nghiệm sử dụng loài này để làm thuốc của dân gian và là cơ sở khoa học để nghiên cứu, phát triển Thiên niên kiện lá lớn thành nguồn nguyên liệu làm thuốc điều trị các bệnh liên quan đến tác dụng chống oxy hoá và Alzheimer.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"28 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-24","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"81220992","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA CAO LỎNG GIẢI ĐỘC GAN TRÊN THỰC NGHIỆM","authors":"Hoàng Thái Hoa Cương, Đỗ Lê Thùy, Đào Ngọc An","doi":"10.34238/tnu-jst.7560","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7560","url":null,"abstract":"Mục tiêu của bài báo là đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cao lỏng giải độc gan trên mô hình gây tổn thương gan bằng paracetamol (PAR) trên chuột nhắt trắng. Nghiên cứu được tiến hành trên 5 lô chuột nhắt: lô chứng trắng, lô mô hình, lô chứng dương (silymarin 70 mg/kg), 2 lô uống Cao lỏng bảo vệ gan với liều 8.1 g/kg và 24.3 g/kg. Chuột được uống dung môi, thuốc chứng hoặc mẫu thử liên tục trong 8 ngày, sau đó gây độc bằng cách cho uống PAR với liều 400ng/kg; 48 giờ sau gây độc, giết chuột để lấy bệnh phẩm phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy cao lỏng bảo vệ gan liều tương đương 8,1 g dược liệu/ kg và 24,3 g dược liệu/ kg có tác dụng bảo vệ gan thông qua làm hạn chế tăng hoạt độ AST, ALT và xét nghiệm vi thể gan. ","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"126 5","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-24","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"91488617","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢNG BÁ VÀ XÚC TIẾN DU LỊCH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM","authors":"Ngô Thị Huyền Trang, Trần Viết Khanh","doi":"10.34238/tnu-jst.7477","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7477","url":null,"abstract":"Du lịch nông thôn đang có một vị trí quan trọng trong phát triển khu vực nông thôn, giúp cho người dân nông thôn dễ dàng hội nhập với thế giới bên ngoài, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gắn với bản sắc văn hóa và sản xuất nông nghiệp của nhiều địa phương, từ đó gia tăng thu nhập cho cộng đồng. Tại Việt Nam, việc phát triển du lịch nông thôn trong những năm qua đã có những thành tựu nhất định. Tuy vậy, công tác xúc tiến quảng bá du lịch trong du lịch nông thôn vẫn chưa được thực hiện hiệu quả. Bằng kết quả khảo sát tại các địa phương phát triển mạnh du lịch nông thôn như Lai Châu (đại diện cho khu vực Tây Bắc), Lâm Đồng (đại diện cho khu vực Tây Nguyên) và Đồng Tháp (đại diện cho khu vực Tây Nam Bộ), bài viết khái quát chung thực trạng xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn từ góc độ hộ kinh doanh du lịch và du khách. Từ đó, bài viết cũng đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy hơn nữa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"4 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-23","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"89833499","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"GIÁO KHOA HÁN VĂN TRONG THỜI KỲ CẢI LƯƠNG GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM VÀ ĐÔNG DƯƠNG (1906-1919)","authors":"Nguyễn Huỳnh Kim Phương","doi":"10.34238/tnu-jst.7495","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7495","url":null,"abstract":"Trong những năm 1906 - 1919, xã hội Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi về kinh tế, văn hóa và chính trị. Việc biên soạn giáo trình Hán văn phải được điều chỉnh để phù hợp với thực tế của xã hội và đáp ứng nhu cầu của học sinh ba cấp Ấu học, Tiểu học và Trung học. Nghiên cứu này nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát về tình hình giáo khoa Hán văn thời kỳ Cải lương tại Việt Nam, đồng thời so sánh với các quốc gia thuộc Bán đảo Đông Dương để hiểu được toàn cảnh bức tranh về giáo dục chữ Hán tại Đông Dương lúc bấy giờ, thông qua phương pháp nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu giáo dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian này, các sách giáo khoa chữ Hán ở ba cấp học được chia thành năm phạm trù chính là Hán văn cơ bản, Hán văn kinh truyện, Hán văn Bắc sử, Hán văn quốc sử và Hán văn bản quốc địa dư. Nội dung của Hán văn cơ bản và Hán văn kinh truyện đã được giản lược để trở nên dễ hiểu, dễ học hơn. Hán văn Bắc sử và Hán văn quốc sử được đổi mới về phương thức biên soạn không chỉ dùng cách thức truyền thống mà còn sử dụng văn vần, phương pháp phân kỳ để truyền tải đến học sinh kiến thức về lịch sử, văn hóa và triết học của Trung Quốc và Việt Nam.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"1 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-23","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"90214817","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"USING NUMBERED HEADS TOGETHER STRATEGY TO IMPROVE READING COMPREHENSION SKILLS FOR HIGH SCHOOL STUDENTS","authors":"Vũ Đình Bắc, Hoàng Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thảo Vân","doi":"10.34238/tnu-jst.7511","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7511","url":null,"abstract":"Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng chiến lược đánh số học sinh cùng nhau để nâng cao khả năng đọc hiểu của học sinh trung học phổ thông và để xác định xem việc học hợp tác với chiến lược đánh số học sinh cùng nhau có giúp ích cho việc đọc hiểu của học sinh hay không. Dữ liệu cho nghiên cứu này được lấy từ một nghiên cứu thực địa sử dụng thiết kế nghiên cứu hành động tại một trường trung học ở Thái Nguyên, Việt Nam. Đây là nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu hành động, thông tin đã được thu thập thông qua các bài kiểm tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bài kiểm tra của học sinh có điểm số khác nhau. Điểm trung bình của các bài kiểm tra sử dụng phương pháp đánh số học sinh cùng nhau cao hơn so với các bài kiểm tra không sử dụng phương pháp này. Vì vậy, học hợp tác sử dụng kỹ thuật đánh số học sinh cùng nhau có thể cải thiện kỹ năng đọc hiểu của học sinh trung học phổ thông. Nghiên cứu này đã cung cấp một nguồn chiến lược mới để hỗ trợ giáo viên dạy học sinh kỹ năng đọc, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"17 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-23","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"83492336","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Đào Việt Hùng, Trần Huy Thái, Nguyễn Thị Lê Hiền, Đinh Thị Thu Thủy, Trần Thị Thanh Tuyền, Ngũ Trường Nhân
{"title":"THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU TỪ LÁ VÀ CÀNH LOÀI THÔNG TRE LÁ DÀI (PODOCARPUS NERIIFOLIUS D.DON) Ở SƠN LA","authors":"Đào Việt Hùng, Trần Huy Thái, Nguyễn Thị Lê Hiền, Đinh Thị Thu Thủy, Trần Thị Thanh Tuyền, Ngũ Trường Nhân","doi":"10.34238/tnu-jst.6829","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.6829","url":null,"abstract":"Tinh dầu được chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước có hồi lưu từ lá và cành của loài Thông tre lá dài, mẫu được thu tại khu bảo tồn thiên nhiên (KBT TN) Xuân Nha, Sơn La. Hàm lượng tinh dầu từ lá và cành loài Thông tre lá dài đạt 0,019% và 0,013% (theo nguyên liệu khô không khí). Tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước. Bằng phương pháp sắc ký khối phổ (GC/MSD) đã xác định được 33 cấu tử từ lá tinh dầu loài Thông tre lá dài chiếm 88,63% tổng lượng tinh, những thành phần chính của tinh dầu gồm: β-caryophyllene (29,08%), α-humulene (7,03%), beyerene (5,52%), bicyclogermacrene (4,64%), germacrene D (3,90%). Đã xác định được 46 cấu tử từ cành của tinh dầu loài Thông tre lá dài chiếm 97,13% tổng lượng tinh dầu, những thành phần chính của tinh dầu gồm: α -pinene (18,2%), β-caryophyllene (26,48%), E-4,8-dimethylnona-1,3,7-triene (6,13%), α-humulene (6,07%), α-copaene (5,14%), germacrene D (3,73%). Kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học của tinh dầu loài Thông tre lá dài ở Việt Nam lần đầu tiên được công bố.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"29 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-16","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"84136786","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Lê Mạnh Thưởng, Vũ Xuân Cam, Hoàng Nam Dương, Đỗ Minh Tuấn, Mai Diệu Linh, Ngô Việt Hưng, Nguyễn Xuân Thọ, Hoàng Văn Lâm, Nguyễn Viết Đăng Quang, T. Vân
{"title":"THỰC TRẠNG BỆNH BỤI PHỔI THAN CỦA CÔNG NHÂN CÔNG TY THAN THỐNG NHẤT, QUẢNG NINH NĂM 2022","authors":"Lê Mạnh Thưởng, Vũ Xuân Cam, Hoàng Nam Dương, Đỗ Minh Tuấn, Mai Diệu Linh, Ngô Việt Hưng, Nguyễn Xuân Thọ, Hoàng Văn Lâm, Nguyễn Viết Đăng Quang, T. Vân","doi":"10.34238/tnu-jst.7602","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7602","url":null,"abstract":"Công ty than Thống Nhất là Chi nhánh thuộc tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam. Hàng năm, công ty đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, tuy nhiên việc đánh giá thực trạng mắc bệnh bụi phổi than chưa được nghiên cứu. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng bệnh bụi phổi than của công nhân Công ty than Thống Nhất năm 2022. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên toàn bộ 1752 công nhân của 17 phân xưởng thuộc Công ty than Thống Nhất năm 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than của đối tượng nghiên cứu là 12,5%, tỷ lệ mắc cao nhất ở nhóm có tuổi đời từ 40-49 tuổi (52,97%) và nhóm có tuổi nghề từ 10-19 năm (49,3%). Đối tượng làm việc ở vị trí Khai thác mỏ hầm lò có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất chiếm 79,45%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi nghề và vị trí làm việc với bệnh bụi phổi than của đối tượng nghiên cứu.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"112 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-16","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"80678566","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"LỰA CHỌN THỜI VỤ CHO GIỐNG LÚA NẾP CẨM KHẨU XIÊN PĂN TẠI HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH CAO BẰNG","authors":"Hà Thị Hòa, Nguyễn Văn Tâm, T. Ngọc","doi":"10.34238/tnu-jst.7072","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7072","url":null,"abstract":"Nếp cẩm Khẩu Xiên Păn là giống lúa nếp đặc sản của huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế góp phần mở rộng diện tích giống lúa này, chúng tôi tiến hành thí nghiệm với 03 khung thời vụ. CT1: Gieo mạ ngày 19/05/2022 cấy khi mạ 40 ngày tuổi; CT2: Gieo mạ ngày 29/05/2022 cấy khi mạ 30 ngày tuổi; CT3: Gieo mạ ngày 04/06/2022 cấy khi mạ 25 ngày tuổi. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫn nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian sinh trưởng giảm dần ở thời vụ gieo mạ muộn; khả năng đẻ nhánh không cao ở tất cả các khung thời vụ. Chiều cao cây, tỉ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt không chịu sự ảnh hưởng rõ ràng của thời vụ. Nhánh hữu hiệu và tỉ lệ đẻ nhánh hữu hiệu, số bông hữu hiệu/m2, số hạt chắc/bông, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu ở khung thời vụ CT2 cao nhất một cách có ý nghĩa so với 2 khung thời vụ còn lại. Khung thời vụ CT2 cho khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ tương đương thời vụ CT1 và tốt hơn ở khung thời vụ CT3. Khung thời vụ tốt nhất với lúa nếp cẩm Khẩu Xiên Păn: Gieo mạ ngày 29/05/2022 cấy khi mạ 30 ngày tuổi cho năng suất thực thu 5,46 tấn/ha.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"1 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-16","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"86423230","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Nguyễn Thu Bích Hà, Cao Trường Sơn, Nguyễn Thị Kim Cúc
{"title":"ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN MỘT SỐ LOẠI RAU HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI","authors":"Nguyễn Thu Bích Hà, Cao Trường Sơn, Nguyễn Thị Kim Cúc","doi":"10.34238/tnu-jst.7168","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7168","url":null,"abstract":"Nghiên cứu được thực hiện tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội nhằm đánh giá thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau an toàn và dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật trên một số loại rau. Hai phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu là phỏng vấn nông hộ và lấy mẫu rau phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân sử dụng 33 thuốc bảo vệ thực vật gồm 18 thuốc trừ sâu, 7 thuốc trừ bệnh, 4 thuốc trừ cỏ, 2 thuốc kích thích sinh trưởng và 2 thuốc dẫn dụ côn trùng. Tỉ lệ thuốc hóa học chiếm tỉ lệ cao hơn (66,7%) so với thuốc sinh học (33,3%). Việc xác định thời điểm phun thuốc đúng lúc chỉ chiếm 37,8% số hộ. Liều lượng pha thuốc cơ bản được tuân thủ cũng như đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch. Việc trang bị dụng cụ bảo hộ và thực hiện các nguyên tắc an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân còn hạn chế. Bao bì thuốc bảo vệ thực vật được đa số nông dân (94,4%) bỏ vào bể/thùng chứa theo quy định, được đóng bao, lưu giữ tạm thời tại nhà kho chuyên dụng và định kỳ vận chuyển đi xử lý 2 lần/năm. Kết quả phân tích 36 mẫu (18 loại rau ở 2 vụ), có 4 mẫu phát hiện dư lượng, chiếm tỉ lệ 11,1%, nhưng đều nằm trong khoảng cho phép theo tiêu chuẩn FAO. ","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"24 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-16","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"91372049","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Hoàng Thu Soan, Vũ Tiến Thăng, Nguyễn Hoàng Việt Đức, Đàm Thu Hiền, Vi Thị Phương Lan, Nguyễn Thu Phương, Chu Hoàng Hưng
{"title":"ĐẶC ĐIỂM MẬT ĐỘ XƯƠNG CỦA ĐỐI TƯỢNG 10 ĐẾN 49 TUỔI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN","authors":"Hoàng Thu Soan, Vũ Tiến Thăng, Nguyễn Hoàng Việt Đức, Đàm Thu Hiền, Vi Thị Phương Lan, Nguyễn Thu Phương, Chu Hoàng Hưng","doi":"10.34238/tnu-jst.7570","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7570","url":null,"abstract":"Mục tiêu của nghiên cứu là xác định mật độ khoáng xương cột sống thắt lưng, cổ xương đùi, toàn bộ đầu trên xương đùi, xương toàn thân trên người khỏe mạnh tỉnh Thái Nguyên ở độ tuổi 10-49 bằng phương pháp DEXA. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 566 đối tượng sinh sống tại tỉnh Thái Nguyên không mắc các bệnh về xương hoặc liên quan đến xương. Kết quả cho thấy, mật độ khoáng xương (BMD) ở cổ xương đùi tăng dần từ 10 đến 39 tuổi, từ 40 tuổi bắt đầu giảm dần. Ở nhóm 10-19 tuổi, BMD của cổ xương đùi và toàn bộ đầu trên xương đùi tương tự giữa 2 giới; nhưng BMD của đốt sống L1-4 và BMD toàn thân của nam thấp hơn của nữ. Từ 20-49 tuổi, đa số BMD ở các vị trí cổ xương đùi, toàn bộ đầu trên xương đùi, L1-L4 và toàn thân của nam cao hơn của nữ. Thời điểm đạt khối lượng xương đỉnh ở nam là khoảng 34 tuổi, ở nữ khoảng 30 tuổi và BMD của cổ xương đùi đạt đỉnh ở nam là khoảng 29 tuổi và khoảng 27 tuổi ở nữ. Chỉ số khối cơ xương có mối liên quan đến mật độ xương chặt chẽ hơn so với chỉ số khối mỡ. Kết quả mật độ xương trong nghiên cứu nên sử dụng làm giá trị tham chiếu cho người dân Thái Nguyên.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"33 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-16","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"88421919","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}