{"title":"ADHESION OF EPOXY PAINT AND POLYURETHANE PAINT BY THE PULL-OFF METHOD","authors":"Đỗ Đình Trung","doi":"10.34238/tnu-jst.7948","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7948","url":null,"abstract":"Bài báo trình bày kết quả khảo sát độ bám dính của một số hệ sơn epoxy với nhau, với sơn polyurethane và với nền thép bằng phương pháp kéo pull-off.Các hệ sơn được khảo sát độ bền bám dính là: Galvanite No.400 primer (white), Univan MIO (brown), Umerguard HS (grey, red brown), Uny marine HS (grey CS-615), Epicon primer HB (brown), Permax No.3000S (grey, red brown). Phương pháp đo được sử dụng là phương pháp kéo pull-off để đánh giá mức độ bám dính giữa các lớp sơn phủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ bám dính của hệ sơn epoxy đạt giá trị 10,48 MPa. Với hệ sơn polyurethane độ bám dính đạt 8,60 MPa. Các hệ sơn epoxy và polyurethane này đáp ứng chỉ tiêu về độ bám dính, đây là tiêu chí quan trọng để tiếp tục được đưa vào thử nghiệm gia tốc đánh giá tuổi thọ của sơn epoxy và sơn polyurethane theo ISO 12944-6:2018(E). Thử nghiệm gia tốc cho thấy, các chỉ tiêu về độ phồng rộp, độ gỉ, độ rạn nứt, độ bong tróc và độ phấn hóa đáp ứng yêu cầu theo ISO 12944-9:2018.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"92 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-07-25","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139354971","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"DETERMINATION OF COEFFICIENT OF FRICTION DURING COLD RING UPSETTING PROCESS WITH DIFFERENT LUBRICANTS","authors":"Nguyễn Mạnh Tiến","doi":"10.34238/tnu-jst.8105","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8105","url":null,"abstract":"Ma sát tiếp xúc trong quá trình biến dạng dẻo luôn thay đổi và phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng các chất bôi trơn. Bài báo trình bày kết quả khảo sát hệ số ma sát khi biến dạng dẻo nguội bằng phương pháp chồn phôi ống với các chất bôi trơn khác nhau. Quá trình chồn phôi ống được thực hiện với nhiều mức độ biến dạng khác nhau với ba chất bôi trơn được sử dụng bao gồm: dầu công nghiệp, dầu ăn và bột sunfat kẽm. Căn cứ vào sự biến dạng và sự thay đổi kích thước của các mẫu sau chồn, xác định được hệ số ma sát bằng việc so sánh tương quan với đường cong hiệu chuẩn ma sát được thực hiện bởi Male và Cockcroft. Một quá trình kiểm chứng các kết quả thực nghiệm được thực hiện trên phần mềm mô phỏng số Deform 2D. Mô phỏng số quá trình chồn phôi ống với các điều kiện tương tự khi thực nghiệm và với các hệ số ma sát đã xác định được. Kích thước phôi sau mô phỏng biến dạng được đối chiếu với kích thước mẫu sau chồn để khẳng định các kết quả xác định hệ số ma sát có tính tin cậy.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"2013 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-07-25","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139355161","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Nguyễn Thị Kim Thanh, Đỗ Thị Tuyến, Nguyễn Thị Thanh Lợi, Ngô Cao Cường, P. Tiến
{"title":"CHARACTERIZATION OF INDIGENOUS OIL-DEGRADING BACTERIA FROM OIL-POLLUTED SOIL IN CAM RANH, KHANH HOA","authors":"Nguyễn Thị Kim Thanh, Đỗ Thị Tuyến, Nguyễn Thị Thanh Lợi, Ngô Cao Cường, P. Tiến","doi":"10.34238/tnu-jst.8235","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8235","url":null,"abstract":"Ứng dụng khả năng phân hủy sinh học của vi sinh vật để xử lý đất ô nhiễm dầu là một hướng tiếp cận đầy hứa hẹn đang được các nhà nghiên cứu quan tâm. Nghiên cứu này nhằm mục đích phân lập các chủng vi khuẩn phân hủy dầu từ đất bị ô nhiễm ở Cam Ranh, Khánh Hòa và phát triển một tổ hợp vi khuẩn bản địa có khả năng xử lý ô nhiễm dầu tại đây. Từ tổng số 7 mẫu đất nhiễm dầu được lấy tại Cam Ranh, sau khi làm giàu 3 lần trong môi trường muối khoáng lỏng chứa 5% dầu thô hòa trong diesel (DO) (w/v), đã phân lập được 7 chủng vi khuẩn. Dựa vào kết quả nghiên cứu tính đối kháng của 7 chủng, 3 tổ hợp vi sinh vật được hình thành phát triển tốt trong môi trường muối khoáng lỏng có bổ sung 5% dầu thô pha trong DO. Trong đó, tổ hợp TH2 cho thấy khả năng phát triển và hiệu quả phân hủy tốt nhất đạt 90% sau 13 ngày ủ. Bằng kỹ thuật phân tích trình tự 16S rRNA, 4 chủng vi khuẩn phân hủy dầu của tổ hợp TH2 được khảo sát và định danh lần lượt là Bacillus subtilis CR1 (OQ940649), Bacillus siamensis CR4 (OQ940652), Bacillus amyloliquefaciens CR5 (OQ940653) và Pseudomonas citronellolis CR7 (OQ940655). Chúng phát triển tối ưu ở độ mặn 20‰, pH 7 và nhiệt độ 30-37°C. Giá trị này phù hợp với điều kiện tự nhiên tại Cam Ranh, cho thấy tiềm năng ứng dụng các chủng vi khuẩn để xử lý sinh học môi trường đất nhiễm dầu.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"37 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-07-25","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139354955","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Trần Việt Hùng, Bùi Quý Thắng, H. Thiện, Phạm Thị Việt Anh, Trịnh Đình Linh
{"title":"NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU CHUẨN NỘI KÊNH PHÁT CỦA HỆ THỐNG ĂNG TEN MẢNG PHA SỐ","authors":"Trần Việt Hùng, Bùi Quý Thắng, H. Thiện, Phạm Thị Việt Anh, Trịnh Đình Linh","doi":"10.34238/tnu-jst.8032","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8032","url":null,"abstract":"Bài báo này đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hiệu chuẩn các kênh phát của hệ thống ăng ten mạng pha số trong thời gian thực. Phương pháp hiệu chuẩn nội là phương pháp đã được nghiên cứu và ứng dụng phổ biến để đáp ứng tính thời gian thực trong hiệu chuẩn. Tuy nhiên phương pháp có hạn chế lớn, đó là hiện tượng rò tín hiệu trong mô-đun và điều này gây ra sai số lớn trong hiệu chuẩn. Bài báo đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế trên trong hiệu chuẩn kênh phát. Đó là giữ chậm tín hiệu hiệu chuẩn được trích xuất ở đầu ra của mô-đun phát bằng \"đường trễ tín hiệu\". Với giải pháp này, mối tương quan giữa tín hiệu hiệu chuẩn và tín hiệu rò sẽ bị suy giảm đáng kể, từ đó làm giảm sai số của phép đo. Hiệu quả của đề xuất được phân tích trên cơ sở lý thuyết và minh chứng qua mô phỏng. Với cách lựa chọn độ trễ đủ lớn, kết quả mô phỏng với chuỗi mã dịch pha nhị phân BPSK có 1000 giá trị, cho thấy mối tương quan của hai tín hiệu giảm xấp xỉ 31,6 lần, tương ứng với mức cách ly của hai tín hiệu tăng lên 30 dBc.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"44 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-07-25","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139355275","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"NGUỒN VỐN SINH KẾ VÀ TỔN THƯƠNG SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ DÂN TỘC SÁN CHAY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN","authors":"Nguyễn Văn Tâm, Phạm Ngọc Vũ","doi":"10.34238/tnu-jst.7990","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7990","url":null,"abstract":"Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích khung sinh kế bền vững và phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương nhằm đánh giá thực trạng nguồn vốn sinh kế và chỉ số tổn thương sinh kế của nông hộ dân tộc Sán Chay trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy nông hộ dân tộc Sán Chay trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên có nguồn vốn sinh kế đa dạng, phong phú, đặc biệt là nguồn vốn xã hội. Tuy nhiên, chỉ số tổn thương sinh kế của nông hộ dân tộc Sán Chay ở mức khá cao (VI = 0,51). Trong 5 nguồn vốn sinh kế của nông hộ dân tộc Sán Chay thì nguồn vốn nhân lực và nguồn vốn tự nhiên có chỉ số tổn thương sinh kế cao nhất (VI = 0,63), các nguồn vốn sinh kế còn lại có VI thấp hơn. Từ kết quả trên, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện sinh kế của nông hộ dân tộc Sán Chay trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"86 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-07-17","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139358661","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"ĐẢNG BỘ HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2022","authors":"Đỗ Hằng Nga, Nguyễn Văn Nghị","doi":"10.34238/tnu-jst.8215","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8215","url":null,"abstract":"Thông qua việc sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong tiếp cận và giải quyết vấn đề, bài viết tập trung khảo cứu chủ trương, sự chỉ đạo và phân tích kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu trong những năm 2015 - 2022. Nghiên cứu góp phần cung cấp luận chứng cho việc hoạch định chủ trương, chính sách của địa phương trong giai đoạn tiếp theo để phát huy tối đa tiềm năng kinh tế nông nghiệp, tạo sinh kế giảm nghèo cho nhân dân các dân tộc Mường Tè. Kết quả nghiên cứu cho thấy huyện Mường Tè có tiềm năng cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong những năm 2015 - 2022, Đảng bộ huyện Mường Tè đã ban hành nhiều chủ trương đúng đắn để phát triển kinh tế nông nghiệp với trọng tâm là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện với phát triển kinh tế nông nghiệp đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân Mường Tè ngày càng được nâng lên. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp huyện Mường Tè cho thấy quá trình vận dụng đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng vào thực tế địa phương là đúng đắn.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"51 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-07-17","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139358696","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"KẾT CẤU KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA LÀNG XÃ Ở HUYỆN THẠCH AN (TỈNH CAO BẰNG) Ở THẾ KỈ XIX","authors":"Đàm Thị Uyên, Nguyễn Thanh Huế","doi":"10.34238/tnu-jst.8058","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8058","url":null,"abstract":"Huyện Thạch An nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Cao Bằng, là cửa ngõ giao lưu, tiếp xúc giữa miền xuôi và miền ngược. Với phương pháp lịch sử và phương pháp logic, nghiên cứu này được thực hiện nhằm trình bày kết cấu kinh tế, xã hội và văn hóa của làng xã ở huyện Thạch An (tỉnh Cao Bằng) thế kỉ XIX. Kết quả nghiên cứu cho thấy, triều đình nhà Nguyễn đã thực hiện những chính sách nhằm hạn chế quyền lực của các thổ tù địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, các chúa đất cũng chỉ thực hiện một phần các chủ trương đó tại huyện Thạch An. Quyền quản lý vùng đất này vẫn chủ yếu thuộc về các chúa đất địa phương. Về kinh tế, nông nghiệp giữ vị trí quan trọng trong đời sống của cư dân. Bên cạnh đó, hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng được quan tâm phát triển. Thông qua các hoạt động này, các mối giao lưu kinh tế, xã hội được hình thành giúp tăng cường quan hệ giao thương mang tính quốc tế và đoàn kết khối cộng đồng giữa các dân tộc. Đây là cơ sở thuận lợi cho sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"145 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-07-17","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139358632","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Nguyen Ngoc Ky, Lê Anh Linh, V. Thi, Võ Khắc Trường Thanh
{"title":"NHẬN THỨC VỀ RỦI RO KHI THAM GIA MUA SẮM TRỰC TUYẾN: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN","authors":"Nguyen Ngoc Ky, Lê Anh Linh, V. Thi, Võ Khắc Trường Thanh","doi":"10.34238/tnu-jst.8163","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8163","url":null,"abstract":"Nghiên cứu về hành vi mua sắm trực tuyến được xem là chủ đề hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu. Dựa trên những hệ thống lý thuyết và nghiên cứu trước, bài viết này đề xuất một mô hình nghiên cứu nhằm mục tiêu khám phá, xác định và đo lường các thành phần thuộc nhận thức rủi ro tác động đến ý định mua hàng trực tuyến tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 389 khách hàng mà hầu hết là sinh viên đã mua hàng trực tuyến ít nhất năm lần từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023. Bài viết kết hợp các kỹ thuật phân tích định lượng bao gồm kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, và hồi quy tuyến tính nhằm khẳng định lại các thành phần cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy bốn thành phần của nhận thức rủi ro có tác động ngược chiều đến ý định mua hàng trực tuyến tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận bao gồm: (1) rủi ro thời gian, (2) rủi ro tài chính, (3) rủi ro quyền riêng tư và (4) rủi ro vận chuyển. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị cho người tiêu dùng khi tham gia vào mua hàng trực tuyến.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"96 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-07-17","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139358609","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"MIXED-INTEGER LINEAR PROGRAMMING-BASED TRANSMISSION NETWORK EXPANSION PLANNING CONSIDERING POWER LOSS","authors":"Nguyễn Tuấn Anh, Đàm Minh Quang, Phạm Năng Văn","doi":"10.34238/tnu-jst.8196","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8196","url":null,"abstract":"Quy hoạch mở rộng lưới điện truyền tải (TNEP) là một nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch hệ thống điện. Bài toán này thường được mô hình dưới dạng quy hoạch phi tuyến nguyên thực hỗn hợp (MINLP). Tuy nhiên, mô hình MINLP thường không đảm bảo nghiệm tối ưu toàn cục và không hiệu quả về mặt tính toán. Bài báo này đề xuất mô hình quy hoạch tuyến tính nguyên thực hỗn hợp (MILP) để tối ưu hóa cấu trúc của lưới điện truyền tải có xét tổn thất công suất. Mô hình MILP đề xuất được xây dựng từ mô hình MINLP sử dụng kỹ thuật tuyến tính hóa từng đoạn và tuyến tính hóa chính xác tích của biến nhị phân và biến liên tục. Hàm mục tiêu của bài toán TNEP trong nghiên cứu này là tối thiểu hóa tổng chi phí của hệ thống điện, bao gồm vốn đầu tư xây dựng các đường dây, chi phí bảo dưỡng, chi phí tổn thất điện năng và chi phí sản xuất của các tổ máy phát điện. Các ràng buộc được xem xét bao gồm giới hạn ngân sách đầu tư, hệ phương trình trào lưu công suất, giới hạn truyền tải công suất trên các đường dây và giới hạn công suất phát của các tổ máy. Mô hình MILP đề xuất được đánh giá trên lưới điện 24 nút IEEE sử dụng bộ giải thương mại CPLEX với ngôn ngữ lập trình GAMS.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"36 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-07-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139359573","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
H. Thiện, Trần Việt Hùng, Phạm Thị Việt Anh, Bùi Quý Thắng
{"title":"BỘ DAO ĐỘNG MẠCH VÒNG ĐA ĐƯỜNG HỒI TIẾP VI SAI TẦN SỐ 2,15 GHz - 3,2 GHz TRÊN CÔNG NGHỆ BÁN DẪN CMOS 65 nm","authors":"H. Thiện, Trần Việt Hùng, Phạm Thị Việt Anh, Bùi Quý Thắng","doi":"10.34238/tnu-jst.8015","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8015","url":null,"abstract":"Bài báo này trình bày thiết kế bộ tạo dao động mạch vòng trên công nghệ bán dẫn CMOS 65 nm. Bộ dao động bao gồm 8 khâu giữ chậm vi sai, cung cấp 16 pha đầu ra. Khâu giữ chậm vi sai được thiết kế không sử dụng đuôi nguồn dòng điện, làm tăng dải điện áp tại nút ra đồng thời giảm yêu cầu về độ lớn điện áp nguồn. Để tăng tần số dao động đầu ra trong khi không làm tăng công suất tiêu thụ, bộ dao động sử dụng kiến trúc đa đường hồi tiếp. Ngoài ra, trong bộ dao động mạch vòng này, các đường điều chỉnh tần số kép được sử dụng, trong đó việc điều chỉnh thô và điều chỉnh tinh được thực hiện tương ứng ở dạng kỹ thuật số và tương tự, cho phép bộ dao động bao phủ dải tần số rộng từ 2,15 GHz đến 3,2 GHz. Bộ dao động mạch vòng được thiết kế có công suất tiêu thụ 0,57 mW với điện áp nguồn 0,75 V ở tần số đầu ra 2,25 GHz, phù hợp với các ứng dụng điện áp nguồn nhỏ, công suất thấp.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"50 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-07-13","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"139359597","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}