{"title":"ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP THEO PHÂN GIAI ĐOẠN SCAI SHOCK TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC VÀ CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG","authors":"Thị Kiều Duyên Lê, Duy Thanh Nguyễn, Thế Dũng Bùi","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9639","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9639","url":null,"abstract":"Cơ sở nghiên cứu: Phân loại suy tim cấp (AHF) theo 5 giai đoạn mới gần đây được đề xuất bởi Hiệp hội Chụp và Can thiệp Tim mạch (SCAI) với mục đích phân tầng nguy cơ tử vong. Mục tiêu: Áp dụng phân loại những bệnh nhân suy tim cấp trong 24h đầu nhập viện và theo dõi kết quả điều trị ngắn hạn 30 ngày theo phân giai đoạn SCAI SHOCK. Đối tượng: Tất cả các bệnh nhân >18 tuổi tại khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim cấp theo ESC 2021 hoặc được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả, lấy mẫu thuận tiện, thu thập số liệu theo mẫu. Kết quả: Trong 150 bệnh nhân thỏa tiêu chí nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân phân vào SCAI SHOCK từ A đến E lần lượt là 8.7%, 43,3%, 25,3%, 10.7%, 12%. Sau 30 ngày theo dõi tỉ lệ sống sót chung là 58%, tỉ lệ sống sót theo từng giai đoạn SCAI là SCAI A 92.3%, SCAI B 89.2%, SCAI C 44.7%, SCAI D 0%, SCAI E 0%. Kết luận: Giai đoạn SCAI B chiếm tỉ lệ cao nhất tại khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Tim Mạch An Giang. Trong khoảng thời gian 30 ngày theo dõi, tỉ lệ sống sót chung của nhóm nghiên cứu là khoảng 1/2 số ca, trong đó tỉ lệ sống sót cao nhất ở giai đoạn SCAI A, B và thấp nhất ở giai đoạn D, E. Phân giai đoạn SCAI trong 24 giờ đầu càng cao, tỉ lệ sống sót càng thấp.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"31 8","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140974213","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI PHÁT CỦA BỆNH NHÂN SAU CẮT GAN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẾ BÀO GAN","authors":"Ngọc Hùng Phạm, Công Duy Long Trần","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9572","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9572","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm tại thời điểm tái phát của nhóm bệnh nhân được chẩn đoán tái phát sau cắt gan điều trị ung thư tế bào gan tại bệnh viện trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ Tháng 1/2017 – Tháng 6/2022. Đối tượng và phương pháp: đối tượng gồm 238 bệnh nhân tái phát ung thư sau phẫu thuật cắt gan. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả 1 loạt ca bệnh hồi cứu. Kết quả và kết luận: Trung vị nồng độ AFP tại thời điểm tái phát là 11 (3-203). 19,3% bệnh nhân có nồng độ AFP ≥ 400 ng/mL. Tỷ lệ tái phát trong nhu mô gan chiếm 95%, 5% không khảo sát thấy tổn thương nhu mô gan. Tính chất u tái phát: tổn thương đa ổ chiếm 58%, 1 u chiếm 37%. Vị trí tái phát: Tổn thương tái phát rải rác nhu mô chiếm 52,9%, tái phát tại diện cắt là 9,7%, tái phát HPT cạnh diện cắt là 18,9%, HPT xa diện cắt là 13,4%. Tình trạng di căn: ghi nhận di căn ở 21,8% bệnh nhân trong đó 5% chỉ di căn ngoài gan, 16,8% vừa tái phát trong gan, vừa di căn ngoài gan. Vị trí di căn: Phổi chiếm tỷ lệ 6,7%, phúc mạc 6,7%, hạch ổ bụng 2,5%, Huyết khối 2,9%, xương 0,4%, di căn nhiều cơ quan 2,5%. Giai đoạn bệnh trước phẫu thuật chủ yếu là BCLC A (65,1%). Tỷ lệ xâm lấn mạch máu đại thể và vi thể lần lượt là 16% và 37,8%.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"14 10","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140974264","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Mạnh Hùng Đỗ, Văn Cường Vũ, H. Hoàng, Đình Đức Nguyễn, Trung Anh Lê
{"title":"ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA NGƯỜI BỆNH XẸP ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG THẤP CÓ LOĀNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC","authors":"Mạnh Hùng Đỗ, Văn Cường Vũ, H. Hoàng, Đình Đức Nguyễn, Trung Anh Lê","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9604","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9604","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh xẹp đốt sống thắt lưng thấp có loāng xương nặng tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu gồm 45 người bệnh xẹp đốt sống thắt lưng thấp có loãng xương nặng tại khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 07/2022 - 06/2023. Kết quả: Tỷ lệ nữ/nam = 3,5/1. Bệnh gặp chủ yếu ở người cao tuổi, với tuổi trung bình 72,3 ± 10,1. Người bệnh xẹp đốt sống thắt lưng thấp có loãng xương nặng không có yếu tố chấn thương kèm theo chiếm tỷ lệ cao nhất 73,3%. VAS trung bình 7,1 ± 1,5; Tất cả người bệnh đều có hạn chế chức năng vận động: 24,4% người bệnh không đi lại được, 26,7% không đứng được và 48,9% không ngồi được. Tỷ lệ đốt xẹp bị xoay độ I là 47,9%, xoay độ 2 là 16,7%. Xẹp đốt sống L3 là phổ biến nhất (56,3%). Người bệnh xẹp đốt sống thắt lưng thấp thường có mức độ loãng xương rất nặng, T-score trung bình là -4,3 ± 0,8. Kết luận: Xẹp đốt sống thắt lưng thấp hay gặp ở người bệnh có tình trạng loãng xương nặng, kèm theo trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, vẹo cột sống.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"49 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140973953","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MẤT NGỦ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI MẤT NGỦ Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO","authors":"Đức Thuần Đỗ, Ngọc Thảo Phạm, Minh Tuấn Trần","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9596","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9596","url":null,"abstract":"Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tỷ lệ mất ngủ và một số yếu tố liên quan với mất ngủ ở bệnh nhân nhồi máu não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang tại khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103 từ 6/2023 – 1/2024. Kết quả: Tỷ lệ mất ngủ ở bệnh nhân nhồi máu não là 39,02%; Đái tháo đường, mức độ nặng đột quỵ theo NIHSS, mức độ tàn phế theo mRS và có hội chứng chân không yên (RLS-Restless legs syndrome) có liên quan với đến mất ngủ sau nhồi máu não. Trong đó, 2 yếu tố liên quan độc lập với mất ngủ ở bệnh nhân nhồi máu não là: đái tháo đường (OR: 7,014; 95%CI: 1,983-24,809; 0,003), có mRS ≥ 3 (OR: 12,128; 95%CI: 3,195-46,033; p < 0,001). Kết luận: Tỷ lệ mất ngủ ở bệnh nhân nhồi máu não là 39,02%; bệnh nhân có đái tháo đường, mức độ tàn phế theo mRS ≥ 3 là những yếu tố","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"41 4","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140974002","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Vũ Khánh Phạm, Thị Thu Vân Trần, Việt Anh Nguyễn, Quang Dụ Mai, Thị Ngọc Quỳnh Nguyễn
{"title":"NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC “CHỈ THỐNG NHƯ THẦN THANG” TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN GÚT","authors":"Vũ Khánh Phạm, Thị Thu Vân Trần, Việt Anh Nguyễn, Quang Dụ Mai, Thị Ngọc Quỳnh Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9612","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9612","url":null,"abstract":"Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Chỉ thống như thần thang” trong điều trị bệnh nhân Gút. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 bệnh nhân không phân biệt giới tính, nghề nghiệp được chẩn đoán là gút cấp hoặc đợt cấp gút mạn theo tiêu chuẩn chẩn đoán của YHHĐ và bệnh danh Thống phong thể phong thấp nhiệt theo YHCT. Nhóm chứng: gồm 30 bệnh nhân được điều trị bằng Colchicine 1mg trong 14 ngày. Nhóm nghiên cứu: gồm 30 bệnh nhân được điều trị bằng Colchicine 1mg kết hợp bài thuốc “Chỉ thống như thần thang” trong 14 ngày. Kết quả: Sau 14 ngày điều trị: chỉ số viêm của các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu và nhóm chứng giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p> 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân nhóm nghiên cứu được điều trị hạ acid uric máu đạt mục tiêu chiếm cao hơn so với nhóm chứng (p > 0,05). Điểm Nimodipin ở cả hai nhóm đều cải thiện so với trước điều trị (p< 0,001); trong đó nhóm nghiên cứu có mức giảm tốt hơn (p< 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân nhóm nghiên cứu được điều trị có hiệu quả rõ rệt, cao hơn so với nhóm chứng với p < 0,05. Các chỉ số của chức phận tạo máu và chức năng gan, thận không thay đổi có ý nghĩa thống kê trước và sau điều trị với p > 0,05. Kết luận: Bài thuốc “Chỉ thống như thần thang” kết hợp Colchicine 1mg là phương pháp an toàn, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh nhân gút thông qua việc cải thiện các chỉ số viêm, hạ acid uric máu và cải thiện các chứng hậu theo Y học cổ truyền","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"64 33","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140972233","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Đức Vượng Nguyễn, Hương Duyên Võ, Đình Chương Nguyễn, Đình Khả Trần, Thị Kiều Trinh Nguyễn
{"title":"CHỈNH HÌNH VAN MŨI BẰNG MẢNH GHÉP SỤN TỰ THÂN: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG","authors":"Đức Vượng Nguyễn, Hương Duyên Võ, Đình Chương Nguyễn, Đình Khả Trần, Thị Kiều Trinh Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9645","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9645","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Hẹp van mũi là một trong những nguyên nhân thường gặp gây nghẹt mũi, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hiện nay có nhiều phương thức điều trị hẹp van mũi. Lựa chọn phương thức điều trị thích hợp tuỳ theo từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Ca lâm sàng: Bệnh nhân nam, 45 tuổi, có triệu chứng nghẹt mũi bên phải thường xuyên nhiều năm nay, được chẩn đoán hẹp van mũi phải và vẹo vách ngăn. Bệnh nhân được chỉnh hình vách ngăn và sử dụng phần sụn vách ngăn này để làm mảnh ghép chỉnh hình cấu trúc van mũi. Sau 3 tháng theo dõi, phẫu thuật đạt kết quả tốt, bệnh nhân không còn tình trạng nghẹt mũi và hài lòng với kết quả cuộc phẫu thuật. Bàn luận: Có nhiều phương pháp phẫu thuật chỉnh hình van mũi cho thấy hiệu quả tốt. Chọn lựa phương pháp phẫu thuật và loại mảnh ghép phù hợp là thách thức lớn đối với phẫu thuật viên. Phẫu thuật viên cần nhận định chính xác tình trạng của bệnh nhân, từ đó có thể chọn lựa được phương pháp điều trị phù hợp. Trên ca bệnh này, chỉnh hình van mũi bằng sụn tự thân lấy từ vùng vách ngăn vẹo qua đường mổ hở được xem là tối ưu nhất. Kết luận: Chỉnh hình van mũi là phương pháp điều trị hẹp van mũi hiệu quả và triệt để. Việc quyết định và thực hiện phẫu thuật chỉnh hình van mũi đòi hỏi quá trình tư vấn cụ thể và sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ và bệnh nhân để đạt được hiệu quả cao cả về mặt thẩm mỹ và chức năng.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"2 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140975116","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thị Uyên Duyên Nguyễn, Kim Thành Đoàn, Anh Tuấn Trần
{"title":"ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA RANIBIZUMAB TIÊM NỘI NHÃN TRONG ĐIỀU TRỊ PHÙ HOÀNG ĐIỂM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG","authors":"Thị Uyên Duyên Nguyễn, Kim Thành Đoàn, Anh Tuấn Trần","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9632","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9632","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của ranibizumab tiêm nội nhãn trong điều trị phù hoàng điểm đái tháo đường. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, can thiệp lâm sàng, không nhóm chứng. Tuyển chọn mắt phù hoàng điểm đái tháo đường có thị lực chỉnh kính từ 20/230 (10 chữ ETDRS) đến 20/40 (70 chữ ETDRS) và độ dày võng mạc trung tâm ≥ 250 µm trên OCT. Phác đồ tiêm nội nhãn 3 mũi ranibizumab 0,5mg liên tục mỗi 4 tuần, sau đó tiêm cho đến khi thị lực có chỉnh kính đạt 20/20 hoặc ổn định (chú ý kết quả OCT). Theo dõi và đánh giá kết quả mỗi 4 tuần trong 24 tuần. Kết quả: Thu thập 21 mắt của 15 bệnh nhân phù hoàng điểm đái tháo đường với số mũi tiêm trung bình là 4,9 ± 1,2 tại thời điểm 24 tuần cho kết quả như sau: Trung bình thị lực có chỉnh kính là 54,9 ± 3,6 ký tự ETDRS trước khi điều trị và tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0.0001) là 14,9 ± 10,1 ký tự với 69,7 ± 3,3 ký tự tại thời điểm 24 tuần. Trung bình độ dày võng mạc trung tâm tại thời điểm trước điều trị là 442,9 ± 28,9 µm và giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0.0001) là 189,0 ± 32,3 µm còn 253,9 ± 10,2 µm tại tuần 24. 10 mắt (47,6%) BLVMĐTĐKTS nặng chuyển thành BLVMĐTĐKTS vừa và nhẹ. Không ghi nhận biến chứng tại mắt: bong võng mạc, viêm nội nhãn, xuất huyết dịch kính,... Thị lực nền < 60 ký tự ETDRS ~ < 3/10 có nguy cơ khiến không đạt mức thành công tốt đẹp gấp 8,8 lần so với nhóm có thị lực nền ≥ 60 ký tự ETDRS ~ ≥ 3/10; kiểm định Fisher’s Exact; RR=8,8; CI 95% (1,324 - 58,500); p = 0,002. Kết luận: Hiệu quả của ranibizumab 0,5mg tiêm nội nhãn trong điều trị phù hoàng điểm đái tháo đường cải thiện võng mạc về cấu trúc và chức năng có ý nghĩa thống kê.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"22 5","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140972942","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thái Tôn Đặng, Thị Vân Anh Đặng, Ngọc Tráng Nguyễn, Đăng Lưu Vũ, Thế Điệp Nguyễn, Thị Thảo Nguyên Bùi, Minh Hải Vũ
{"title":"GIÁ TRỊ CỦA CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ 1.5 TESLA TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG SỤN CHÊM SO SÁNH VỚI CHẨN ĐOÁN TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP GỐI","authors":"Thái Tôn Đặng, Thị Vân Anh Đặng, Ngọc Tráng Nguyễn, Đăng Lưu Vũ, Thế Điệp Nguyễn, Thị Thảo Nguyên Bùi, Minh Hải Vũ","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9636","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9636","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá giá trị của chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla trong đánh gía chấn thương dây chằng sụn chêm so sánh với chẩn đoán trong phẫu thuật nội soi khớp gối. Đối tượng nghiên cứu: 98 bệnh nhân chấn thương khớp gối được thăm khám và chụp CHT xác định tổn thương nội khớp gối và đã được phẫu thuật nội soi khớp gối tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Thời gian thời gian từ tháng 01/2018 đến hết tháng 01 năm 2020. Các chỉ số nghiên cứu: giới, tuổi, vị trí chấn thương, thời gian bị chấn thương đến lúc chụp, tổn thương dây chằng, sụn chêm trên cộng hưởng từ và trong mổ nội soi khớp gối: Dây chằng chéo trước, cây chằng chéo trước, các dây chằng phụ. Kết quả: Trong 98 bệnh nhân có: Độ tuổi từ 15 – 63. Dưới 20 tuổi 6,1%, từ 20- 40 tuổi 73,5%, trên 40 tuổi 20,4%. Thời gian từ khi chấn thương đến khi chụp CHT: Dưới 2 tuần 29,6%, từ 2 tuần đến 3 tháng 39,8%, trên 3 tháng 30,6%. Vị trí chấn thương: 52% khớp gối phải, 48% khớp gối trái, không có trường hợp nào tổn thương cả hai khớp gối. Chấn thương trên CHT chúng tôi gặp nhiều nhất là rách DCCT với tỷ lệ là 94,9%, còn DCCS thì gặp ít hơn với tỷ lệ là 5,1%. Tổn thương cả hai DC chéo chiếm 3%. Tổn thương SCT và SCN có tỷ lệ lần lượt là 45,9% và 25,5%. Tổn thương di lệch xương chày ra trước chiếm tỷ lệ khá cao là 42,9%. Tổn thương phù tủy xương ở mâm chày có tỷ lệ là 35,7% và phù tủy xương ở lồi cầu xương đùi chiếm tỷ lệ là 23,5%. Sừng sau SCN bị đẩy ra sau chiếm 2%. Tổn thương DC bên trong là 2% và DC bên ngoài là 1%. Giá trị chẩn đoán có tổn thương DCCT trên CHT so với nội soi: Độ nhạy 98,9%, độ đặc hiệu 100%), giá trị dự báo dương tính 100%, giá trị dự báo âm tính 80%. Giá trị chẩn đoán tổn thương DCCS trên CHT so với nội soi: Độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 98.9%, dự báo dương tính 80% dự báo âm tính 100%. Giá trị chẩn đoán có tổn sụn chêm trong trên chụp CHT so với nội soi: Độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 88,3%, dự báo dương tính 84.4%, dự báo âm tính 100%. Giá trị chẩn đoán có tổn thương sụn chêm ngoài trên chụp CHT so với nội soi: Độ nhạy 73.5%, độ đặc hiệu 100%. Giá trị dự báo dương tính 100%, giá trị dự báo của âm tính 87.6%. Kết luận: So sánh với kết quả chẩn đoán trong phẫu thuật nội soi khớp gối trong chấn thương thì đánh giá các thể tổn thương dây chằng và sun chêm trên cộng hưởng từ có độ chính xác cao. Vì vậy cộng hưởng từ là một phương pháp có vai trò đặc biệt quan trọng trong chẩn đoán và đánh giá tính chất, mức độ tổn thương chấn thương khớp gối.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"61 45","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140972119","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thị Thảo Nguyên Bùi, Thúy Hường Nguyễn, Thị Vân Anh Đặng, Thị Phương Thảo Vũ, Thị Thái Hà Trịnh, Thị Khánh Hòa Tống
{"title":"CẮT BỎ CÓ HỖ TRỢ CHÂN KHÔNG DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM ĐIỀU TRỊ KHỐI U PHYLLODE LÀNH TÍNH KÍCH THƯỚC LỚN","authors":"Thị Thảo Nguyên Bùi, Thúy Hường Nguyễn, Thị Vân Anh Đặng, Thị Phương Thảo Vũ, Thị Thái Hà Trịnh, Thị Khánh Hòa Tống","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9583","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9583","url":null,"abstract":"TÓM TẮT[1] \u0000U diệp thể (UDT) là loại u xơ biểu mô hiếm gặp (<1% trong các khối u vú), được chia thành ba loại: lành tính, ranh giới và ác tính (theo WHO). Phân biệt u diệp thể (phyllode) với u xơ tuyến vú (fibroadenoma) trên lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và đôi khi cả giải phẫu bệnh còn tương đối khó khăn. Cho đến nay phương pháp chủ yếu để loại bỏ u diệp thể là phẫu thuật cắt rộng với bờ diện cắt không còn u ≥ 1 cm để đề phòng tái phát tại chỗ. Tuy nhiên, u diệp thể lành tính thường có khả năng tái phát ít do vậy phương pháp loại bỏ các tổn thương này còn có quan điểm khác nhau. Kỹ thuật cắt bỏ có hỗ trợ chân không dưới hướng dẫn siêu âm (VAE) là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng ngày càng nhiều để loại bỏ các tổn thương lành tính như u xơ tuyến, u nhú nội ống… đồng thời ngày càng có nhiều nghiên cứu ứng dụng phương pháp VAE trong điều trị những tổn thương nguy cơ cao hoặc có khả năng tái phát ở vú trong đó có u diệp thể. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày ca lâm sàng sử dụng phương pháp VAE để loại bỏ khối UDT kích thước > 6 cm và đạt kết quả tối ưu về mặt điều trị, thẩm mỹ cho người bệnh. Khối u lớn được loại bỏ hoàn toàn, máu tụ sau can thiệp ít, vết sẹo ngoài da nhỏ và không phát hiện tái phát tại chỗ sau 1 năm theo dõi. \u0000","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"72 9","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140973712","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"MỐI LIÊN QUAN GIỮA THỤ THỂ ESTROGEN VỚI ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG","authors":"Thị Thu Hiền Đỗ, Văn Trung Lê, Trọng Tuỳ Thân","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9578","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9578","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa sự hiện diện của thụ thể estrogen α (ERα) tại thương tổn da và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu loạt trường hợp bệnh trên 65 bệnh nhân nữ được chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống đến tại bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 01/2022 đến tháng 8/2023. Trong đó, 36 bệnh nhân được làm mô bệnh học tổn thương da và nhuộm hóa mô miễn dịch để phát hiện thụ thể estrogen α. Kết quả: Tuổi trung bình mắc bệnh là 30,72±15,1. Bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có tổn thương da cấp tính gặp nhiều nhất chiếm 60%, sau đó là bán cấp 27,7% và mạn tính 12,3%. Tổn thương ban cánh bướm gặp nhiều nhất trong các tổn thương da đặc hiệu (36,9%), tổn thương nhạy cảm ánh sáng chiếm nhiều nhất trong tổn thương da không đặc hiệu (52,3%).Tỷ lệ thụ thể ERα tại tổn thương da dương tính ở 38,9% trường hợp và âm tính ở 61,1% trường hợp. Không có sự liên quan giữa thụ thể ERα với nhóm tuổi, phân loại tổn thương da do lupus, tổn thương da đặc hiệu, tổn thương da không đặc hiệu. Kết luận: Tổn thương da rất thường gặp, đa dạng ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, Thụ thể estrogen α tại tổn thương da, dương tính ở 38,9% bệnh nhân. Không tìm thấy mối liên quan giữa sự hiện diện của thụ thể ERα tại thương tổn da và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân SLE.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"128 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140977474","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}