{"title":"GIẢI PHẪU MÔI BÉ Ở PHỤ NỮ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MÔI TẠI BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN","authors":"Mạnh Ninh Hoàng, Hồng Quân Trần","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9579","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9579","url":null,"abstract":"Phẫu thuật thẩm mỹ bộ phận sinh dục nữ (phần lớn là tạo hình môi) ngày càng trở nên phổ biến. Tạo hình môi đề cập đến phẫu thuật giảm kích thước của môi bé do phì đại. Tuy nhiên, môi bé mở rộng hoặc phì đại vẫn là một chẩn đoán lâm sàng chưa được xác định rõ ràng vì nó có thể được coi là một biến thể của giải phẫu bình thường. Mục tiêu: Mô tả giải phẫu môi bé ở các phụ nữ phẫu thuật tạo hình môi tại Bệnh viện Bưu Điện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 19 phụ nữ phẫu thuật tạo hình môi tại Bệnh viện Bưu Điện từ 01/2022 đến 12/2023. Kết quả: Tuổi trung bình: 32,53±7,33; độ tuổi từ 20-42 tuổi. Nhóm tuổi chiếm đa số là 20-30 tuổi. Môi bé bên phải: chiều dài trung bình: 61mm (41-82mm); chiều rộng trung bình: 38mm (25-55mm). Môi bé bên trái: chiều dài trung bình: 57mm (42-74mm); chiều rộng trung bình: 41mm (28-53mm). Kết luận: Chưa có thống nhất rõ ràng về thế nào là phì đại môi bé. Bác sĩ cần giải thích, tư vấn về những biến thể giải phẫu bình thường của môi bé cho những phụ nữ có nhu cầu thẩm mỹ để họ có quyết định chính xác.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"6 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140972832","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"TỶ LỆ THÀNH CÔNG CỦA PHÁC ĐỒ CLOTRIMAZOLE LIỀU DUY NHẤT TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM ÂM ĐẠO DO NẤM TRONG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN MÊKÔNG","authors":"Hùng Cường Phạm, Thạc Văn Nguyễn, Chí Thương Bùi","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9653","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9653","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Viêm âm đạo do nấm là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Khi mang thai, những thay đổi về tình trạng nội tiết làm cho các thai phụ dễ mắc viêm âm đạo do nấm hơn so với phụ nữ không mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kì. Điều trị viêm âm đạo do nấm thường hiệu quả khi dùng các thuốc nhóm Imidazoles, trong đó Clotrimazole 500 mg liều duy nhất được đánh giá là an toàn đồng thời mang lại hiệu quả cao trong điều trị viêm âm đạo do nấm ở đối tượng phụ nữ có thai. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thành công phác đồ Clotrimazole 500 mg liều duy nhất trong điều trị viêm âm đạo do nấm trong thai kì ở tuổi thai > 12 tuần tại bệnh viện Phụ sản MêKông từ tháng 10/2022 đến tháng 04/2023. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả dọc tiến cứu, tiến hành trên 139 thai phụ có tuổi thai > 12 tuần được chẩn đoán viêm âm đạo do nấm Candida tại bệnh viện Phụ Sản MêKông từ tháng 10/2022 đến tháng 04/2023 được điều trị bằng phác đồ Clotrimazole 500 mg 01 viên đặt âm đạo. Kết quả: Tỷ lệ thành công trong điều trị viêm âm hộ - âm đạo do nấm trong thai kỳ đáp ứng với phác đồ Clotrimazole 500 mg liều duy nhất đặt âm đạo là 82% (KTC 95%: 75,6 – 88,5%). Các yếu tố liên quan đến sự thành công của phác đồ Clotrimazole 500 mg liều duy nhất đặt âm đạo đối với viêm âm đạo do nấm trong thai kỳ: tiền căn chưa từng viêm âm hộ - âm đạo do nấm, triệu chứng ngứa, tuổi thai trong tam cá nguyệt 3. Kết luận: Clotrimazole 500 mg liều duy nhất đặt âm đạo là phác đồ điều trị thuận tiện cho bệnh nhân dễ dàng tuân thủ, tỷ lệ thành công cao. Do đó những thai phụ có hình thái lâm sàng điển hình với triệu chứng ngứa và chưa từng có tiền căn viêm âm đạo do nấm trước đây, có thể điều trị theo kinh nghiệm với Clotrimazole 500 mg liều duy nhất đặt âm đạo cho điều trị đầu tay.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"136 4","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140977040","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"GIÁ TRỊ CỦA CHỌC HÚT KIM NHỎ QUA SIÊU ÂM NỘI SOI TRONG CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG TỤY TẠI BỆNH VIỆN K","authors":"Trọng Ngà Nguyễn, Duy Dưởng Phạm, Huy Hùng Đỗ, Diệu Hương Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9560","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9560","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh siêu âm nội soi và đánh giá giá trị của chọc hút kim nhỏ qua siêu âm nội soi trong chẩn đoán tổn thương tuỵ tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu trên 33 bệnh nhân có tổn thương tụy phát hiện qua siêu âm ổ bụng hoặc chụp cắt lớp vi tính được chọc hút bằng kim nhỏ qua siêu âm nội soi tại bệnh viện K. Kết quả mô bệnh học sau chọc hút sẽ được đối chiếu lại với kết quả sau phẫu thuật từ tháng 11/2021 đến 12/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 58.3(±11.5) năm. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau bụng, mệt mỏi, gầy sút cân. Tổn thương nằm ở vùng đầu tuỵ chiếm đa số tỉ lệ 54,5%. Kích thước trung bình tổn thương là: 33±7 mm. 100% các bệnh nhân đều lấy đủ mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán mô bệnh học, trong đó có 25 trường hợp có kết quả mô bệnh học sau sinh thiết là ác tính, 8 trường hợp là tổn thương lành tính. Có 01 trường hợp có chảy máu tại tá tràng sau chọc hút, không phát hiện tình trạng viêm tuỵ cấp, nhiễm trùng ổ bụng, chảy máu khối u và cấy ghép u sau chọc hút trong thời gian 3 tháng được theo dõi. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán âm tính, giá trị dự đoán dương tính, độ chẩn đoán chính xác của phương pháp chọc hút kim nhỏ qua siêu âm nội soi trong chẩn đoán tổn thương tuỵ lần lượt là: 82,7%, 75%, 37,5, 96% và 81,8%. Kết luận: Sinh thiết bằng kim nhỏ qua siêu âm nội soi là kỹ thuật có độ an toàn, chính xác cao, tai biến thấp và tương đối hiệu quả trong việc thu thập mẫu mô bệnh học nhằm mục đích đưa ra chẩn đoán xác định với những tổn thương tụy.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"10 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140971890","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"SO SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỐI GÂN ACHILLES BẰNG KỸ THUẬT NỐI GÂN VỚI ĐƯỜNG MỔ THÔNG THƯỜNG VÀ ĐƯỜNG MỔ NHỎ","authors":"Văn Lượng Nguyễn, Năng Giỏi Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9617","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9617","url":null,"abstract":"Mục tiêu: So sánh kết quả điều trị phẫu thuật bệnh nhân đứt ngầm hoàn toàn gân Achilles do chấn thương bằng kỹ thuật nối gân với đường mổ thông thường và nối gân với đường mổ nhỏ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu, có nhóm chứng trên 60 bệnh nhân trưởng thành được chẩn đoán xác định đứt ngầm hoàn toàn gân Achilles do chấn thương, được điều trị bằng phẫu thuật tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 8/2022, được chia thành 2 nhóm: 30 BN được nối gân gót với đường mổ thông thường, 30 BN được nối gân gót với đường mổ nhỏ. Kết quả về chức năng và biến chứng của 2 nhóm được so sánh với nhau. Kết quả: Sau mổ nối gân Achilles 1 năm, điểm ATRS, biên độ gấp gan và gấp mu của cổ chân, tỷ lệ đứt lại gân Achilles không có sự khác biệt ở 2 nhóm với P>0,05. Tuy nhiên, bệnh nhân được nối gân Achilles với đường mổ nhỏ có thời gian nằm viện ngắn hơn, có thể kiễng chân trên chân bệnh và quay trở lại làm việc sớm hơn, tỷ lệ biến chứng liên quan vết mổ thấp hơn, sẹo mổ thẩm mỹ hơn so với nhóm bệnh nhân được nối với đường mổ thông thường với P<0,05. Kết luận: Kết quả phục hồi chức năng ở 2 nhóm sau mổ 1 năm không có sự khác biệt. Tuy nhiên, nối gân Achilles với đường mổ nhỏ đã giảm thiểu biến chứng nhiễm khuẩn; thời gian nằm viện ngắn hơn và sớm quay lại công việc cũ hơn, sẹo mổ thẩm mỹ hơn so với mổ nối gân Achilles bằng đường mổ thông thường","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"38 4","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140972929","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Hồng Chương Nguyễn, Minh Chín Huỳnh, Thị Phượng Đặng, Quang Đức Lê, Nguyễn Đăng Khoa Lê
{"title":"ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỔ TỰ QUẢN AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CÁC BẾP ĂN TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DẦU TIẾNG TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2023","authors":"Hồng Chương Nguyễn, Minh Chín Huỳnh, Thị Phượng Đặng, Quang Đức Lê, Nguyễn Đăng Khoa Lê","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9655","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9655","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể thường do nhiều nguyên nhân như điều kiện vệ sinh không đảm bảo, kiến thức, thực hành của người trực tiếp chế biến còn hạn chế, bản chất thực phẩm bị nhiễm các tác nhân vi sinh, nguyên liệu chưa đảm bảo an toàn…Trong đó, việc giám sát an toàn thực phẩm của tổ tự quản an toàn thực phẩm (gọi tắt tổ tự quản) là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hoạt động tổ tự quản an toàn thực phẩm các bếp ăn tập thể trên địa bàn huyện Dầu Tiếng năm 2023” để đưa ra giải pháp kiểm soát tốt vấn đề an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể. Mục tiêu: Xác định kết quả hoạt động của Tổ tự quản liên quan đến tình hình an toàn thực phẩm ở các bếp ăn tập thể trong trường học, doanh nghiệp tại huyện Dầu Tiếng năm 2023 và các yếu tố liên quan nhằm đề ra giải pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, khảo sát toàn bộ thành viên tổ tự quản của 38 bếp ăn tập thể của trường học, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Dầu Tiếng: gồm 36 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và 02 doanh nghiệp. Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 – tháng 11 năm 2023. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Kết quả: 68,2% người tham gia tổ tự quản có kiến thức đúng về quy định an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể; Trên 80% người tham gia tổ tự quản có nhận thức và thực hiện đúng theo quy định hoạt động của tổ tự quản; 99,5% tổ tự quản của trường học, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ hồ sơ hoạt động của tổ tự quản; 55,7% người tham gia tổ tự quản là nhân viên hành chính hành chính có độ tuổi 25-35 tuổi với trình độ đại học/sau đại học và thâm niên công tác từ 5 năm trở lên có kiến thức đúng về an toàn thực phẩm và nhận thức, thực hành đúng hoạt động tổ tự quản.Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết của tổ tự quản an toàn thực phẩm và vai trò quan trọng của công việc kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm trong bếp ăn tập thể.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"32 5","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140975670","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"KẾT QUẢ GẠN TÁCH KHỐI BẠCH CẦU HẠT TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TW GIAI ĐOẠN 2017-2023","authors":"Ngọc Quế Trần, Xuân Thịnh Lê, Bảo Khánh Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9595","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9595","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Giảm bạch cầu hạt ở bệnh nhân điều trị hóa chất, ghép tế bào gốc có nguy cơ tử vong cao. Truyền khối bạch cầu hạt giúp bệnh cải thiện tình trạng nhiễm trùng. Mục tiêu: Mô tả kết quả gạn tách khối bạch cầu hạt tại Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học - Truyền máu TW giai đoạn 2017-2023. Đối tượng: 42 người hiến trải qua 68 lượt gạn tách khối bạch cầu hạt. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, lựa chọn người hiến, huy động với phác đồ kết hợp G-CSF và Dexamethasone, sau đó gạn tách, đánh giá và truyền cho bệnh nhân. Kết quả: 42 người hiến sau gạn thu được 68 khối bạch cầu hạt với số lượng bạch cầu hạt trung bình/khối là (2,85 ± 1,75) x1010. Quá trình huy động và gạn tách đảm bảo an toàn, các triệu chứng không có tỷ lệ thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ và các chỉ số máu của người hiến. Kết luận: quy trình gạn tách bạch cầu hạt hiệu quả và có thể ứng dụng rộng rãi.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"126 46","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140977295","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Đình Hiếu Nguyễn, Văn Hiếu Đặng, Bá Hải Nguyễn, Khánh Trình Lê, Sơn Tùng Phạm, Ngọc Hoàng Bùi, Trung Tuyến Nguyễn
{"title":"ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN CHO NGƯỜI BỆNH DƯỚI 40 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN E","authors":"Đình Hiếu Nguyễn, Văn Hiếu Đặng, Bá Hải Nguyễn, Khánh Trình Lê, Sơn Tùng Phạm, Ngọc Hoàng Bùi, Trung Tuyến Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9576","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9576","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần cho người bệnh dưới 40 tuổi tại bệnh viện E. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 29 người bệnh với 35 khớp háng được phẫu thuật tại bệnh viện E từ tháng 01/2021 - 12/2022. Kết quả: Tuổi trung bình là 32,55 ± 5,29; người bệnh là nam giới chiếm 75,86%. Nguyên nhân dẫn đến chỉ định phẫu thuật có 89,66% là hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Có 91,43% ổ cối nhân tạo đạt góc nghiêng trong khoảng 35o-55o. 85,71% chuôi khớp nhân tạo là trục trung gian. Điểm Harris trung bình sau mổ đạt 89,79 ± 4,19. Không có biến chứng nhiễm trùng và trật khớp sau mổ. Kết luận: Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như tầm vận động của người bệnh. Tư thế khớp háng nhân tạo đúng giúp cải thiện chất lượng phẫu thuật thay khớp háng.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"140 12","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140976808","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Văn Hoàn Lê, Minh Nguyên Nguyễn, Hữu Tân Nguyễn, Bùi Hải Hoàng
{"title":"GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM TRONG TIÊN LƯỢNG GLASGOW BLACTHFORD SCALE, ROCKALL VÀ T-SCORE TRONG XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI KHOA CẤP CỨU","authors":"Văn Hoàn Lê, Minh Nguyên Nguyễn, Hữu Tân Nguyễn, Bùi Hải Hoàng","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9634","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9634","url":null,"abstract":"Nghiên cứu nhằm tìm hiểu giá trị của một số thang điểm trong tiên lượng cấp cứu bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do loét dạ dày tá tràng tại Khoa cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Nghiên cứu mô tả các thang điểm Glasgow Blacthford Scale (GBS), Rockall và T-score ngay lúc bệnh nhân nhập viện, dữ liệu bệnh nhân trong 72 giờ vào viện. Kết quả hồi cứu hồ sơ bệnh án của 89 bệnh nhân; tuổi trung bình 66,3±16,0; nam 56,2%; 67,4% kèm bệnh nội khoa; 29,2 % tiền sử loét dạ dày- hành tá tràng. Tỉ lệ cần can thiệp cầm máu nội soi là 16,9%; XHTH do loét dạ dày tá tràng tái phát 4,5% và tử vong 2,2%. T-score và GBS có giá trị cao trong tiên lượng XHTH do loét dạ dày tá tràng phải can thiệp cầm máu, truyền máu, tái chảy máu và tử vong. Thang điểm GBS có AUC cao nhất trong tiên lượng can thiệp cầm máu và truyền máu, trong khi giá trị của thang điểm T-score có AUC cao nhất trong tiên lượng tái chảy máu và tử vong do XHTH do loét dạ dày tá tràng.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"42 19","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140975491","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Anh Đức Huỳnh, Thị Diễm Nguyễn, Diệu Hiền Trần, Đức Thịnh Võ
{"title":"NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA SỰ THAY ĐỔI QTC VÀ TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TIM Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ HOÁ TRỊ BẰNG ANTHRACYCLINE","authors":"Anh Đức Huỳnh, Thị Diễm Nguyễn, Diệu Hiền Trần, Đức Thịnh Võ","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9621","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9621","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có sự liên quan giữa rối loạn chức năng tim với sự kéo dài đoạn QTc khi điều trị ung thư với Anthracycline. Tuy nhiên, ở Việt Nam dữ liệu về vấn đề trên còn khá hạn chế. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và khảo sát mối tương quan giữa QTc và rối loạn chức năng tim ở bệnh nhân ung thư sau hoá trị bằng Anthracycline 1 tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 36 bệnh nhân hoá trị liệu với Anthracycline tại Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ và Bệnh Viện Ung Bướu Thành Phố Cần Thơ năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ khó thở, ho khan, đau đầu, chán ăn, rụng tóc sau 1 tháng điều trị Anthracycline lần lượt là 36,1%, 30,6%, 47,2%, 55,6%, 58,3% so với trước điều trị tương ứng là 16,7%, 13,9%, 8,3%, 30,6% và 5,6% (p<0,05). Tương tự, chỉ số xét nghiệm sau điều trị 1 tháng so với trước điều trị gồm hồng cầu (4,4±0,4 vs. 4,5±0,4), hemoglobin (12,3±1,4 vs. 12,9±1,3) (p<0,05), tiểu cầu (426,1±143,1 vs. 343,6±103,3) (p<0,001) và creatinin (66,8±16,7 vs. 62,1±20,6 (p<0,05). Có 10 đối tượng có tình trạng rối loạn chức năng tim sau 1 tháng điều trị (chiếm 27,8%). Khoảng QTc sau điều trị Anthracycline 1 tháng tăng so với trước điều trị ở cả hai nhóm có và không có RLCNT, nhưng sự khác biệt giá trị QTc trước và sau điều trị không có ý nghĩa thống kê ở cả hai nhóm có và không có RLCNT. Kết luận: Các triệu chứng sau 1 tháng hóa trị bằng Anthracycline (rụng tóc, chán ăn, đau đầu, giảm hồng cầu, tăng tiểu cầu và tăng creatinin) phổ biến hơn so với trước điều trị. Khoảng QTc sau điều trị Anthracycline 1 tháng tăng ở cả hai nhóm có và không có RLCNT, nhưng không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về giá trị QTc trước và sau điều trị ở cả hai nhóm này","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"81 12","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140976027","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN THIẾU MÁU THIẾU SẮT TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG","authors":"Thị Thảo Vũ, Ngọc Hòa Trần, Thị Hương Liễu Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9648","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9648","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị trẻ bị thiếu máu thiếu sắt tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Ngiên cứu mô tả tiến cứu 146 trẻ được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt và điều trị tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2022. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình 3,8±4,2 tuổi, nhóm trẻ dưới 5 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 71,2%; trẻ đẻ non/nhẹ cân có nguy cơ cao bị thiếu máu thiếu sắt OR = 1,3. Có 78,8% trẻ thiếu máu mức độ nhẹ, 21,2 % thiếu máu trung bình. Sau 4 tháng điều trị bổ sung sắt đường uống tình trạng thiếu máu và các triệu chứng của trẻ được cải thiện rõ rệt, có 31,5% trẻ hết thiếu máu. Tác dụng không mong muốn ít gặp. Kết luận: Điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em bằng bổ sung sắt đường uống có hiệu quả tốt, ít tác dụng phụ","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"37 3","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140974332","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}