{"title":"ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA AFATINIB TRONG ĐIỀU TRỊ BƯỚC MỘT UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN MUỘN CÓ ĐỘT BIẾN EGFR TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI","authors":"Đình Anh Trần, Ái Linh Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9566","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị afatinib trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn muộn có đột biến EGFR tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 34 bệnh nhân UTPKTBN di căn có đột biến EGFR đã được điều trị afatinib tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 01/2018 đến tháng 6/2021. Kết quả: Tỷ lệ đột biến Del19 và L585R lần lượt là 44,1% và 20,6%; giai đoạn IVB chiếm tỷ lệ cao nhất (70%), có 1 bệnh nhân được chẩn đoán tái phát. Tại thời điểm sau 8-12 tuần, tỷ lệ đáp ứng toàn bộ đạt 76,5%, bệnh giữ nguyên chiếm 20,6% và 2,9% bệnh tiến triển. Trung vị thời gian sống thêm bệnh không tiến triển (PFS) đạt 12,0 ± 3,1 tháng (5,9-18,0 tháng). Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi được phân tích với các yếu tố liên quan như tình trạng đột biến gen, liều khởi đầu, liều điều chỉnh và liều tối ưu của afatinib. Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là ban mụn (35,3%), viêm móng (35,3%) và tiêu chảy (32,4%). Kết luận: Điều trị bước 1 bằng afatinib cho thấy hiệu quả tốt trên các bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến triển (IIIC,IV) có đột biến EGFR, giúp kéo dài thời gian sống thêm bệnh không tiến triển, tăng tỷ lệ đáp ứng hơn nữa tác dụng không mong muốn có thể được quản lý tốt.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"31 4","pages":""},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"Tạp chí Y học Việt Nam","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9566","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị afatinib trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn muộn có đột biến EGFR tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 34 bệnh nhân UTPKTBN di căn có đột biến EGFR đã được điều trị afatinib tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 01/2018 đến tháng 6/2021. Kết quả: Tỷ lệ đột biến Del19 và L585R lần lượt là 44,1% và 20,6%; giai đoạn IVB chiếm tỷ lệ cao nhất (70%), có 1 bệnh nhân được chẩn đoán tái phát. Tại thời điểm sau 8-12 tuần, tỷ lệ đáp ứng toàn bộ đạt 76,5%, bệnh giữ nguyên chiếm 20,6% và 2,9% bệnh tiến triển. Trung vị thời gian sống thêm bệnh không tiến triển (PFS) đạt 12,0 ± 3,1 tháng (5,9-18,0 tháng). Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi được phân tích với các yếu tố liên quan như tình trạng đột biến gen, liều khởi đầu, liều điều chỉnh và liều tối ưu của afatinib. Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là ban mụn (35,3%), viêm móng (35,3%) và tiêu chảy (32,4%). Kết luận: Điều trị bước 1 bằng afatinib cho thấy hiệu quả tốt trên các bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến triển (IIIC,IV) có đột biến EGFR, giúp kéo dài thời gian sống thêm bệnh không tiến triển, tăng tỷ lệ đáp ứng hơn nữa tác dụng không mong muốn có thể được quản lý tốt.