{"title":"KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ HEPCIDIN HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN CUỐI","authors":"Văn Tuấn Bùi, Thành Chung Đặng, Việt Thắng Lê","doi":"10.51298/vmj.v541i1.10685","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v541i1.10685","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Khảo sát nồng độ Hepcidin huyết tương và mối liên quan với một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 157 bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối và 54 người bình thường tương đồng về tuổi và giới tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023. Thu thập đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu, nồng độ Hepcidin huyết tương được định lượng bằng phương pháp ELISA. Kết quả: Nồng độ Hepcidin huyết tương ở nhóm bệnh là 3,14(2,17 – 11,05 ng/ml) cao hơn nhóm chứng là 2,8 (1,27 – 3,86 ng/ml) với p < 0,005. Có tới 35,0% bệnh nhân tăng nồng độ Hepcidin so với nhóm chứng. Tỷ lệ tăng Hepcidin ở nhóm lọc máu là 40,9%, nhóm chưa lọc máu là 19,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ tăng nồng độ Hepcidin huyết tương ở nhóm hết nước tiểu tồn dư là 47,1% cao hơn nhóm còn nước tiểu tồn dư là 21,4% với p < 0,05. Nồng độ Hepcidin huyết tương tương quan nghịch với nồng độ Hemoglobin (r = - 0,207, p < 0,01), Hematocrit (r = - 0,166, p < 0,05) và với MCHC (r = - 0,238, p < 0,005). Nồng độ và tỷ lệ tăng Hepcidin ở nhóm tăng nồng độ CRP và nhóm quá tải sắt cao nhóm không tăng CRP và không quá tải sắt với p < 0,05. Kết luận: Nồng độ Hepcidin huyết tương tăng cao ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Nồng độ Hepcidin huyết tương liên quan đến tình trạng quá tải sắt, tăng CRP và lượng nước tiểu tồn dư. Trong khi đó tương quan nghịch với các chỉ số Hồng cầu.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"10 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-08-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141926392","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thị Thanh Xuân Lê, Xuân Chữ Dương, Vinh Nghi Phan, Đức Tâm Lâm
{"title":"NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRONG PHẪU THUẬT SẢN PHỤ KHOA TẠI MỘT BỆNH VIỆN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023-2024","authors":"Thị Thanh Xuân Lê, Xuân Chữ Dương, Vinh Nghi Phan, Đức Tâm Lâm","doi":"10.51298/vmj.v541i1.10686","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v541i1.10686","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Sử dụng kháng sinh dự phòng đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn ở bệnh nhân. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sản phụ khoa tại một bệnh viện ở thành phố Cần Thơ trong thời gian từ 03/2023 đến 04/2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn lọc ngẫu nhiên 345 trường hợp phẫu thuật sản phụ khoa có sử dụng kháng sinh dự phòng trong thời gian từ 01/03/2023 đến 01/04/2024. Phân tích các đặc điểm về sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sản phụ khoa. Kết quả: Chỉ định phẫu thuật mổ lấy thai chiếm tỉ lệ 98,84% với chẩn đoán vết mổ cũ chiếm 54,78%, thời gian nằm viện £ 5 ngày chiếm 84,64%. Tất cả bệnh nhân đều sử dụng kháng sinh dự phòng trước khi rạch da từ 15-30 phút, 100% các trường hợp sử dụng kháng sinh dự phòng là Cefazolin 2g, tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 0.58%. Kết luận: Sử dụng kháng sinh dự phòng nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân, giảm thời gian nằm viện và tiết kiệm được nhiều chi phí điều trị cho bệnh nhân.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"14 8","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-08-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141928491","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thanh Truyền Nguyễn, Phúc Vinh Đặng, Hồng Nhân Pham, Minh Phương Nguyễn, Tấn Đạt Nguyễn
{"title":"TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG NĂM 2023","authors":"Thanh Truyền Nguyễn, Phúc Vinh Đặng, Hồng Nhân Pham, Minh Phương Nguyễn, Tấn Đạt Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v541i1.10696","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v541i1.10696","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp nhạy cảm từ trẻ em thành người lớn, nơi mà các thay đổi về tâm sinh lý chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội và môi trường giáo dục. Áp lực từ các yếu tố này, nếu không được kiểm soát tốt, có thể dẫn đến các rối loạn về sức khỏe tâm thần, trong đó phổ biến nhất là trầm cảm. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông và tìm hiểu một yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long năm 2023. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 919 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, học sinh được chọn ngẫu nhiên 2 lớp cho mỗi khối lớp tại 4 trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trầm cảm và căng thẳng ở học sinh tỷ lệ có triệu chứng trầm cảm chiếm 8,8% và trầm cảm chiếm 12,2%. Tỷ lệ căng thẳng thấp, trung bình và cao lần lượt là 42,8%, 35,6% và 21,7%. Các yếu tố gia đình và nhà trường như sống cùng người nghiện rượu; sống cùng người trầm cảm hoặc tâm thần; bị văng tục chế giễu và bị đánh đập; tranh cãi gay gắt hoặc bị thầy cô la mắng hâm dọa là các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm ở học sinh phổ thông. Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm và căng thẳng ở học sinh phổ thông của Vĩnh Long ở mức trung bình cả nước, tuy nhiên các yếu tố từ gia đình và thầy cô giáo ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm thần của học sinh, đòi hỏi nhà trường và gia đình cần có các giải pháp để học sinh có thể cải thiện sức khỏe tâm thần.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"31 9","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-08-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141925949","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thị Tuyết Nhung Ngô, Đức Duy Nguyễn, Thị Phương Lam Đoàn, Hoàng Minh Đặng, Ngọc Thiên Hương Dương, Minh Nhựt Bùi, A. Hoàng
{"title":"CARCINÔM TẾ BÀO GAN: VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN VÙNG PROMOTER CỦA GEN TERT VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG – CẬN LÂM SÀNG VÀ NGUY CƠ TÁI PHÁT SỚM","authors":"Thị Tuyết Nhung Ngô, Đức Duy Nguyễn, Thị Phương Lam Đoàn, Hoàng Minh Đặng, Ngọc Thiên Hương Dương, Minh Nhựt Bùi, A. Hoàng","doi":"10.51298/vmj.v541i1.10701","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v541i1.10701","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đột biến vùng promoter của telomerase reverse transcriptase (TERT) là đột biến thường gặp trong nhiều loại ung thư, trong đó có carcinôm tế bào gan (HCC). Tuy nhiên, vai trò của nó đến thời gian tái phát u sớm vẫn chưa rõ ràng. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện tại bệnh viện Đại học Y Dược. Đột biến vùng promoter của TERT ở 108 ca được phát hiện bằng phương pháp giải trình tự Sanger. Các thông tin về giai đoạn bệnh theo BCLC, các chỉ số xét nghiệm như HbsAg, Anti HCV, AST, ALT, AFP, GGT, WBC, PLT và thời gian tái phát u trong vòng 24 tháng sau mổ được tra cứu từ hồ sơ bệnh án. Các đặc điểm giải phẫu bệnh như kích thước u, độ mô học hay tình trạng xâm nhập mạch máu, hoại tử u và tình trạng mô gan lành được đánh giá dựa trên đại thể và tiêu bản nhuộm Hematoxyline – Eosin. Kết quả: Đột biến vùng promoter của TERT xảy ra ở 46% số ca. tỷ lệ đột biến cao thường gặp ở nhóm dương tính với Anti – HCV và có xu hướng ít gặp ở nhóm dương tính với HbsAg. Tình trạng đột biến vùng promoter của TERT không liên quan với giai đoạn bệnh, các chỉ số AST, ALT, AFP, kích thước u, độ mô học của u, tình trạng xơ gan và tỷ lệ tái phát sớm. Các trường hợp HCC có và không có đột biến vùng promoter của TERT không cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ sống không có tái phát u. Tuy nhiên, trong những ca bệnh HCC giai đoạn rất sớm, đột biến vùng promoter của TERT là một yếu tố xấu đến nguy cơ tái phát sớm. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng đột biến vùng promoter của TERT là đột biến thường gặp trong HCC tại Việt Nam và có thể có vai trò trong tiên lượng tái phát u sớm đối với các trường hợp HCC giai đoạn rất sớm.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"51 14","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-08-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141928303","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thị Cúc Vũ, Thị Minh Anh Nguyễn, Thị Thu Thủy Nguyễn, Thị Thúy Hằng Nguyễn, Phúc Bình Nguyễn, Văn Thắng Võ
{"title":"NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHO DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ","authors":"Thị Cúc Vũ, Thị Minh Anh Nguyễn, Thị Thu Thủy Nguyễn, Thị Thúy Hằng Nguyễn, Phúc Bình Nguyễn, Văn Thắng Võ","doi":"10.51298/vmj.v541i1.10681","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v541i1.10681","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả nhu cầu và khả năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của người cao tuổi tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế và phân tích các yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được thực hiện trên 637 người cao tuổi tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 11/2022 đến tháng 6/2023. Phỏng vấn trực tiếp người cao tuổi bằng bộ câu hỏi soạn sẵn để đánh giá nhu cầu và khả năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà. Kết quả nghiên cứu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Nghiên cứu được tiến hành sau khi thông qua Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 45,1% người cao tuổi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà. Phần lớn người cao tuổi không có khả năng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà. Các yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà từ mô hình hồi quy logistic đa biến bao gồm: Nhóm tuổi từ 80 trở lên (OR=5,39; 95% KTC: 2,95 - 9,85), thu nhập trung bình/tháng > 1.500.000 (OR=1,95; 95% KTC: 1,32- 2,89), mắc bệnh mạn tính (OR=3,06; 95% KTC: 1,72 - 5,45), thường đến khám bệnh ở cơ sở y tế tư nhân (OR=3,92; 95% KTC: 1,53 - 10,06), hỗ trợ xã hội thấp (OR=4,17 lần; 95% KTC: 1,82 - 9,51) và điều trị tại bệnh viện trong 12 tháng qua (OR=7,62; 95% KTC: 4,81 - 12,06). Kết luận: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà của người cao tuổi khá cao, tuy nhiên tỷ lệ người cao tuổi có khả năng chi trả cho các dịch vụ còn hạn chế. Do đó bên cạnh việc tuyên truyền quảng bá mô hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người cao tuổi thì cần có chính sách chi trả, áp dụng bảo hiểm y tế, xây dựng mô hình ứng dụng dịch vụ phù hợp với điều kiện kinh tế của người cao tuổi.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"71 4","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-08-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141926782","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH TẠI KHOA KHÁM BỆNH - BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI NĂM 2022","authors":"Bích Ngọc Phạm, Đức Minh Lê, Thị Mỹ Huyền Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v541i1.10688","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v541i1.10688","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá sự hài lòng của người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh – Bệnh viện Da liễu Hà Nội năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá sự hài lòng của 300 người bệnh đến khám chữa bệnh tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Da liễu Hà Nội từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2022. Kết quả: Tỷ lệ hài lòng chung của người bệnh là 79,11%. Tỷ lệ hài lòng theo từng khía cạnh: khả năng tiếp cận là 88,1%; minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị là 69,1%; cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh là 84,8%; thái độ ứng xử và năng lực của nhân viên y tế có tỷ lệ hài lòng là 83,7%; tỷ lệ hài lòng chung về kết quả cung cấp dịch vụ là 83,7%. Kết luận: Nhìn chung, sự hài lòng của người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh – Bệnh viện Da liễu Hà Nội ở mức khá. Bên cạnh đó, cần thực hiện một số giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ của khoa khám bệnh trong thời gian tới.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"12 6","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-08-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141927879","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"KHẢO SÁT ĐỘNG MẠCH VÀNH BỊ HẸP VÔI HÓA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG","authors":"Trung Cang Huỳnh, Hữu Giang Lâm","doi":"10.51298/vmj.v541i1.10700","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v541i1.10700","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Hẹp động mạch vành nặng có vôi hóa nặng là tổn thương nguy cơ cao trong việc tối ưu quá điều trị và tiên lượng sự thành công của thủ thuật can thiệp mạch vành qua da thấp. Mục tiêu: Khảo sát tổn thương động mạch vành có vôi hóa nặng để có chiến lược điều trị bằng dụng cụ hỗ trợ đặc biệt. Tìm các yếu tố nguy cơ liên quan đến mức độ vôi hóa động mạch vành. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 260 bệnh nhân có hẹp động mạch vành được can thiệp tại bệnh viện Đa khoa Kiên Giang thời gian từ tháng 01/2023 đến 04/2024. Kết quả: Tuổi trung bình 67,3 tuổi, nam chiếm 55,8%. Xác định mức độ vôi hóa bằng chụp mạch cản quang chiếm 95,4%, bằng IVUS chiếm 2,3%, bằng OCT chiếm 2,3%. Bệnh nhân có ≥ 2 nhánh mạch vành bị tổn thương chiếm 62,2%. Nhánh LAD có tỷ lệ vôi hóa chiếm 31,2%, nhánh RCA có tỷ lệ vôi hóa chiếm 17,3%, nhánh LCx có tỷ lệ vôi hóa chiếm 12,7% và nhánh LMCA có tỷ lệ vôi hóa chiếm 5,8%. Bệnh nhân có bệnh mạch vành vôi hóa từ trung bình – nặng chiếm 31,1%. Bệnh nhiều nhánh mạch vành có liên quan đến mức độ vôi hóa nặng động mạch vành có ý nghĩa thống kê với p < 0,0005. Can thiệp thành công các tổn thương vôi hóa động mạch vành bằng các dụng cụ hỗ trợ như bóng cắt, mũi khoan kim cương. Có 78,4% (40/44) bệnh nhân dùng mũi khoan kim cương, trong đó có 5 trường hợp dùng mũi khoan kim cương cứu vãn do nong bóng không nở tổn thương. Có 1 trường hợp kẹt mũi khoan nhưng xử lý thành công. Kết luận: Có đến 1/3 các trường hợp can thiệp động mạch vành có tỷ lệ vôi hóa trung bình đến nặng cần các dụng cụ hỗ trợ như mũi khoan kim cương, bóng cắt...","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"58 26","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-08-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141929168","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Trần Minh Tú Ngô, Văn Dự Trần, Quốc Đạt Nguyễn, Minh Tuấn Võ
{"title":"TỈ LỆ MỔ LẤY THAI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI NGƯỜI ĐỒNG HÀNH CÙNG THAI PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG","authors":"Trần Minh Tú Ngô, Văn Dự Trần, Quốc Đạt Nguyễn, Minh Tuấn Võ","doi":"10.51298/vmj.v541i1.10694","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v541i1.10694","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) đề xuất một số biện pháp để giảm tỉ lệ mổ lấy thai, trong đó có mô hình người đồng hành cùng thai phụ trong quá trình chuyển dạ. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá so sánh tỉ lệ mổ lấy thai giữa thai phụ có hay không cùng người đồng hành trong chuyển dạ. Mục tiêu nghiên cứu: So sánh tỉ lệ mổ lấy thai giữa thai phụ có hay không cùng người đồng hành trong chuyển dạ và mối liên quan giữa yếu tố người đồng hành trong chuyển dạ và các kết cục thai kỳ khác. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên 394 thai phụ đến sinh tại tại khu dịch vụ thuộc khoa Sanh bệnh viện Hùng Vương (197 thai phụ có người đồng hành và 197 thai phụ không có người đồng hành) trong thời gian từ tháng 12/2023 đến tháng 1/2024. Kết quả: Tỉ lệ mổ lấy thai ở nhóm không có người đồng hành trong chuyển dạ là 41,6% (KTC 95%: 34,7 - 48,5) và tỉ lệ mổ lấy thai ở nhóm có người đồng hành trong chuyển dạ là 29,4% (KTC 95%: 23,1 -35,8). Có người đồng hành làm giảm nguy cơ mổ lấy thai 0,65 lần (giảm 35%, KTC 95%: 0,46 - 0,91) và khả năng được làm giảm đau sản khoa tăng 1,51 lần (KTC 95%: 1,01 - 2,26) so với nhóm không có người đồng hành. Kết luận: Yếu tố có người đồng hành làm giảm nguy cơ mổ lấy thai so với nhóm thai phụ không có người đồng hành. Cần tăng cường tư vấn cho thai phụ trong thai kỳ và khi vào chuyển dạ về tác động và lợi ích của việc có người đồng hành trong chuyển dạ.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"42 20","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-08-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141929676","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA KỸ THUẬT KHOAN CẮT HẸP ĐỘNG MẠCH VÀNH VÔI HÓA NẶNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG","authors":"Trung Cang Huỳnh, Thành Nhân Võ","doi":"10.51298/vmj.v541i1.10698","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v541i1.10698","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Hẹp động mạch vành nặng có canxi hóa nặng là một trong những thách thức cho các bác sĩ tim mạch can thiệp trong việc tối ưu quá điều trị và ảnh hưởng kết quả lâu dài cho bệnh nhân. Mục tiêu: Đánh giá sự thành công của thủ thuật can thiệp mạch vành canxi hóa nặng cần dùng mũi khoan kim cương và biến chứng của kỹ thuật can thiệp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 42 bệnh nhân có hẹp động mạch vành nặng kèm vôi hóa nặng được can thiệp với mũi khoan kim cương tại bệnh viện Đa khoa Kiên Giang thời gian từ tháng 01/2023 đến 04/2024. Kết quả: Tuổi trung bình 72,7 tuổi, nam chiếm 52,4%, bệnh đau thắt ngực ổn định chiếm 61,9%, đau thắt ngực không ổn định chiếm 21,4%, nhồi máu cơ tim không ST chênh lên chiếm 7,2% và hội chứng suy tim chiếm 9,5%. Khoan ở động mạch liên thất trước chiếm 90,5%, hình ảnh học xác định mức độ canxi hóa nặng bằng IVUS/OCT chiếm 31,0%. Đường kính mũi khoan 1,25 mm chiếm 85,7%, đường kính mũi khoan 1,5mm chiếm 14,3%. Thành công về thủ thuật chiếm 100%, thành công về lâm sàng 100%. Không có biến chứng thủng mạch vành, không có biến chứng tử vong. Biến chứng kẹt mũi khoan 1 trường hợp chiếm 2,4%. Kết luận: Can thiệp mạch vành bị hẹp có canxi hóa nặng bằng mũi khoan kim cương tại Bệnh viện đa khoa Kiên Giang có hiệu quả cao và biến chứng thấp.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"94 6","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-08-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141926506","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Tấn Đạt Nguyễn, Ngọc Như Huyền Nguyễn, Trung Hiếu Lê, Thị Kiều Lan Nguyễn, Tú Nguyệt Trần, Thị Thanh Thảo Nguyễn, Thị Hồng Tuyến Nguyễn, Nhật Ngân Tuyền Võ, Thị Nhân Duyên Lê, Thành Tấn Nguyễn, Trung Kiên Nguyễn, Minh Phương Nguyễn
{"title":"QUAN ĐIỂM VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ ĐỀ XUẤT CAN THIỆP CHO NỮ SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ","authors":"Tấn Đạt Nguyễn, Ngọc Như Huyền Nguyễn, Trung Hiếu Lê, Thị Kiều Lan Nguyễn, Tú Nguyệt Trần, Thị Thanh Thảo Nguyễn, Thị Hồng Tuyến Nguyễn, Nhật Ngân Tuyền Võ, Thị Nhân Duyên Lê, Thành Tấn Nguyễn, Trung Kiên Nguyễn, Minh Phương Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v541i1.10690","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v541i1.10690","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Sức khỏe sinh sản là vấn đề quan trọng đối với nữ sinh trung học cơ sở tại thành phố Cần Thơ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của các em. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế trong nhận thức và thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản. Do đó, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu quan điểm của giáo viên, nhân viên y tế trường học, phụ huynh và học sinh để đề xuất các giải pháp can thiệp hiệu quả. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính này được thực hiện tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Đối tượng tham gia bao gồm giáo viên, nhân viên y tế trường học, phụ huynh và nữ sinh. Dữ liệu được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung (focus group discussion). Các thông tin thu thập được mã hóa và phân tích theo phương pháp phân tích nội dung. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy, các vấn đề sức khỏe sinh sản thường gặp ở nữ sinh THCS bao gồm kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, và thiếu kiến thức về chăm sóc vệ sinh cá nhân. Quan điểm của các bên liên quan nhấn mạnh sự cần thiết của việc nâng cao nhận thức và giáo dục về sức khỏe sinh sản. Đặc biệt, giáo viên và nhân viên y tế trường học đều thống nhất rằng cần có các chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản cụ thể và thường xuyên hơn. Phụ huynh cũng bày tỏ mong muốn được cung cấp thêm kiến thức để hỗ trợ con em mình tốt hơn. Kết luận và kiến nghị: Kết luận và kiến nghị: Nghiên cứu cho thấy cần tăng cường hoạt động giáo dục và truyền thông về sức khỏe sinh sản trong trường học và gia đình để nâng cao kiến thức và thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ sinh THCS tại Cần Thơ. Chương trình giáo dục cần được thiết kế phù hợp với độ tuổi và nhu cầu thực tế của học sinh. Đồng thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan y tế để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc nâng cao sức khỏe sinh sản cho nữ sinh. Kiến nghị: 1) Triển khai các chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản định kỳ trong các trường THCS tại Cần Thơ; 2) Tăng cường tập huấn cho giáo viên và nhân viên y tế trường học về kiến thức và kỹ năng giáo dục sức khỏe sinh sản, 3) Khuyến khích sự tham gia của phụ huynh trong các hoạt động giáo dục và truyền thông về sức khỏe sinh sản, và 4) Phát triển các tài liệu giáo dục sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi và văn hóa địa phương.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"113 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-08-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141926457","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}