Tất Thắng Nguyễn, Thái Quỳnh Chi Nguyễn, Thị Dung Phan
{"title":"HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG-GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2023","authors":"Tất Thắng Nguyễn, Thái Quỳnh Chi Nguyễn, Thị Dung Phan","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9627","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9627","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả kết quả các hoạt động Truyền thông-Giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2023 và phân tích một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả các hoạt động này. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và định tính. Kết quả: Tất cả các hoạt động TT-GDSK tại bệnh viện đều đang thực hiện theo đúng tiến độ so với kế hoạch đề ra cho năm 2023. Về độ bao phủ: 99,6% người bệnh được tư vấn cá nhân trước khi nhập viện và trước khi ra viện, 100% người bệnh được tư vấn cá nhân trong quá trình nằm viện. Có 52% người bệnh đã từng tham gia ít nhất một hoạt động truyền thông nhóm. Tỷ lệ người bệnh được tiếp cận theo từng loại sản phẩm truyền thông gián tiếp là tài liệu treo tường 83,9%, video, hình ảnh số phát trên tivi, màn hình LED ở bệnh viện 64,3%, video, hình ảnh số phát trên các trang mạng xã hội của bệnh viện 59,1%, và tài liệu cầm tay 52%. Tỷ lệ người bệnh hài lòng với các hoạt động TT-GDSK nói chung tại bệnh viện là 84,1%. Các yếu tố đang là rào cản với hoạt động TT-GDSK tại bệnh viện bao gồm thiếu nhân lực chuyên trách được đào tạo bài bản về truyền thông tại các khoa, một số trang thiết bị có chất lượng kém, thiếu tài liệu truyền thông, nguồn kinh phí hạn hẹp, chưa có văn bản quy định chính thức về các công tác liên quan tới hoạt động TT-GDSK tại bệnh viện. Kết luận và khuyến nghị: Nhìn chung, hoạt động TT-GDSK tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2023 đã đạt được những kết quả nhất định và nhận được phản hồi tích cực từ phần lớn người bệnh nội trú. Bệnh viện cần có những cải tiến kịp thời nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TT-GDSK trong thời gian tới.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"72 8","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140973713","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"ĐẶC ĐIỂM KÍCH THƯỚC, CHỨC NĂNG THẬN VÀ QUAN ĐIỂM LỰA CHỌN THẬN HIẾN TRONG GHÉP THẬN TỪ NGƯỜI CHO SỐNG CÙNG HUYẾT THỐNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC","authors":"Nguyên Vũ Lê, Quang Nghĩa Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9625","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9625","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm kích thước thận trên MSCT, chức năng thận trên xạ hình với 99mTcDTPA và cách chọn thận hiến của người hiến thận cùng huyết thống. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 84 người bình thường, khỏe mạnh có cùng huyết thống với người nhận thận, sau khi làm mức lọc cầu thận 24h đạt được đánh giá hình thái thận qua MSCT 256 dãy và làm xạ hình với 99mTcDTPA, từ tháng 01/2021 - 4/2022. Kết quả: Độ tuổi hiến thận thấp nhất là 30 tuổi, cao nhất là 64 tuổi, TB ± SD là 49,49 ± 7,44. Người hiến có độ tuổi từ 41 – 60 là chủ yếu, chiếm tỷ lệ 82,15%. Tỷ lệ nam/nữ ở người hiến thận là 25/59. Đa số các trường hợp, mẹ sẽ là người tình nguyện hiến thận cho con ruột, chiếm tỷ lệ 54,76%. Tỷ lệ cha hiến thận cho con (23,81%) và anh chị em hiến thận cho nhau (21,43%) là tương đối bằng nhau. Kích thước của thận trên MSCT 256 dãy là: Thận phải nam 100,64 ± 7,58 mm, nữ: 100,05 ± 8,36 mm, thận trái nam 100,5 ± 11,03 mm, nữ 103,00 ± 11,51 mm. Kích thước thận hiến 100,1 ± 7,79 mm, thận để lại: 102,35 ± 8.89 mm. Chức năng thận trên xạ hình với 99mTcDTPA, mức lọc cầu thận trung bình ở cả hai giới 113,26 ± 14,91 mL/phút; thận phải 55,73 ± 8,02 mL/ phút, thận trái 57,53 ± 7,78 mL/phút; tỷ lệ % chức năng thận hiến: 48,43 ± 1,92 (%), thận để lại: 51,57 ± 1,92 (%). Không có mối tương đồng giữa mức lọc cầu thận trên xạ hình thận và công thức ước tính. Kết luận: Kích thước thận trên cắt lớp vi tính và xạ hình chức năng thận có ý nghĩa quan trọng trong lựa chọn thận hiến thận. Việc chọn thận hiến được cá thể hóa trên nhiều yếu tố.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"124 31","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140977649","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"KẾT QUẢ LÂU DÀI CỦA CÁC BỆNH NHÂN CÓ BIẾN CHỨNG HẸP NIỆU QUẢN THẬN GHÉP","authors":"Nguyên Vũ Lê, Minh Tuấn Trần, Quang Nghĩa Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9562","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9562","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá kết quả của việc điều trị biến chứng hẹp niệu quản thận ghép. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu 33 bênh nhận được chẩn đoán hẹp niệu quản thận ghép qua lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính Các chỉ tiêu nghiên cứu: giới, nguồn thận ghép, thời gian hẹp niệu quản, can thiệp trước đó, phương pháp cắm niệu quản bàng quang, mổ mở lấy thận hay nội soi, thận bên phải/ trái, vị trí hẹp niệu quản, các nguyên nhân gây hẹp, phương pháp điều trị, kết quả điều trị sau 1 tháng, 3 tháng, 1 năm. Kết quả: tỷ lệ nam/ nữ 22/11. 93,93% thận lấy từ người cho sống và 6,07% thận ghép lấy từ người cho chết não. Lấy thận theo phương pháp mổ nội soi: 78.78%, mổ mở là 21.22%, thận hiến là thận phải gặp 69.69%. 100% các bệnh nhân bị hẹp đều có giãn niệu quản bể thận trên siêu ấm và creatinin máu cao hơn mức nền. Thời gian từ khi ghép thận đến khi hẹp niệu quản nhiều nhất là nhóm bệnh nhân sau ghép 1 tháng chiếm tỷ lệ 66.67%. Siêu âm niệu quản bể thận giãn lớn >2cm chiếm tỷ lệ 60.61%. Vị trí hẹp trên cắt lớp vi tính đoạn miệng nối niệu quản bàng quang là hay gặp nhất chiếm tỷ lệ 75.75%. Điều trị bằng phương pháp nong niệu quản bằng bóng thành công 2 trường hợp (6,07%). Các trường hợp còn lại sau khi nong bằng bóng phải mổ mở: 24.24% hoặc mổ mở luôn khi chẩn đoán hẹp 69.69%. cắm niệu quản thận ghép vào niệu quản cũ là kỹ thuật ưu tiên được lưa chọn chiếm tỷ lệ 87.1%, có 13% trường hợp phải khâu buộc thêm niệu quản thận ghép tránh nhiễm trùng ngược dòng. Kết quả chức năng thận trở về bình thường và không còn tình trạng nhiễm khuẩn Kết luận: Phẫu thuật mổ mở chỉ định cho những trường hợp hẹp dài hoặc đã điều trị bằng nội soi thất bại. Đặt stent niệu quản không phải lúc nào cũng khả thi về mặt kỹ thuật và kết quả điều trị","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"57 6","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140975082","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thị Thanh Tâm Trần, Thị Cẩm Nhung Võ, Thị Ngọc Lan Hoàng, Thị Thanh Tuyền Võ, Châu Lê, Thị Thanh Tâm Phạm, Thị Thúy Hằng Võ, Thị Bích Vân Nguyễn, T. T. T. Hồ, Hoài Phương Trần, Uyên Phương Phạm, Nguyễn Thị Loan Phan, Ngọc Anh Thư Nguyễn, Thị Cẩm Vân Văn, Thị Hồng Minh Nguyễn
{"title":"SỰ HIỂU BIẾT, MỐI QUAN TÂM VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC VỀ PHÒNG NGỪA HÍT SẶC KHI HỖ TRỢ CHO ĂN QUA ĐƯỜNG MIỆNG","authors":"Thị Thanh Tâm Trần, Thị Cẩm Nhung Võ, Thị Ngọc Lan Hoàng, Thị Thanh Tuyền Võ, Châu Lê, Thị Thanh Tâm Phạm, Thị Thúy Hằng Võ, Thị Bích Vân Nguyễn, T. T. T. Hồ, Hoài Phương Trần, Uyên Phương Phạm, Nguyễn Thị Loan Phan, Ngọc Anh Thư Nguyễn, Thị Cẩm Vân Văn, Thị Hồng Minh Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9600","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9600","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Sự quan tâm, hiểu biết đầy đủ về hít sặc và các hành động đúng của người chăm sóc trong phòng ngừa hít sặc khi ăn qua đường miệng giúp nâng cao an toàn người bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm các sự cố không mong muốn trong khi chăm sóc. Mục tiêu: Xác định sự hiểu biết, mối quan tâm, hành động chăm sóc của người nhà người bệnh để phòng ngừa hít sặc khi cho ăn qua đường miệng trên người bệnh có nguy cơ hít sặc; Các yếu tố liên quan đến hành động chăm sóc của người nhà người bệnh. Đối tượng và Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang trong thời gian từ tháng 01/2023 đến tháng 03/2023 với đối tượng tham gia là người nhà chăm sóc trực tiếp người bệnh (người chăm sóc) mà người bệnh này thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ hít sặc khi ăn qua đường miệng, tại 08 khoa nội trú, bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Kết quả: điểm trung bình về sự hiểu biết là 4,17 (ĐLC=2,05), với tỷ lệ chưa đủ sự hiểu biết là 69,0% (290/420), mối quan tâm có điểm trung bình là 3,57 (ĐLC=0,40), với mức đạt chiếm 65,5% (275/420). Cuối cùng, điểm trung bình về các hành động đúng khi cho NB ăn qua đường miệng là 7,03 (ĐLC=1,37), với tỷ lệ đạt chiếm 74,8% (314/420). Kết luận: Mặc dù hơn một nữa trong số người tham gia khảo sát có mối quan tâm về hít sặc, nhưng cũng có hơn 60% trong số họ chưa đủ sự hiểu biết về hít sặc khi ăn qua miệng và 25,2% chưa thực hiện đủ các hành động phòng ngừa hít sặc khi ăn. Cần có tài liệu truyền thông- giáo dục sức khỏe và kế hoạch giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người chăm sóc về phòng ngừa hít sặc khi ăn qua đường miệng.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"30 7","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140974340","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIẢM ĐAU VAI GÁY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP SÓNG NGẮN TẠI BỆNH VIỆN YDCT TRÀ VINH","authors":"Văn Bội Trần, Tấn Nhật Minh Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9575","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9575","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X – quang cột sống cổ của người bệnh thoái hóa cột sống cổ đến điều trị tại Bệnh viện YDCT Trà Vinh năm. Đánh giá kết quả giảm đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp điện châm kết hợp sóng ngắn. Xác định mối liên quan giữa kết quả điều trị với một số yếu tố như: Tuổi, giới tính, môi trường sống, nghề nghiệp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, so sánh trước và sau điều trị, không có nhóm chứng. Kết quả: Kết quả X – quang có hình ảnh gai xương chiếm cao nhất (92,9%). Kế đến đó là đặc xương dưới sụn (90,5%), hẹp khe khớp chiếm (71,4%), hẹp khe khớp và gai xương chiếm (66,7%).. Mức độ đau lúc ra viện giảm so với ngày 1, sự khác biệt có ý nghĩa thông kê với p<0,001. Mối liên quan giữa một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và hiệu quả giảm đau cho thấy kết quả điều trị không phụ thuộc vào tuổi, giới tính, môi trường sống, nghề nghiệp. Kết Luận: Hình ảnh X-quang cột sống cổ: Hình ảnh gai xương chiếm 92,9%; đặc xương dưới sụn chiếm 90,5%; hẹp khe khớp chiếm 71,4%, hẹp khe khớp và gai xương: 28 trường hợp chiếm 66,7%. Kết quả điều trị giảm đau vai gáy do THCSC bằng phương pháp điện châm kết hợp sóng ngắn: Ngày ra viện có 39 người mức độ đau tốt chiếm 92,9%, 3 người mức độ đau khá chiếm 7,1%, không còn bệnh nhân mức kém và mức trung bình. Khi ra viện điểm đau trung bình cải thiện rất tốt từ 5,3 xuống 1,2.Đánh giá mối liên quan giữa một số đặc điểm ở đối tượng nghiên cứu và kết quả giảm đau cho thấy mức độ giảm đau không phụ thuộc vào tuổi, giới, môi trường sống và nghề nghiệp","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"95 8","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140973461","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"BIẾN ĐỔI PHÂN SUẤT TỐNG MÁU VÀ SỨC CĂNG DỌC TOÀN BỘ THẤT TRÁI TRÊN SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM Ở NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA","authors":"Quý Vũ Nguyễn, Văn Tuấn Nguyễn, Đức Hùng Trần","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9611","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9611","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá sự biến đổi phân suất tống máu thất trái (Left ventricular ejection fraction - LVEF) và sức căng dọc toàn bộ thất trái (Global longitudinal strain - GLS) trên siêu âm tim đánh dấu mô ở người bệnh (NB) nhồi máu cơ tim cấp (NMCT) trước và sau can thiệp động mạch vành qua da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả trên 60 trường hợp nhồi máu cơ tim cấp được điều trị can thiệp động mạch vành qua da tại Khoa can thiệp Tim mạch, Bệnh viện quân y 103 từ tháng 5 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022. Kết quả: LVEF sau can thiệp (52,3 ± 12,0%) tăng lên so với trước can thiệp (49,5 ± 12,2%), p < 0,05. GLS sau can thiệp động mạch vành qua da (-13,2 ± 3,6%) cải thiện so với trước can thiệp (-12,5 ± 3,6%), p < 0,05. Nhóm nhịp tim <100 chu kỳ/phút, LVEF và GLS sau can thiệp cải thiện hơn so với trước can thiệp lần lượt là: 54,2 ± 11,4% so với 51,0 ± 11,2% và -13,6 ± 4,0% so với -12,9 ± 3,6%, p < 0,05. Nhóm nhịp tim ≥100 chu kỳ/phút, LVEF và GLS sau can thiệp không có sự khác biệt so với trước can thiệp lần lượt là: 43,6 ± 11,1% so với 42,3 ± 14,5% và -11,1 ± 2,8% so với -10,6 ± 3,3%, p > 0,05. Kết luận: Sau can thiệp động mạch vành qua da, LVEF và GLS chung của nhóm nghiên cứu và nhóm có nhịp tim <100 chu kỳ/phút cải thiện hơn so với trước can thiệp. Nhóm nhịp tim ≥100 chu kỳ/phút, LVEF và GLS trước và sau can thiệp không có sự khác biệt.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"63 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140973625","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"ĐỘC LẬP CHỨC NĂNG TRONG SINH HOẠT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH SAU ĐỘT QUỴ TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP","authors":"Minh Hoàng Phan","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9614","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9614","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá khả năng độc lập chức năng trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày và các yếu tố liên quan trên người bệnh đột quỵ não. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên người bệnh sống sót sau đột quỵ tại Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp từ tháng 4 đến 10 năm 2023. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 204 người bệnh, độ tuổi trung bình là 56,6 tuổi, với 73,1% nam giới và 26,9% nữ giới. Thời gian nằm viện trung bình là 23,4 ngày. Tỷ lệ người bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào người khác cho các hoạt động hàng ngày là 70,6%. Khi ra viện, tỷ lệ này giảm xuống còn 26,5%. Tình trạng phụ thuộc trầm trọng có sự thay đổi từ 25,0% tăng lên 29,9%. Các nhóm phụ thuộc vừa và phụ thuộc nhẹ cũng thể hiện sự thay đổi đáng kể sau điều trị. Có mối liên quan giữa nhóm tuổi, nơi ở, loại tổn thương não đến với khả năng hoạt động độc lập. Kết luận: Tỷ lệ phụ thuộc trong sinh hoạt của người bệnh sau đột quỵ khá cao. Có sự tiến triển đáng kể trong khả năng tự lập của bệnh nhân sau quá trình điều trị. Việc can thiệp sớm và kế hoạch điều trị cá thể hóa có thể đóng vai trò quan trọng quá trình cải thiện chức năng độc lập trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"15 11","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140976690","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT XUẤT HUYẾT NÃO Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ TẠI TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ","authors":"Q. Nguyễn, Huy Ngọc Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9571","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9571","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật xuất huyết não ở bệnh nhân đột quỵ tại Trung tâm Đột quỵ não Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả 52 ca bệnh được chẩn đoán xuất huyết não do đột quỵ và được phẫu phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ từ 1/2023 - 12/2023. Không phân biệt tuổi, giới. Điểm hôn mê Glasgow từ 5 diểm đến 12 điểm. Loại trừ xuất huyết não do u não, dị dạng mạch máu não. Kết quả: Tuổi trung bình: 62.25 ± 16.23. Thời gian đến nhập viên sớm nhất chiếm 62.0% trước 6 giờ. Thấp nhất khoảng thời gian 6-12 giờ chiếm 5.7%. Tỷ lệ kích thước khối máu tụ < 30gr trong nhóm vị trí XHN chiếm 4/52 trường hợp chiếm tỷ lệ 7.7%. Cao nhất khối máu tụ 40-50gr chiếm 30.8%. Tử vong trong và sau ra viện 1 tháng: 5.8 (%). Tàn tật mức độ nặng chiếm tỷ lệ 15.3% ở vùng thái dương. Kết luận: Can thiệp phẫu thuật có vai trò quan trọng trong điều trị XHN do đột quỵ não. Chỉ định phẫu thuật dựa vào hội chứng chèn ép não và toàn trạng bệnh nhân và ý chí của gia đình.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"139 40","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140976665","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"THAY ĐỔI NHẬN THỨC VỀ ĐỘT QUỴ NÃO CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ GIAO LẠC - GIAO THỦY NAM ĐỊNH SAU CAN THIỆP GIÁO DỤC SỨC KHỎE","authors":"Thị Yến Đinh, Thị Thuỳ Dương Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9602","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9602","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Thay đổi nhận thức về đột quỵ não của người cao tuổi tại xã Giao Lạc - Giao Thủy - Nam Định sau can thiệp giáo dục sức khỏe. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Người cao tuổi tại xã Giao Lạc - Giao Thủy - Nam Định, cỡ mẫu là 176. Kết quả: Trước can thiệp có 51,7% đối tượng tham gia nghiên cứu nhận thức đúng khi cho rằng não cơ quan tổn thương của đột quỵ, sau can thiệp là 83,3%. Trung bình đối tượng nghiên cứu trả lời đúng các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ tăng sau can thiệp là 4,33 ± 1,21 trong khi trước can thiệp là 2,66 ± 1,94. Trước can thiệp có 55,6% đối tượng nghiên cứu biết từ ba yếu tố nguy cơ trở lên gây đột quỵ não, tỷ lệ này tăng lên sau can thiệp là 94,4%. Kết luận: Người cao tuổi có nhận thức đạt về dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sau can thiệp là 94,4%. Nhận thức của người cao tuổi về yếu tố nguy cơ đột quỵ não đã tăng với tỷ lệ đạt trên 90%.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"76 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140973692","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Mạnh Vũ Ngô, Thị Anh Thư Phan, Anh Tuấn Nguyễn, Thị Nhàn Đỗ, Thị Linh Đoàn, Hữu Thắng Nguyễn, Thị Nguyệt Minh Đoàn, Thị Hương Giang Phạm
{"title":"HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM VỚI HIV (PREP) TRÊN NHÓM NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI TẠI CẦN THƠ, NĂM 2022-2023","authors":"Mạnh Vũ Ngô, Thị Anh Thư Phan, Anh Tuấn Nguyễn, Thị Nhàn Đỗ, Thị Linh Đoàn, Hữu Thắng Nguyễn, Thị Nguyệt Minh Đoàn, Thị Hương Giang Phạm","doi":"10.51298/vmj.v538i3.9654","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9654","url":null,"abstract":"Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) đúng cách làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Nghiên cứu đã tiến hành theo dõi 484 nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) năm 2022-2023 tại Cần Thơ. Kết quả chỉ ra rằng, có 346 MSM (71,49%) sử dụng PrEP hàng ngày (Daily-PrEP) và 138 người (28,51%) sử dụng PrEP tình huống (ED-PrEP). Tỷ lệ đối tượng duy trì PrEP ≥3 tháng, ≥6 tháng, ≥9 tháng và ≥12 tháng tương ứng là 74,6%; 65,9%; 54,7% và 48,4%. Nhóm sử dụng ED-PrEP có tỷ lệ duy trì cao hơn so với nhóm Daily-PrEP. Các nguyên nhân chính dừng sử dụng PrEP là do không còn nguy cơ lây nhiễm HIV, mất dấu và chuyển nơi ở. Tỷ lệ người có xét nghiệm HIV dương tính sau 3 tháng sử dụng PrEP là 0,56% (01 trường hợp sử dụng Daily-PrEP và 01 sử dụng ED-PrEP), sau 6 tháng là 0,63% (cả 2 trường hợp đều sử dụng ED-PrEP) và không có đối tượng nào có xét nghiệm HIV dương tính sau 9 và 12 tháng duy trì điều trị. Trong quá trình sử dụng PrEP có các triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc xuất hiện trong 3 tháng đầu: 1,7% trường hợp buồn nôn, 1,1% đối tượng choáng váng, nhức đầu; 0,3% có triệu chứng đầy hơi. Trong tương lai cần phải có những chiến lược cụ thể nhằm khắc phục các rào cản như e ngại về tác dụng phụ, vấn đề di chuyển, nhà ở,… để nâng cao tỷ lệ chấp thuận và duy trì điều trị.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"1 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140972043","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}