{"title":"Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán, phân độ và điều trị thai làm tổ tại vị trí sẹo mổ lấy thai","authors":"Đỗ Văn Quyết, Lương Minh Tuấn, Phạm Hồng Đức","doi":"10.52852/tcncyh.v170i9.1901","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v170i9.1901","url":null,"abstract":"Mục tiêu nhằm đánh giá vai trò của siêu âm trong chẩn đoán, phân độ và điều trị thai làm tổ tại vị trí sẹo mổ lấy thai (T-SMLT). Nghiên cứu gồm 66 bệnh nhân, độ tuổi trung bình 35 ± 4,9 (24 - 45). Các trường hợp gặp ở độ II, III, IV lần lượt là: 42 (63,6%), 18 (27,2%), 6 (9,1%). Các chỉ số trung bình của tuổi thai, kích thước túi thai, chiều dày cơ tử cung còn lại và lượng máu mất do đình chỉ thai có sự khác biệt giữa các phân độ trên SA (p < 0,05). Các phương pháp đình chỉ thai phụ thuộc vào phân độ T-SMLT trên SA, điều trị xâm lấn hơn tương ứng với phân độ cao hơn. Độ II chủ yếu là hút thai có thể có chèn bóng, nếu có tim thai ở độ II nên dùng MTX trước hút thai, nếu ở độ III giàu mạch nên được nút mạch trước hút thai. Ngược lại, độ IV phải mổ mở, chuyển mổ mở khi hút thai thất bại. Đáng lưu ý là các bệnh nhân nút mạch trước hút thai dù ở độ III đều không phải chuyển mổ và lượng máu mất không nhiều. Như vậy, siêu âm có ý nghĩa trong việc đánh giá tổn thương và phân độ T-SMLT mà chúng hữu ích cho việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và có hiệu quả cho từng bệnh nhân.","PeriodicalId":91971,"journal":{"name":"Tap chi nghien cuu y hoc","volume":"668 ","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-10-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"136069100","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính chưa điều trị thay thế","authors":"Hoàng Thị Phương, Nguyễn Bảo Ngọc, Lê Thị Phượng","doi":"10.52852/tcncyh.v170i9.2015","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v170i9.2015","url":null,"abstract":"Tăng huyết áp (THA) được biết đến như một yếu tố căn nguyên đồng thời cũng là hậu quả của bệnh thận mạn tính (CKD). Với xu hướng tăng huyết áp ngày càng tăng như hiện nay, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện trên 157 bệnh nhân bệnh thận mạn đang điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023, nhằm khảo sát tình trạng tăng huyết áp và tìm hiểu một số yếu tố liên quan trên đối tượng bệnh thận mạn tính chưa điều trị thay thế. Kết quả cho thấy tỷ lệ THA trong nhóm nghiên cứu là 72,6%, không khác biệt giữa nam và nữ. Nhóm tuổi < 40 có tỷ lệ THA là 36,2%, trong khi nhóm 40 - 59 tuổi và ≥ 60 tuổi có tỷ lệ THA lần lượt là 88,5% và 87,9% (p < 0,05). Tỷ lệ THA cũng khác biệt trong các giai đoạn bệnh thận mạn: giai đoạn 1 có 18,2%, giai đoạn 2 có 52,4%, giai đoạn 3a có 76,9%, giai đoạn 3b có 88,9%, giai đoạn 4 có 85,4%, giai đoạn 5 có 90,9% (p < 0,05). THA có liên quan có ý nghĩa với chỉ số ACR > 30 mg/mmol (OR = 4,38; p < 0,05). Thiếu máu làm tăng nguy cơ THA 2,12 lần (p < 0,05), tăng triglycerid làm tăng nguy cơ THA 5,74 lần (p < 0,05), trong khi uống rượu làm tăng nguy cơ THA lên 2,85 lần ở riêng nhóm nam giới (p < 0,05).","PeriodicalId":91971,"journal":{"name":"Tap chi nghien cuu y hoc","volume":"50 4","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-10-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"136069344","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Đặc điểm lo âu ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai","authors":"Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Thuỳ","doi":"10.52852/tcncyh.v170i9.1950","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v170i9.1950","url":null,"abstract":"Lo âu là một rối loạn tâm thần phổ biến. Người bệnh tăng huyết áp có tỷ lệ lo âu cao nhưng tỷ lệ phát hiện lại thấp. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lo âu ở nhóm người bệnh này. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 203 người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2022 đến tháng 6/2023. Kết quả thu được 39,9% người bệnh tăng huyết áp có lo âu. Chủ đề lo âu ở người bệnh tăng huyết áp đa dạng, phổ biến nhất là chủ đề lo âu về tai nạn, bệnh tật (70,4%) và chủ đề gia đình (40,7%). Tần suất xuất hiện lo âu cao nhất là 3 - 5 lần/tuần (55,6%). Thời điểm triệu chứng lo âu nặng lên hầu hết là vào bất kỳ thời điểm trong ngày (39,5%). Các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật, triệu chứng liên quan đến vùng ngực và bụng và triệu chứng toàn thân là triệu chứng phổ biến nhất, gặp ở 100% người bệnh tăng huyết áp có lo âu.","PeriodicalId":91971,"journal":{"name":"Tap chi nghien cuu y hoc","volume":"280 ","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-10-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"136070342","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn Ngọc Tâm, Trần Viết Lực, Nguyễn Thế Anh
{"title":"Tình trạng đa bệnh lý của người bệnh cao tuổi nhồi máu não lần đầu","authors":"Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn Ngọc Tâm, Trần Viết Lực, Nguyễn Thế Anh","doi":"10.52852/tcncyh.v170i9.1907","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v170i9.1907","url":null,"abstract":"Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định tình trạng đa bệnh lý và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi nhồi máu não (NMN) lần đầu. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu tuyển 197 người bệnh cao tuổi mắc nhồi máu não lần đầu, điều trị nội trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện Lão khoa Trung ương, từ tháng 01 đến tháng 7/2023. Kết quả cho thấy, tỷ lệ đa bệnh lý là 69%, tăng huyết áp là bệnh mắc kèm phổ biến nhất (79,1%). Chỉ số BMI cao (OR = 2,21; 95%CI: 1,13 - 4,35), điểm NIHSS cao khi nhập viện (OR = 1,99; 95%CI: 1,07 - 3,71), tình trạng suy giảm nhận thức (OR = 2; 95%CI: 0,27 - 0,93), sử dụng nhiều thuốc (OR = 25; 95%CI: 3,35 - 186,65) có mối liên quan đến gia tăng tỉ lệ mắc mắc đa bệnh lý ở người bệnh nhồi máu não cao tuổi. Tóm lại, nghiên cứu cho thấy đa bệnh lý là vấn đề sức khỏe thường gặp ở người bệnh cao tuổi nhồi máu não lần đầu. Đa bệnh lý có liên quan tới chỉ số BMI cao, điểm NIHSS khi nhập viện cao, tình trạng suy giảm nhận thức và việc sử dụng nhiều thuốc .","PeriodicalId":91971,"journal":{"name":"Tap chi nghien cuu y hoc","volume":"128 ","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-10-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"136068696","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thân Văn Sỹ, Lê Thanh Dũng, Cao Mạnh Thấu, Phạm Gia An, Nguyễn Quang Nghĩa, Ninh Việt Khải, Trần Hà Phương, Nguyễn Hải Nam, Trần Đình Thơ, Trịnh Hồng Sơn, Bùi Văn Giang, Trịnh Hà Châu, Vũ Đăng Lưu, Phạm Minh Thông
{"title":"Kết quả tăng thể tích gan sau nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan trước phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan","authors":"Thân Văn Sỹ, Lê Thanh Dũng, Cao Mạnh Thấu, Phạm Gia An, Nguyễn Quang Nghĩa, Ninh Việt Khải, Trần Hà Phương, Nguyễn Hải Nam, Trần Đình Thơ, Trịnh Hồng Sơn, Bùi Văn Giang, Trịnh Hà Châu, Vũ Đăng Lưu, Phạm Minh Thông","doi":"10.52852/tcncyh.v170i9.1934","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v170i9.1934","url":null,"abstract":"Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả của phương pháp nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan (LVD) trước phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Từ tháng 1/2021 đến tháng 7/2023, 52 bệnh nhân HCC (trung vị tuổi là 54,5) có chỉ định phẫu thuật cắt gan với thể tích gan còn lại dự kiến (FLR) ban đầu không đủ đã được tiến hành LVD để tăng thể tích gan trước phẫu thuật. Thành công về kỹ thuật đạt 100%. Sau can thiệp, tất cả các bệnh nhân đều tăng FLR đủ để phẫu thuật. Thể tích FLR trước và sau LVD lần lượt là 405,1ml và 639,5ml (p < 0,001). Tỷ lệ FLR trên tổng thể tích gan (TLV) tăng từ 34,0% lên 47,4% (p < 0,001), với tỷ lệ phì đại (FLRsau can thiệp/FLRtrước can thiệp) đạt 1,5 lần. Một trường hợp biểu hiện suy gan nhẹ sau LVD và phục hồi sau 7 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy LVD là một phương pháp an toàn, hiệu quả và khả thi làm tăng FLR để có thể cắt gan ở các bệnh nhân HCC. Cần thêm các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng để so sánh hiệu quả với các phương pháp phì đại gan khác.","PeriodicalId":91971,"journal":{"name":"Tap chi nghien cuu y hoc","volume":"24 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-10-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"136069282","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Sẩm Hà Như Vũ, Nguyễn Thiện Minh, Lê Khắc Bảo, Đặng Thị Thiện Ngân, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Thuỳ Vân, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Hải, Lý Tiểu Long
{"title":"Thực trạng kiến thức và thực hành phun khí dung ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch","authors":"Sẩm Hà Như Vũ, Nguyễn Thiện Minh, Lê Khắc Bảo, Đặng Thị Thiện Ngân, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Thuỳ Vân, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Hải, Lý Tiểu Long","doi":"10.52852/tcncyh.v170i9.1891","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v170i9.1891","url":null,"abstract":"Phun khí dung (PKD) không đúng kỹ thuật ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường thở và tăng nguy cơ mắc đợt kịch phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả kiến thức và xác định tỉ lệ người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phun khí dung đúng cách. Công cụ thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và đánh giá thực hành khi quan sát người bệnh (NB) phun khí dung. Nghiên cứu tiến hành trên 50 người bệnh, thu thập dữ liệu từ tháng 11/2022 đến tháng 5/2023. Kết quả cho thấy, tỉ lệ người bệnh có kiến thức về phun khí dung ở mức trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất là 54%, kiến thức tốt chiếm 40%, kiến thức kém chiếm 6%, không có người bệnh đạt mức rất tốt. Tỉ lệ người bệnh thực hành đúng về lắp dụng cụ phun khí dung chiếm đa số 98%, thực hành đúng về tư thế chiếm 94%, thực hành đúng về kỹ thuật hít chiếm 40%, 26% người bệnh vệ sinh mặt nạ khí dung đúng cách, 40% người bệnh làm khô cốc và mặt nạ khí dung đúng cách, 18% người bệnh có làm khô lòng ống dẫn khí, tất cả người bệnh đều không khử trùng dụng cụ sau khi phun khí dung. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên tăng cường giáo dục sức khỏe cho người bệnh trong thời gian nằm viện giúp người bệnh nâng cao kiến thức về phun khí dung và cải thiện kỹ năng thực hành phun khí dung đúng cách.","PeriodicalId":91971,"journal":{"name":"Tap chi nghien cuu y hoc","volume":"27 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-10-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"136069630","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Thang điểm ISS trong phân loại cấp cứu bệnh nhân chấn thương tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội","authors":"Kim Duy Tùng, Đào Xuân Thành, Hoàng Bùi Hải","doi":"10.52852/tcncyh.v170i9.1909","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v170i9.1909","url":null,"abstract":"Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh nhân chấn thương theo thang điểm độ nặng tổn thương chấn thương (ISS – Injury Severity Score). Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân chấn thương tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 9/2022 đến tháng 6/2023. Nghiên cứu gồm 552 bệnh nhân, nhóm tuổi từ 16 - 60 chiếm 72,6%, nam 65%, nguyên nhân do tai nạn giao thông 64,9%. Có 10,9% có sử dụng đồ uống có cồn trước đó, 51,1% được sơ cứu sau tai nạn, có mối liên quan đến mức độ nặng theo phân tích hồi quy. Phương tiện đến viện chủ yếu là xe ô tô cá nhân, taxi 51,1%, xe cứu thương 31%. Có 38 bệnh nhân có điểm ISS ≥ 16 trong đó 15 bệnh nhân đa chấn thương chiếm 2,7%, có 4 bệnh nhân tử vong đều nằm trong nhóm đa chấn thương 0,4%. Các trường hợp rối loạn đông máu, suy hô hấp, truyền máu cấp cứu đều thuộc điểm ISS > 16. Bảng điểm ISS có khả năng phân loại mức độ nặng của bệnh nhân chấn thương.","PeriodicalId":91971,"journal":{"name":"Tap chi nghien cuu y hoc","volume":"183 ","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-10-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"136069793","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Khổng Hoàng Thao, Hoàng Việt Hải, Trần Cao Bính, Phạm Thu Trang, Phan Thị Bích Hạnh
{"title":"Đặc điểm lâm sàng, X-quang của viêm xoang hàm do răng tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội","authors":"Khổng Hoàng Thao, Hoàng Việt Hải, Trần Cao Bính, Phạm Thu Trang, Phan Thị Bích Hạnh","doi":"10.52852/tcncyh.v170i9.1928","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v170i9.1928","url":null,"abstract":"Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3/2022 đến tháng 6/2023 tại Khoa Điều trị Nội nha, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội trên 32 người bệnh được chẩn đoán viêm xoang hàm do răng, nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng và Xquang ở nhóm đối tượng trên. Kết quả cho thấy, tình trạng đau nhức vùng mặt chiếm 90,6%, đau nhức răng hàm trên cùng bên chiếm 90,6%. Mờ xoang hàm cùng bên một phần chiếm 62,5%, hình ảnh viêm quanh chóp chiếm 87,5%, hình ảnh tiêu xương quanh chóp chiếm 84,4% Như vậy, viêm xoang hàm do răng có hai triệu chứng gợi ý rất có giá trị là đau nhức vùng mặt và đau nhức răng hàm trên cùng bên. Trên phim chụp cắt lớp chùm tia hình nón (Conebeam Computed Tomography - CBCT), cần phát hiện những dấu hiệu quan trọng hướng đến nguyên nhân viêm xoang do răng là mờ xoang hàm cùng bên và viêm quanh chóp răng, tiêu xương quanh chóp. Phim chụp cắt lớp chùm tia hình nón có giá trị chẩn đoán tổn thương xoang hàm và đánh giá chi tiết tổn thương răng nguyên nhân, giúp lập kế hoạch điều trị phối hợp xoang và răng.","PeriodicalId":91971,"journal":{"name":"Tap chi nghien cuu y hoc","volume":"670 ","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-10-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"136069092","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Mức độ nhạy cảm kháng sinh và mối liên quan với một số yếu tố độc lực của các chủng Helicobacter pylori phân lập tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 2019 - 2023","authors":"Trần Thị Tuyết, Vũ Ngọc Hiếu, Trần Minh Châu","doi":"10.52852/tcncyh.v170i9.1940","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v170i9.1940","url":null,"abstract":"Sự gia tăng tỉ lệ kháng kháng sinh của H. pylori trên thế giới dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tiệt trừ H. pylori, một trong những nguyên nhân dẫn tới ung thư dạ dày. Vì vậy, việc cập nhật xu hướng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn H. pylori trong những năm gần đây là rất cần thiết. Nghiên cứu xác định tỉ lệ đề kháng kháng sinh của H. pylori tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023. Trong 729 mẫu sinh thiết dạ dày, số chủng H. pylori dương tính là 392 chủng (53,7%). Các chủng phân lập được làm kháng sinh đồ với Amoxicillin (AMX), Clarithromycin (CLR), Metronidazole (MTZ), Levofloxacin (LVX), Tetracyclin (TE) sau đó lưu chủng trong tủ âm sâu -70˚C. Có 224 chủng phục hồi sau cấy chuyển từ tủ âm sâu -70˚C, được tách DNA và thực hiện phản ứng PCR xác định các yếu tố độc lực (cagE, vacAs, vacAm, iceA1, homB). Tỉ lệ đề kháng của H. pylori với AMX là 67%, CLR là 96,2%, LVX là 46% và TE là 0,5%. Toàn bộ các chủng nhạy cảm với MTZ. Tỉ lệ các gen độc lực cagE, vacAs, vacAm, iceA1, homB lần lượt là 71%; 93,3%; 69,2%; 21% và 34,3%. Nghiên cứu đã quan sát thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm chủng kháng amoxicillin và nhóm chủng mang gen homB (+) hoặc cagE-homB (+) với p < 0,05.","PeriodicalId":91971,"journal":{"name":"Tap chi nghien cuu y hoc","volume":"38 4","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-10-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"136069125","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Đàm Đình Tranh, Nguyễn Thị Thanh Hà, Đinh Thi Thu Hằng, Phạm Thị Vân Anh
{"title":"Tác dụng bảo vệ gan, phục hồi tổn thương gan và chống oxy hoá của viên nang cứng Silymax Complex trên thực nghiệm","authors":"Đàm Đình Tranh, Nguyễn Thị Thanh Hà, Đinh Thi Thu Hằng, Phạm Thị Vân Anh","doi":"10.52852/tcncyh.v170i9.1920","DOIUrl":"https://doi.org/10.52852/tcncyh.v170i9.1920","url":null,"abstract":"Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ gan, phục hồi gan và chống oxy hóa của viên nang cứng Silymax Complex trên thực nghiệm. Ở cả 2 mô hình (mô hình bảo vệ gan và phục hồi gan), chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên vào 5 lô, mỗi lô 10 con: lô chứng sinh học, lô mô hình, lô chứng dương (silymarin) và Silymax Complex liều 0,53 g/kg/ngày và 1,59 g/kg/ngày. Ở mô hình bảo vệ gan, chuột được cho uống thuốc thử hoặc nước cất liên tục trong 8 ngày. Đến ngày thứ 8, sau khi uống thuốc thử 2h, tiến hành gây tổn thương tế bào gan bằng paracetamol liều 400 mg/kg từ lô 2 đến lô 5. Ở mô hình phục hồi gan, chuột nhắt trắng từ lô 2 đến lô 5 uống paracetamol liều 400 mg/kg liều duy nhất, sau đó 2 giờ, chuột được uống nước cất hoặc thuốc thử trong 5 ngày liên tục. Các chỉ số xét nghiệm gồm có trọng lượng gan, hoạt độ AST, ALT, GGT, nồng độ albumin, bilirubin toàn phần trong huyết thanh, chỉ số MDA trong dịch đồng thể gan và đánh giá vi thể gan chuột. Kết quả nghiên cứu cho thấy Silymax Complex cả 2 liều đều thể hiện tác dụng bảo vệ và phục hồi tổn thương gan trên mô hình gây viêm gan cấp bằng paracetamol.","PeriodicalId":91971,"journal":{"name":"Tap chi nghien cuu y hoc","volume":"109 ","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-10-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"136069159","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}