{"title":"Ứng dụng học máy trong phân tích dữ liệu vào quản lý nguồn nhân lực","authors":"Nguyễn Phát Đạt, Nguyễn Văn Hồ, Thái Kim Phụng","doi":"10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.9.3193.2024","DOIUrl":"https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.9.3193.2024","url":null,"abstract":"Quản lý nguồn nhân lực (Human Resource Management - HRM) đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của mỗi doanh nghiệp thông qua việc quản lý hiệu quả lực lượng lao động, từ đó làm nền tảng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Sự thành công của mỗi doanh nghiệp đều có sự đóng góp của các nhân sự ở mọi cấp bậc. Tuy nhiên, hiện trạng tại một số doanh nghiệp có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc nhiều, gây ra những cản trở trong công việc và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, việc giữ chân nhân sự đóng vai trò quan trọng bởi quản lý tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu này xây dựng phân tích dự báo nhân viên nghỉ việc trên tập dữ liệu nhân sự của IBM. Tác giả tiến hành thực nghiệm mô hình máy học để dự báo nhân viên nghỉ việc qua các thuật toán Logistics Regression, K-Nearest Neighbors, Decision Tree, Support Vector Machine, Neural Network và Random Forest để tìm ra mô hình tối ưu. Thông qua kết quả thực nghiệm, các tổ chức có thể sử dụng những kết quả này để xây dựng chiến lược HRM mang lại nhiều ý nghĩa cho doanh nghiệp.","PeriodicalId":517924,"journal":{"name":"TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH","volume":"12 7","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-20","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141819638","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Nghiên cứu về ý định tiếp tục sử dụng phần mềm tại nơi làm việc: Tích hợp lý thuyết về tính liên tục của công nghệ và sự phù hợp giữa công nghệ-nhiệm vụ","authors":"Bùi Thành Khoa, Trần Trọng Huỳnh","doi":"10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.12.3252.2024","DOIUrl":"https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.12.3252.2024","url":null,"abstract":"Khi các tổ chức giới thiệu các hệ thống phần mềm mới, việc khuyến khích nhân viên tiếp tục sử dụng là rất quan trọng. Nghiên cứu này kiểm tra mô hình tích hợp Lý thuyết liên tục công nghệ (TCT) và Sự phù hợp giữa công nghệ - nhiệm vụ (TTF) để giải thích ý định của nhân viên trong việc tiếp tục sử dụng phần mềm của nhân viên trong tổ chức. Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát 307 nhân viên ở nhiều công ty sử dụng công nghệ trong công việc. Mô hình nghiên cứu được phân tích bằng cách sử dụng mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM). Sự hài lòng, thái độ và cảm nhận hữu ích dự đoán tích cực ý định tiếp tục sử dụng theo lý thuyết TCT. Sự phù hợp của công nghệ - nhiệm vụ ảnh hưởng tích cực sự hài lòng và thái độ, làm nổi bật vai trò của TTF. Kết quả cung cấp những hiểu biết sâu sắc về mặt lý thuyết và đòn bẩy thực tế để thúc đẩy việc sử dụng liên tục các hệ thống phần mềm mới trong các tổ chức.","PeriodicalId":517924,"journal":{"name":"TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH","volume":"20 5","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-05-16","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140969532","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Chất lượng dịch vụ sau bán hàng ảnh hưởng đến lòng trung thành thông qua sự hài lòng của khách hàng: Trường hợp Head Honda tỉnh Đồng Nai","authors":"Nguyễn Hoàng Sinh, Lương Đình Hiển","doi":"10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.4.2326.2024","DOIUrl":"https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.4.2326.2024","url":null,"abstract":"Nghiên cứu xác định các yếu tố chất lượng dịch vụ sau bán hàng ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và sự hài lòng của khách hàng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ sửa chữa, bảo hành xe máy tại Head Quang Hiển tỉnh Đồng Nai. Mô hình nghiên cứu được kiểm chứng bằng nghiên cứu định lượng sử dụng khảo sát trực tuyến với 467 khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ sửa chữa, bảo hành xe máy hoặc thay thế phụ tùng sau mua xe máy từ năm 2020. Tính hợp lệ và độ tin cậy của dữ liệu được kiểm tra bằng CFA và SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thứ nhất là các thành phần của chất lượng dịch vụ sau bán hàng gồm: độ tin cậy (β = 0.357); khả năng đáp ứng (0.273); sự đồng cảm (0.261); sự đảm bảo (0.115); tính hữu hình (0.098) ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng thông qua sự hài lòng. Bên cạnh đó nghiên cứu đã xác định được sức hấp dẫn thay thế cũng có tác động đến lòng trung thành của khách hàng (-0.262). Thứ ba là xác định được mức độ ảnh hưởng của sự hài lòng đến lòng trung thành (0.410). Kết quả nghiên cứu cung cấp các hàm ý quản trị về dịch vụ sau bán hàng nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ của Head Quang Hiển và tập trung vào sự hài lòng của khách hàng như một chiến lược cho lợi nhuận lâu dài và bền vững.","PeriodicalId":517924,"journal":{"name":"TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH","volume":" 5","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-03-20","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140388376","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Đề xuất mô hình nghiên cứu về linh vật điểm đến du lịch","authors":"Hà Nam Khánh Giao","doi":"10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.4.2764.2024","DOIUrl":"https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.4.2764.2024","url":null,"abstract":"Những linh vật dễ thương mang ý nghĩa văn hóa địa phương có thể khơi dậy tình cảm tích cực của cả người dân địa phương và du khách tiềm năng đối với một điểm đến du lịch. Tuy nhiên, tầm quan trọng marketing của linh vật du lịch đã không được công nhận đầy đủ trong các nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu này dựa trên lý thuyết khuôn mẫu và lý thuyết kích thích - chủ thể - phản ứng đề xuất mô hình nghiên cứu sử dụng linh vật du lịch cho điểm đến. Kết quả cho thấy rằng linh vật du lịch có thể được xác nhận đầy đủ giữa cả hai quan điểm ngoài nhóm (du khách tiềm năng) và trong nhóm (người dân địa phương). Ý nghĩa văn hóa và sự dễ thương của các nhân vật trong phim hoạt hình được giả định ảnh hưởng đến nhận thức của cả người dân địa phương và du khách tiềm năng về năng lực và sự nồng ấm. Cả sự nồng ấm và năng lực sau đó kích thích người dân địa phương và du khách tiềm năng sử dụng linh vật du lịch tại điểm đến. Phương pháp phân tích bằng mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) được đề xuất. Từ đó, ý nghĩa khoa học của các linh vật du lịch trong quảng bá điểm đến cũng được thảo luận. Tất nhiên, mô hình cần có những nghiên cứu thực nghiệm để minh chứng tính thực tế.","PeriodicalId":517924,"journal":{"name":"TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH","volume":" 15","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-03-20","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140389053","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Trần Quang Trí, Phạm Đoàn Anh Khoa, Alang Tho, Nguyen Thanh Nhan
{"title":"Cơ hội và thách thức của ngành nhà hàng tại Việt Nam giai đoạn bình thường mới","authors":"Trần Quang Trí, Phạm Đoàn Anh Khoa, Alang Tho, Nguyen Thanh Nhan","doi":"10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.4.2704.2024","DOIUrl":"https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.4.2704.2024","url":null,"abstract":"Sau đại dịch Covid-19 ngành nhà hàng đã dần lấy lại sự ổn định và tận dụng sự hỗ trợ của chính quyền, tranh thủ sự ủng hộ của khách hàng nội địa, nắm bắt giai đoạn bình thường mới và khai thác các dịch vụ giao hàng phát triển để duy trì hoạt động. Bài báo này đã sử dụng phương pháp khảo cứu tài liệu với các nguồn sử dụng là các nghiên cứu cập nhật và nghiên cứu thực nghiệm được đăng trên các tạp chí thuộc Web of Science. Nội dung các bài báo được phân tích sâu để chọn lựa những thông tin phù hợp (content analysis) nhằm: (1) xác định các cơ hội và thách thức của ngành nhà hàng tại Việt Nam giai đoạn bình thường mới; (2) cung cấp các hàm ý kinh doanh cho các nhà hàng tại Việt Nam. Kết quả chỉ ra những cơ hội ngành nhà hàng tại Việt Nam giai đoạn bình thường mới gồm: Sự hỗ trợ từ chính phủ; Sự ủng hộ khách hàng và cộng đồng nội địa; Dấu hiệu bình thường mới; Dịch vụ giao hàng phát triển. Những thách thức của ngành bao gồm: Sự cạnh tranh; Sức mua giảm; Chi phí; Nền kinh tế; Thiếu lao động; Dịch bệnh.","PeriodicalId":517924,"journal":{"name":"TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH","volume":" 46","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-03-20","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140388296","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
N. Lan, N. Bắc, Nguyễn Quế Chi, Nguyễn Phương Duy, Đào Thu Huyền
{"title":"Tác động của marketing bởi người ảnh hưởng đến ý định mua mỹ phẩm trực tuyến của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh","authors":"N. Lan, N. Bắc, Nguyễn Quế Chi, Nguyễn Phương Duy, Đào Thu Huyền","doi":"10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.4.2391.2024","DOIUrl":"https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.4.2391.2024","url":null,"abstract":"Mạng xã hội phát triển, marketing bởi người ảnh hưởng trở thành xu hướng trên toàn cầu nói chung và ngành công nghiệp mỹ phẩm nói riêng. Tuy nhiên, các nhà chiến lược phải đối mặt với vấn đề là làm thế nào để thực hiện chiến lược marketing bởi người ảnh hưởng một cách tối ưu nhất. Nghiên cứu này đã đưa ra một số giải pháp cho vấn đề đó bằng cách xác định và đánh giá các tác động của Marketing bởi người ảnh hưởng, các yếu tố thuộc thái độ đối với thương hiệu và ý định mua mỹ phẩm trực tuyến của người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Nghiên cứu dùng kỹ thuật phân tích PLS-SEM dựa trên 316 người được khảo sát tại TP.HCM. Kết quả là Marketing bởi người ảnh hưởng có sức hút và người ảnh hưởng có chuyên môn có tác động đến thái độ đối với thương hiệu. Và nghiên cứu cũng cho thấy có sự tác động từ thái độ đối với thương hiệu đến sự ngưỡng mộ thương hiệu của Người Tiêu Dùng (NTD) và sự ngưỡng mộ thương hiệu có tác động đến ý định mua mỹ phẩm trực tuyến của NTD tại TP.HCM.","PeriodicalId":517924,"journal":{"name":"TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH","volume":" 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-03-20","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140389083","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Niềm tin khi tài trợ online: Trường hợp GIVEasia Việt Nam","authors":"Trịnh Thúy Anh, Vũ Xuân Thành","doi":"10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.4.2204.2024","DOIUrl":"https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.4.2204.2024","url":null,"abstract":"Mục đích của bài báo này là tìm hiểu và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tác động đến niềm tin khi tham gia tài trợ trên Internet; từ đó đưa ra những gợi ý để các tổ chức muốn gây quỹ để có thể xác định được niềm tin của nhà tài trợ tiềm năng (trong đó có tổ chức GIVE.asia Việt Nam). Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp phân tích định lượng với 234 người tham gia khảo sát trực tuyến, là những người đã từng tài trợ ít nhất một lần trên các nền tảng gây quỹ online hoặc trên mạng xã hội, trên website của các tổ chức. Kết quả cho thấy, năm yếu tố tác giả sử dụng để đo lường: (1) đặc điểm của trang website gây quỹ, (2) thông tin về đối tượng cần được giúp đỡ, (3) danh tiếng của tổ chức đứng ra gây quỹ, (4) danh tiếng của bệnh viện tham gia vào quá trình điều trị, và (5) đặc điểm của nhà hảo tâm đều ảnh hưởng tích cực đến niềm tin của họ; trong đó, thang đo thông tin đối tượng cần được giúp đỡ có ảnh hưởng lớn nhất.","PeriodicalId":517924,"journal":{"name":"TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH","volume":" 7","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-03-20","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140388689","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Mai Hoài Phương, Nguyen Thi Linh, Lâm Ngọc Linh, N. T. Y. Nhi
{"title":"Tác động của UGC lên ý định mua hàng công nghệ của gen Z","authors":"Mai Hoài Phương, Nguyen Thi Linh, Lâm Ngọc Linh, N. T. Y. Nhi","doi":"10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.4.2696.2024","DOIUrl":"https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.4.2696.2024","url":null,"abstract":"Bài nghiên cứu khám phá vai trò trung gian của hữu ích cảm nhận và tin cậy cảm nhận của nội dung người dùng tạo ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm công nghệ tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu khảo sát là 438 khách hàng đã từng mua sản phẩm công nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh có độ tuổi từ 18 - 25 tuổi. Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu nhóm sử dụng mô hình cấu trúc (PLS-SEM). Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính để kiểm định thang đo đề xuất và phương pháp định lượng được tiến hành thông qua khảo sát bảng câu hỏi kiểm định mô hình nghiên cứu. Sau quá trình thực hiện đề tài có đóng góp quan trọng về mặt học thuật khi khẳng định được mối quan hệ tích cực của nội dung do người dùng tạo và ý định mua; ngoài ra nghiên cứu cũng làm rõ được vai trò trung gian của tin cậy cảm nhận đối với nội dung do người dùng tạo và ý định mua. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu giúp cho doanh nghiệp thấy được vai trò quan trọng của nội dung do người dùng tạo dẫn đến ý định mua, từ đó giúp cho doanh nghiệp những phương án tiếp thị cho phù hợp đến với khách hàng mục tiêu.","PeriodicalId":517924,"journal":{"name":"TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH","volume":" 12","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-03-20","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140388698","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Huỳnh Thanh Tú, Phan Đình Quyền, Nguyễn Thị Phổ Thông
{"title":"Tác động của lòng tin, mối quan tâm về quyền riêng tư đến ý định sử dụng ứng dụng y tế di động","authors":"Huỳnh Thanh Tú, Phan Đình Quyền, Nguyễn Thị Phổ Thông","doi":"10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.4.2595.2024","DOIUrl":"https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.4.2595.2024","url":null,"abstract":"Phần lớn người dân Việt Nam hiện nay đã khá quen với cách tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế theo hình thức truyền thống, nghĩa là đến đăng ký Khám Chữa Bệnh (KCB) trực tiếp tại các Cơ Sở Y Tế (CSYT). Việc này dẫn đến việc quá tải cho Nhân Viên Y Tế (NVYT), đồng thời kéo dài thời gian của Người Bệnh (NB) vì phải chờ đợi không cần thiết và chất lượng các dịch vụ trong CSYT để phục vụ NB cũng bị ảnh hưởng. Nhận thức được thực trạng trên, nhóm tác giả đã xúc tiến đề tài “Tác động của lòng tin, mối quan tâm về quyền riêng tư đến ý định sử dụng ứng dụng y tế di động”. Nghiên cứu đã nhận được sự hồi đáp của 347 người dân đang cư trú hoặc làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh cho bảng câu hỏi khảo sát. Áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu sau khi gạn lọc được phân tích bằng cách sử dụng phần mềm SPSS 24 và AMOS 24. Yếu tố lòng tin (T) có tác động trực tiếp thuận chiều đến nhận thức tính hữu ích (PU) và nhận thức tính dễ sử dụng (PEOU) là minh chứng đầu tiên của nghiên cứu. Đồng thời, lòng tin có tác động gián tiếp đến ý định sử dụng (BI) ứng dụng y tế di động (mhealth) thông qua PU và PEOU. Thêm vào đó, PU và PEOU có tác động thuận chiều trực tiếp đến BI ứng dụng y tế di động. Nghiên cứu góp phần giúp lãnh đạo các CSYT có bằng chứng khoa học để đầu tư và hoàn thiện mhealth phù hợp để có thể triển khai và áp dụng một cách hiệu quả.","PeriodicalId":517924,"journal":{"name":"TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH","volume":" 33","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-03-20","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140389351","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Chiến thuật ảnh hưởng của cấp quản lý trực tiếp và Sự sáng tạo của nhân viên: Vai trò trung gian của Chia sẻ tri thức ẩn","authors":"Vũ Thịnh Trường","doi":"10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.4.2940.2024","DOIUrl":"https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.4.2940.2024","url":null,"abstract":"Ảnh hưởng của các hành vi lãnh đạo đối với sự sáng tạo của nhân viên được nhiều nghiên cứu xem xét đánh giá suốt thời gian qua. Nghiên cứu này tiếp tục mở rộng sự hiểu biết về chủ đề này thông qua việc điều tra tác động của chiến thuật ảnh hưởng của cấp quản lý trực tiếp, gồm: lấy lòng và truyền cảm hứng đến sự sáng tạo của nhân viên thông qua vai trò trung gian của chia sẻ tri thức ẩn. Mẫu nghiên cứu gồm 180 người đang làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và trường đại học, tác giả sử dụng phương pháp cấu trúc tuyến tính riêng phần để kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chính cho thấy chiến thuật truyền cảm hứng và chiến thuật lấy lòng có tác động tích cực và ý nghĩa thống kê đến sự sáng tạo của nhân viên qua trung gian là chia sẻ tri thức ẩn. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của việc truyền động lực và thiết lập mối quan hệ tốt trong việc thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên.","PeriodicalId":517924,"journal":{"name":"TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH","volume":" 4","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-03-20","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140389091","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}