{"title":"Mối quan hệ giữa Vốn tâm lý, Động lực học tập và Kết quả học tập của sinh viên: Nghiên cứu thực nghiệm tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long","authors":"Cao Thanh Phong","doi":"10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.3.2412.2024","DOIUrl":"https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.3.2412.2024","url":null,"abstract":"Bài báo nghiên cứu mối quan hệ giữa Vốn tâm lý, Động lực học tập đến Kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long. Khi phân tích đánh giá kết quả học tập, các nghiên cứu chỉ tập trung vào yếu tố khách quan như chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, nội dung học phần, … nhưng yếu tố Vốn tâm lý (yếu tố chủ quan) cũng sẽ có tác động tích cực và quan trọng. Do đó, nghiên cứu này tập trung vào yếu tố tâm lý nhằm phát hiện các tác động vốn có đến kết quả học tập của sinh viên. Qua khảo sát 768 sinh viên đại học với phương pháp định lượng (mô hình Cấu trúc tuyến tính - SEM), nghiên cứu cho thấy các tác động cùng chiều của Vốn tâm lý và Động lực học tập đến Kết quả học tập. Sinh viên có Vốn tâm lý cao thì họ càng tự tin, lạc quan, hy vọng, thích nghi trong giải quyết vướng mắc để đạt được mục tiêu học tập. Dẫn đến họ sẽ có sự cam kết và đem lại kết quả học tập tốt hơn. Qua đó, tác giả đề xuất các kiến nghị và các giới hạn cũng như hướng nghiên cứu trong tương lai.","PeriodicalId":517924,"journal":{"name":"TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH","volume":"253 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-03-09","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140285401","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Nhân tố thúc đẩy chuyển đổi sang nuôi tôm an toàn của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long","authors":"Lê Thanh Sơn, Nguyễn Thị Thùy Trang, Lê Văn Dễ","doi":"10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.3.2414.2024","DOIUrl":"https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.3.2414.2024","url":null,"abstract":"Nuôi tôm sạch nhằm để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu khi mà Việt Nam đang tham gia nhiều hiệp định tự do thương mại. Do vậy, nghiên cứu đã tiến hành xác định các nhân tố thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm sạch khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu thực hiện khảo sát 521 nông hộ nuôi tôm truyền thống và 104 nông hộ canh tác tôm an toàn ở ĐBSCL. Kết quả so sánh hiệu quả tài chính của hai mô hình cho thấy mô hình tôm an toàn có lợi nhuận cao hơn tôm truyền thống. Đa phần nông hộ chuyển đổi sang canh tác tôm an toàn do kỳ vọng lợi nhuận cao hơn, môi trường nuôi hạn chế bị ô nhiễm và chất lượng tôm sạch. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận mô hình nuôi tôm an toàn gồm ao lắng, có tham gia tập huấn, tín dụng, quan tâm đến rủi ro về thị trường, tính hữu ích và tính dễ sử dụng. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm an toàn.","PeriodicalId":517924,"journal":{"name":"TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH","volume":"13 12","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-03-09","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140396341","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Tác động của mạng lưới mối quan hệ đến quá trình quốc tế hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam","authors":"Nguyễn Văn Thích","doi":"10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.3.2580.2024","DOIUrl":"https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.3.2580.2024","url":null,"abstract":"Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) Việt Nam đã tham gia nhanh chóng vào quá trình quốc tế hóa trong hai thập kỷ qua. Nghiên cứu này áp dụng cách tiếp cận mạng lưới quan hệ để xem xét những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình quốc tế hóa của các doanh (SMEs). Chúng tôi tiến hành khảo sát 145 doanh nghiệp (SMEs) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) trong lĩnh vực lĩnh vực sản xuất cho thấy mạng lưới kinh doanh và mạng lưới quan hệ cá nhân ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế hóa của các doanh nghiệp (SMEs). Cụ thể, mạng lưới kinh doanh có tác động tích cực đến thời điểm gia nhập thị trường quốc tế lần đầu tiên, tốc độ quốc tế hóa và các cam kết nguồn lực, trong khi mạng lưới quan hệ cá nhân có tác động tích cực đến tốc độ quốc tế hóa và các cam kết nguồn lực nhưng không ảnh hưởng đến thời điểm tham gia lần đầu vào thị trường quốc tế. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân tích, đánh giá kết quả khảo sát của mình để thảo luận về những tác động, ảnh hưởng của mạng lưới mối quan hệ đến khả năng quốc tế hóa của các SMEs và trên cơ sở đó, đề xuất một số hướng nghiên cứu trong tương lai. Các hàm ý, chính sách về cách tạo thuận lợi cho quá trình quốc tế hóa đối với SMEs cũng được thảo luận.","PeriodicalId":517924,"journal":{"name":"TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH","volume":"7 24","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-03-09","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140396639","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Tác động của động lực, lòng trung thành và gắn kết đến duy trì công nhân viên ở các xí nghiệp công ích - Nghiên cứu tại Hà Nội","authors":"Nguyễn Danh Nam, Uông Thị Ngọc Lan","doi":"10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.3.2598.2024","DOIUrl":"https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.3.2598.2024","url":null,"abstract":"Giữ chân nhân viên được các học giả coi là khía cạnh cốt yếu tạo nên năng lực của một tổ chức. Giai đoạn vừa qua, các xí nghiệp công ích phải chứng kiến số lượng lớn công nhân nghỉ làm, vì thế đã có xu hướng tác động lên kết quả và hiệu suất làm việc. Do đó, những chiến lược cần phải thực hiện bằng cách nào để người lao động sẵn sàng kết dính với việc làm đã trở nên thách thức. Các tài liệu hiện tại chỉ ra rằng có nhiều khía cạnh liên quan tới khả năng duy trì tập thể công nhân trong khu vực nhà nước. Bài viết với đích hướng tìm kiếm sự tác động bởi động lực, lòng trung thành và gắn kết đến duy trì tập thể công nhân tại những doanh nghiệp công ích của Hà Nội. Mô hình SEM được dùng để thử nghiệm mức độ tương thích của các giả định và khung phân tích đề xuất cùng với góp nhặt số liệu cắt ngang từ 453 lao động. Các phát hiện chỉ ra lòng trung thành, gắn kết và động cơ làm việc liên quan dương tới duy trì tập thể công nhân ở những xí nghiệp công ích của Hà Nội. Ngoài ra, động lực có sự liên kết đáng kể tới gắn kết và trung thành, cũng như gắn kết có tương quan dương tới sự trung thành của tập thể công nhân. Để tăng cường khả năng giữ chân tập thể công nhân dựa trên những phát hiện, các gợi ý chính sách đã được gợi mở cho quản lý của các doanh nghiệp.","PeriodicalId":517924,"journal":{"name":"TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH","volume":"6 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-03-09","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140396531","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro","authors":"Đặng Anh Tuấn","doi":"10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.3.2762.2024","DOIUrl":"https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.3.2762.2024","url":null,"abstract":"Tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro kinh doanh không mới đối với kiểm toán trong khu vực tư. Tuy nhiên, cách tiếp cận này lại khá mới đối với kiểm toán khu vực công ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm khám phá mô hình dự báo ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng phương pháp tiếp cận rủi ro trong kiểm toán và chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập qua khảo sát 211 kiểm toán viên nhà nước thông qua phân tích cấu trúc tuyến tính SEM với phần mềm SmartPLS 4.0.8.5. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng rủi ro của đơn vị được kiểm toán và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin (CNTT) có tác động tích cực và đáng kể đến việc vận dụng phương pháp tiếp cận rủi ro kiểm toán và góp phần đảm bảo chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam. Điều này hàm ý rằng với sự hỗ trợ CNTT, việc vận dụng RBA sẽ trở nên hữu hiệu trong việc nâng cao hiệu quả và đảm bảo chất lượng kiểm toán.","PeriodicalId":517924,"journal":{"name":"TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH","volume":"9 20","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-03-09","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140396573","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Nguyễn Văn Bổn, Lê Đặng Tuyết Nhi, Nguyễn Thị Thiên Hương, Trần Thanh Mai, Ngô Nguyễn Nhật Duy, Võ Trà Giang
{"title":"Ảnh hưởng của lạm phát lên bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia đang phát triển: Bằng chứng thực nghiệm","authors":"Nguyễn Văn Bổn, Lê Đặng Tuyết Nhi, Nguyễn Thị Thiên Hương, Trần Thanh Mai, Ngô Nguyễn Nhật Duy, Võ Trà Giang","doi":"10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.3.2617.2024","DOIUrl":"https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.3.2617.2024","url":null,"abstract":"Tác động của lạm phát lên bất bình đẳng thu nhập là một chủ đề tranh luận giữa các nhà kinh tế học và các nhà làm chính sách trên thế giới do bởi lạm phát có thể gây nên các tác động bất lợi cho cuộc chiến chống lại bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia. Trong khi đó, bất bình đẳng thu nhập là một trong tám mục tiêu thiên niên kỷ mà hầu hết các quốc gia đang phát triển đang đối mặt vì bất bình đẳng nghiêm trọng có thể đưa đến sự bất ổn chính trị. Liệu lạm phát có làm tăng bất bình đẳng thu nhập? Bài viết tìm kiếm câu trả lời bằng cách sử dụng các phương pháp ước lượng GMM Arellano-Bond sai phân để đánh giá tác động của lạm phát lên bất bình đẳng thu nhập ở 35 nền kinh tế đang phát triển trong giai đoạn 2002 - 2021. Kết quả cho thấy lạm phát làm tăng bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia này. Ngoài ra, chi tiêu chính phủ, tăng trưởng kinh tế, và thất nghiệp là các yếu tố quyết định có ý nghĩa của bất bình đẳng thu nhập. Các phát hiện đến từ nghiên cứu này đề xuất một số hàm ý quan trọng cho các quốc gia đang phát triển trong việc kiểm soát lạm phát để hạn chế sự gia tăng của bất bình đẳng thu nhập.","PeriodicalId":517924,"journal":{"name":"TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH","volume":"8 11","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-03-09","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140396615","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của thế hệ Z","authors":"Lâm Quốc Bảo, Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên","doi":"10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.3.2618.2024","DOIUrl":"https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.3.2618.2024","url":null,"abstract":"Hiệu quả thực hiện nhiệm vụ là yếu tố quan trọng để thúc đẩy quản trị công việc hiệu quả. Trong đó, thế hệ Z đang dần trở nên quan trọng trong việc nghiên cứu hành vi trong tổ chức. Nghiên cứu này tìm hiểu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của nhân viên thế hệ Z. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu được từ 257 bảng khảo sát hợp lệ, thu thập tại các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh thông qua phương pháp phi xác suất. Sau khi kiểm định bằng kĩ thuật PLS-SEM, kết quả cho thấy sự tự chủ, sự hạnh phúc và sự hỗ trợ từ tổ chức có tác động tích cực đối với hiệu quả thực hiện nhiệm vụ. Phát hiện của nghiên cứu là cơ sở đề xuất các hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Gen Z làm việc tại các doanh nghiệp.","PeriodicalId":517924,"journal":{"name":"TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH","volume":"9 4","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-03-09","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140396481","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và kết quả hoạt động bền vững doanh nghiệp: Vai trò trung gian của năng lực xanh và thu mua xanh của các doanh nghiệp Việt Nam","authors":"Lê Thanh Tiệp","doi":"10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.2.2991.2024","DOIUrl":"https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.2.2991.2024","url":null,"abstract":"Nghiên cứu này kiểm tra tầm quan trọng của Trách Nhiệm Xã Hội doanh nghiệp (TNXH) đối với Kết Quả Hoạt Động Bền Vững (KQHDBV) của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Việt Nam. Bên cạnh đó, mối liên hệ trung gian của Năng Lực Xanh (NLX) và Thu Mua Xanh (TMX) cũng được làm rõ. Cùng với đó, lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực (RBV) và lý thuyết các bên liên quan cùng được sử dụng nhằm đóng góp vào sự hiểu biết đa chiều cho các hiện tượng được nghiên cứu hiện nay. Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn dùng cho phân tích là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Dữ liệu nghiên cứu dựa trên ý kiến từ 438 quản lý cấp trung và quản lý cấp cao của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Từ dữ liệu nhận về, bài nghiên cứu đã kết luận về các vấn đề cũng như đề xuất các giải pháp và bước phát triển của công ty thông qua mối liên hệ của TNXH và KQHDBV của các SMEs đến với các nhà quản lý để họ có thể đề xuất các chiến lược toàn diện hơn cho công ty thông qua vai trò trung gian của năng lực xanh và thu mua xanh.","PeriodicalId":517924,"journal":{"name":"TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH","volume":"166 ","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-02-07","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140460385","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Nghiên cứu tác động của cải cách hành chính công ở các địa phương tới di cư trong nước","authors":"Nguyễn Minh Tiến","doi":"10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.1.2533.2024","DOIUrl":"https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.19.1.2533.2024","url":null,"abstract":"Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh các yếu tố khác nhau tác động tới di cư trong nước. Mặc dù vậy, các nghiên cứu về tác động của cải cách hành chính công tới di cư trong nước ở các nước đang phát triển còn hạn chế. Nghiên cứu này đánh giá tác động của cải cách hành chính công ở các địa phương đến di cư trong nước ở Việt Nam bằng mô hình trọng lực với phương pháp hồi quy hai phần. Sử dụng dữ liệu cấp tỉnh về di cư trong nước dạng đầu cuối giai đoạn 2014 - 2019 cùng với các dữ liệu về điều kiện kinh tế - xã hội và cải cách hành chính ở các địa phương, tạo thành một bộ dữ liệu chéo với 3,906 quan sát, kết quả phân tích định lượng cho thấy cải cách hành chính công là yếu tố quan trọng tác động đến di cư trong nước. Cải cách hành chính ở các địa phương trong việc thực thi pháp luật, xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới cơ chế làm việc khiến cho người dân sẵn sàng ở lại nơi họ đang sinh sống. Nghiên cứu cũng cung cấp một bức tranh tổng quan về tác động của các yếu tố xã hội khác tới di cư trong nước. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số chính sách liên quan tới việc quản lý di cư trong nước.","PeriodicalId":517924,"journal":{"name":"TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH","volume":"49 5","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-01-16","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"140505910","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}