Anh Dũng Đặng, Quý Hoàng Mai, Trần Anh Thư Phạm, Minh Thành Cao, Đình Phúc Nguyễn
{"title":"ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VIÊM TAI GIỮA CẤP GIAI ĐOẠN CHẢY MỦ Ở TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI","authors":"Anh Dũng Đặng, Quý Hoàng Mai, Trần Anh Thư Phạm, Minh Thành Cao, Đình Phúc Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10458","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10458","url":null,"abstract":"Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm tai giữa cấp giai đoạn chảy mủ ở trẻ em dưới 6 tuổi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 37 bệnh nhân nhân là trẻ em dưới 6 tuổi được chẩn đoán viêm tai giữa cấp giai đoạn vỡ mủ. Kết quả: Viêm tai giữa cấp mủ lần đầu chiếm 38,7%, 61,3% bị tái diễn. Triệu chứng lâm sàng chính là: Đau tai 16,2%; nghe kém 16,2%; ù tai 21,6%; Chảy mủ ở cả 2 bên tai 29,7%; chảy mủ 1 bên tai phải hoặc 1 bên tai trái cùng chiếm 35,1%. Triệu chứng cận lâm sàng chính: 83,8% bệnh nhân có tăng bạch cầu, 10,8% bệnh nhân có hình ảnh viêm phế quản trên X Quang ngực thẳng. Kết luận: Trẻ em dưới 6 tuổi thường bị viêm tai giữa mủ tải phát với triệu chứng đau tai và chảy mủ.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"19 16","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141814428","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Văn Sơn Trần, Thị Vui Cao, Quang Khải Trần, Văn Khoa Lê
{"title":"ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG TIỂU Ở BỆNH NHI TỪ 2 THÁNG ĐẾN 16 TUỔI","authors":"Văn Sơn Trần, Thị Vui Cao, Quang Khải Trần, Văn Khoa Lê","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10457","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10457","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: nhiễm trùng tiểu (NTT) là một trong những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến ở trẻ em. Chẩn đoán và điều trị kịp thời NTT ở trẻ em và các yếu tố liên quan đóng vai trò quan trọng giúp giảm thiểu các biến chứng và dự phòng tái phát trong tương lai. Mục tiêu: nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị NTT ở trẻ từ 2 tháng đến 16 tuổi và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên bệnh nhi NTT đến khám và điều trị tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ trong thời gian từ tháng 4/2023 đến tháng 4/2024. Kết quả: tổng cộng có 52 bệnh nhi được đưa vào nghiên cứu, tỷ lệ nam/nữ khoảng 1/2, tuổi trung bình là 5,6 ± 4,2. NTT trên chỉ chiếm 28,8%. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất lần lượt là tiểu rắt (63,5%), thay đổi tính chất nước tiểu (48,1%), sốt (34,6%), tiểu buốt (32,7%), tiểu đêm (25,0%). Số lượng bạch cầu trong máu tăng cao, trung bình là 14,2 ± 5,8; trong đó bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế (65,9 ± 17,2%). Xét nghiệm nước tiểu ghi nhận hồng cầu và bạch cầu niệu chiếm tỷ lệ lần lượt là 63,5% và 48,5%, tuy nhiên tỷ lệ nitrit dương tính thấp chỉ 7,7%. 31 trường hợp có kết quả nhuộm gram, tỷ lệ gram âm là 74,2%. Kết quả cấy nước tiểu cho thấy 44,2% trường hợp phân lập được vi khuẩn, trong đó tác nhân kháng thuốc chiếm 30,4%. Tỷ lệ điều trị thành công là 84,6%. Trong phân tích đơn biến, NTT trên (OR = 31,5; KTC95%: 3,4-293,2; p < 0,001) và nhiễm tác nhân kháng thuốc (OR = 20,0; KTC95%: 1,6-248,0; p = 0,017) có liên quan đến tỷ lệ điều trị thất bại cao hơn. Kết luận: nhiễm trùng tiểu ở trẻ em đa phần có sốt và triệu chứng rối loạn tiểu tiện, số lượng bạch cầu trong máu tăng cao, ưu thế đa nhân trung tính, đồng thời, tỷ lệ xuất hiện hồng cầu và bạch cầu niệu cao nhưng nitrite nước tiểu dương tính ít gặp. Hầu hết điều trị thành công, tuy nhiên trẻ mắc NTT trên và nhiễm tác nhân đề kháng kháng sinh có liên quan đến nguy cơ thất bại điều trị.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"7 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141816386","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ BỆNH VẢY NẾN MẢNG BẰNG E-PSORA CREAM (PHA, JOJOBA OIL, VITAMIN E) TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU CẦN THƠ VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU DA THẨM MỸ QUỐC TẾ FOB NĂM 2022-2023","authors":"Minh Đấu Nguyễn, Gia Hưng Trần, Văn Bá Huỳnh","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10528","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10528","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị tại chỗ vảy nến mảng bằng E-PSORA (PHA, jojoba oil, vitamin E) tại Bệnh viện Da Liễu Cần Thơ và Viện nghiên cứu da thẩm mỹ quốc tế FOB năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 52 bệnh nhân vảy nến mảng tại Bệnh viện Da Liễu Cần Thơ và Viện nghiên cứu da thẩm mỹ quốc tế FOB từ tháng 8/2022–6/2023. Kết quả: kết quả rất tốt chiếm tỉ lệ 7,7%; tốt chiếm 30,8%; khá chiếm 36,5%; vừa chiếm 21,2% và kém chiếm 3,8%. Tác dụng phụ ghi nhận 7,7% ngứa và 5,8% đỏ da. Kết luận: E-PSORA là liệu pháp tại chỗ có hiệu quả làm giảm sang thương vảy nến với ít tác dụng phụ.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"32 16","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141816902","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT NỘI SOI DO SỎI TÚI MẬT Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỢP LỰC","authors":"Đình Nơi Nguyễn, Bảo Long Trần","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10447","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10447","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt túi mật do sỏi túi mật ở người cao tuổi tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 65 người bệnh (NB) tuổi > 60 tuổi bị sỏi túi mật được phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực từ tháng 01/2019 đến 06/2023. Kết quả: Có 37 nữ và 28 nam, tỷ lệ nữ/nam = 1,3. Nhóm tuổi 60-69 chiếm 70,7%. ASA II chiếm 52,3%. 7 người bệnh có tiền sử phẫu thuật bụng (10,8%). Thời gian mổ trung bình là 51,09±22,8 phút. Biến chứng sớm sau mổ: 1,5%. Kết quả sớm sau mổ: tốt chiếm 92,3%, trung bình chiếm 7,7%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt túi mật an toàn, hiệu quả ở người cao tuổi có nhiều bệnh lý nội khoa đi kèm.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"10 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141817005","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA SẢN PHỤ SAU PHẪU THUẬT LẤY THAI VỀ MÁT XA VÚ TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2023","authors":"Thị Thanh Hoa Lê, Thị Diệu Hiền Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10473","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10473","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành của bà mẹ được phẫu thuật lấy thai về mát xa vú tại khoa điều trị yêu cầu, bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 136 bệnh nhân sản phụ sau mổ lấy thai được mát-xa vú và nuôi con bằng sữa mẹ tại khoa điều trị yêu cầu bệnh viện sản nhi Tỉnh Quảng Ngãi từ 09/2023 đến 11/2023. Kết quả: Độ tuổi của người bệnh trong nghiên cứu chủ yếu ở nhóm tuổi ≤ 30 tuổi (chiếm 61,8%). Trình độ học vấn ở mức trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất (58,1%).Đa số sản phụ tham gia nghiên cứu sinh lần đầu tiên chiếm tỷ lệ 63,2%. Phần lớn bà mẹ có kiến thức về mát-xa vú sau khi mổ đẻ chiếm 79,3%. Nguồn thông tin mang đến nhiều bà mẹ về lợi ích của mát-xa vú nhất là từ nhân viên y tế (36,8%). Người hướng dẫn cho bà mẹ cách mát-xa vú chủ yếu là điều dưỡng và hộ sinh tại bệnh phòng (100%). Sau khi mát xa vú tại bệnh phòng thì đa số bà mẹ thấy sữa về đều (89,7%). Đa số các bà mẹ đều nhớ được các bước cơ bản của quy trình mát-xa vú, khả năng thực hành của bà mẹ mát-xa vú ở mức rất tốt đạt 98,3%.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"7 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141817420","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY GAN CẤP TRÊN NỀN BỆNH GAN MẠN TÍNH (ACLF) Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN MẤT BÙ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG","authors":"Thị Diệu Ngân Tạ, Thị Lan Anh Lê","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10492","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10492","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến sự xuất hiện suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính (ACLF) ở các bệnh nhân xơ gan mất bù sau viêm gan virus B điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 124 bệnh nhân xơ gan mất bù sau viêm gan virus B. Thang điểm CLIF-C OFs của Hiệp hội gan mật châu Âu được sử dụng để phân độ ACLF. Kết quả: 22 bệnh nhân (17,7%) có ACLF lúc nhập viện và 24 bệnh nhân (19,4%) xuất hiện ACLF trong quá trình điều trị. Tỷ lệ xuất hiện ACLF độ 1, độ 2, độ 3 lần lượt là 1,6%; 19,4% và 16,1%. Kết quả phân tích đơn biến cho thấy hội chứng não gan, INR>2, nồng độ AST>80UI/L, ALT>80 UI/L, bilirubin TP > 102,5 µmol/L, cứ mỗi 1 điểm MELD-Na tăng thêm là các yếu tố liên quan đến xuất hiện ACLF trong quá trình điều trị (p<0,05). Phân tích đa biến cho thấy, INR>2 (OR=5,018; p=0,036) là yếu tố độc lập liên quan đến xuất hiện ACLF trong quá trình điều trị. Kết luận: INR là yếu tố nguy cơ liên quan đến xuất hiện ACLF ở bệnh nhân xơ gan mất bù. Cần có các nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn hơn để tìm ra các yếu tố độc lập liên quan đến xuất hiện ACLF.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"30 6","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141813908","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CẮT TOÀN BỘ TUYẾN GIÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT THANH HÓA","authors":"Hải Hà Nguyễn, Ngọc Tú Vũ, Huy Mạnh Bùi","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10449","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10449","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của và kết quả sớm phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể biệt hoá và phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa từ tháng 2/2022 đến tháng 6/2023. Kết quả: Nghiên cứu gồm 150 bệnh nhân với tuổi trung bình là 50,9 ± 13,2, nữ giới chiếm 94,7%. Có 40,0% người bệnh đi khám vì tự thấy khối u vùng cổ. 80,0% có bướu to độ 2 theo phân độ bướu cổ của WHO. Khi khám lâm sàng, 86,7% bướu có mật độ cứng, chắc; 81,3% hạn chế di động và 9,3% có hạch cổ. Siêu âm vùng cổ cho kết quả: 75,3% u có kích thước 1- 4cm; 68,0% TIRADS 4; 66,0% có u ở cả hai thuỳ và 12,0% có hạch. Chọc tế bào trước mổ cho thấy 77,4% có kết quả ung thư giáp và nghi ngờ ác tính. Trong số được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, 73,3% được nạo vét hạch cổ nhóm VI. Kết quả mô bệnh học sau mổ cho thấy ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú chiếm 88,7%. Các biến chứng sau mổ gồm: khàn tiếng (6,0) %, tê tay chân (4,0%). Kết quả sớm sau mổ có 87,3% tốt (sau 1 tháng), 94,7% tốt (3 tháng) và 99,3% tốt (6 tháng). Kết luận: Ung thư tuyến giáp thể biệt hoá phát hay mắc ở nữ với khối u cứng chắc, hạn chế di động và ở giai đoạn TIRADS 4. Điều trị phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch tại Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa an toàn, đem lại kết quả tích cực. Một số biến chứng có thể gặp là khàn tiếng, tê tay chân.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"25 4","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141814530","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Tất Thắng Trần, Hữu Sơn Hồ, Bảo Trung Dương, Đức Hạnh Vũ
{"title":"ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG BIẾN ĐỔI NHÃN ÁP Ở BỆNH NHÂN SAU CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN MẮT NGHỆ AN","authors":"Tất Thắng Trần, Hữu Sơn Hồ, Bảo Trung Dương, Đức Hạnh Vũ","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10501","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10501","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố liên quan đến tình trạng biến đổi nhãn áp ở bệnh nhân sau chấn thương đụng dập nhãn cầu điều trị tại Bệnh viện Mắt Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 36 bệnh được chẩn đoán chấn thương đụng dập nhãn cầu điều trị tại Bệnh viện Mắt Nghệ An trong thời gian từ tháng 03/2023 đến tháng 08/2023. Kết quả: Nhãn áp lúc vào viện của nhóm bệnh nhân nghiên cứu trung bình là 22,69 ± 5,78mmHg. Trong đó nhãn áp cao nhất là 32mmHg, thấp nhất là 15mmHg, nhóm tăng nhãn áp là 52,8% và nhóm hạ nhãn áp chỉ chiếm 2,8%; Giữa xuất huyết tiền phòng và biến đổi nhãn áp có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và với hệ số tương quan với r = 0,012, tình trạng biến đổi nhãn áp chủ yếu là tăng nhãn áp; Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) giữa các mức độ xuất huyết tiền phòng và biến đổi nhãn áp, tình trạng xuất huyết dịch kính và biến đổi nhãn áp, các hình thái tổn thương thể thủy tinh và biến đổi nhãn áp","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"48 11","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141815064","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Phi Khanh Nguyễn, Minh-Tu Nguyen, Thị Phương Liên Bùi, Thị Thủy Yên Hoàng, Văn Minh Võ, Trần An Phương Hoàng, Thị Thu Hường Nguyễn, Thị Thanh Nhàn Nguyễn
{"title":"TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ","authors":"Phi Khanh Nguyễn, Minh-Tu Nguyen, Thị Phương Liên Bùi, Thị Thủy Yên Hoàng, Văn Minh Võ, Trần An Phương Hoàng, Thị Thu Hường Nguyễn, Thị Thanh Nhàn Nguyễn","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10524","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10524","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Tình trạng dinh dưỡng của người cao tuổi đang ngày càng là vấn đề được quan tâm. Tình trạng dinh dưỡng không tốt gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe thể chất và tâm lý của người cao tuổi, tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng theo công cụ MNA và tìm hiểu các yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 400 bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ ngày 1/10/2022 đến ngày 31/05/2023. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá theo thang đo MNA - SF, trầm cảm được đánh giá theo thang đo GDS - 30 và xác định tỷ lệ giảm cảm giác thèm ăn bằng thang đo CNAQ. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân cao tuổi theo cộng cụ MNA là 12,8%. Các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng là hút thuốc lá, ăn một mình, bị giảm cảm giác thèm ăn và trầm cảm (p < 0,05). Kết luận: Bệnh nhân cao tuổi bị suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức khá cao, vì vậy cần khuyến khích bệnh nhân thực hiện lối sống lành mạnh như bỏ hút thuốc lá đồng thời tuyên truyền để người nhà, người chăm sóc có các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người bệnh như tăng cường các bữa ăn chung với gia đình, phát hiện và điều trị sớm các dấu hiệu của trầm cảm.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"20 8","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141815891","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẠO HÌNH CHE PHỦ KHUYẾT PHẦN MỀM BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP DA MỎNG CỐ ĐỊNH BẰNG HỆ THỐNG HÚT ÁP LỰC ÂM","authors":"T. Hoàng, Văn Tân Phan","doi":"10.51298/vmj.v540i3.10455","DOIUrl":"https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10455","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Nguyên nhân thất bại thường gặp trong phương pháp ghép da mỏng che phủ tổn khuyết da lớn là: tụ máu hoặc tụ dịch dưới da ghép, nhiễm trùng và lực giằng xé trên nền nhận da ghép. Xu hướng hiện nay cố định da ghép bằng VAC tỏ ra khắc phục các yếu tố nguy cơ này và cho kết quả tốt hơn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 18 bệnh nhân ghép da mỏng cố định bằng VAC, thời gian từ tháng 01/2023 tới 01/2024 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả: Tỉ lệ sống trung bình của da ghép là 96.78% (93-99%), trong đó có 16/18 bệnh nhân (88.89%) có tỉ lệ da ghép sống trên 95%. Số ngày nằm viện trung bình sau phẫu thuật là 8.22 (3-19), không có bệnh nhân nào cần phẫu thuật ghép da bổ sung lần 2, không ghi nhận tình trạng tụ huyết thanh, nhiễm trùng tại vùng ghép da. Kết luận: nghiên cứu của chúng tôi góp phần bổ sung bằng chứng vào quan điểm sử dụng VAC để cố định da ghép cho hiệu quả cao, rút ngắn thời gian điều trị.","PeriodicalId":507474,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"84 3","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-07-22","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141817201","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}