Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy最新文献

筛选
英文 中文
Đánh giá tình trạng ứ sắt ở gan và tim trên máy cộng hưởng từ của bệnh nhân thalassemia Đánh giá tình trạng sắt ở gan và tim trên máy cộng hưưởng từ của bệnh nhân 地中海贫血症
Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy Pub Date : 2024-06-06 DOI: 10.52389/ydls.v19i3.2219
Đặng Thái Tôn, Nguyễn Ngọc Trung, Trần Thị Ngọc Quỳnh, Bùi Thị Minh Phượng, Vũ Đăng Lưu, Nguyễn Ngọc Tráng, Phạm Minh Thông
{"title":"Đánh giá tình trạng ứ sắt ở gan và tim trên máy cộng hưởng từ của bệnh nhân thalassemia","authors":"Đặng Thái Tôn, Nguyễn Ngọc Trung, Trần Thị Ngọc Quỳnh, Bùi Thị Minh Phượng, Vũ Đăng Lưu, Nguyễn Ngọc Tráng, Phạm Minh Thông","doi":"10.52389/ydls.v19i3.2219","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v19i3.2219","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá ứ sắt ở gan và tim trên máy cộng hưởng từ; đánh giá mối tương quan mức độ ứ sắt ở gan và tim trên cộng hưởng từ với nồng độ ferritin huyết thanh. Đối tượng và phương pháp: 566 bệnh nhân thalassemia trong thời gian từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 8 năm 2016 với các chỉ số nghiên cứu là tuổi, giới, thành phần huyết sắc tố, nồng độ ferritin huyết thanh, LIC, MIC, R2* T2*. Kết quả: Trong 566 bệnh nhân có 16,2% là alpha thalassemia, 34,5% beta thalassemia, 49,3% betathalassemia/HbE. Nồng độ ferritin trung bình nhóm nghiên cứu là 3108,9 ± 1841,6. T2*gan trung bình nồng độ 1,9 ± 1,4 (ms), R2*gan trung bình 670,4 ± 252,1 (Hz) Nồng độ sắt trung bình ở gan trên CHT (LIC trung bình) là 18,2 ± 7,1 (mg/g), Mức độ không ứ sắt ở tim trên Cộng hưởng từ  chiếm cao nhất, 474 bệnh nhân. Có 36 bệnh nhân nặng có T2*< 10ms. Số bệnh nhân có T2*tim > 20ms là 92 bệnh nhân chiếm 16,3%, nhóm Ferritin và LIC có tương quan thuận (R = 0,513; p=0,000). Ferritin và T2* có tương quan nghịch ở nhóm mức độ trung bình (R = -0,31; p=0.00). Chỉ số LIC và MIC trên cộng hưởng từ có mối tương quan thuận mức độ thấp (R = 0,21; p=0.00). Kết luận: Các giá trị trên cho ta thấy nhóm nghiên cứu có tình trạng ứ sắt trong cơ thể là nặng nề. Kiểm soát nồng độ sắt trong tim giúp tăng tuổi thọ của bệnh nhân. Có tương quan giữa nồng độ sắt trong gan và tim với nồng độ ferritin huyết thanh, việc theo dõi đánh giá mức độ ứ sắt ở gan và tim trên CHT là rất cần thiết.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"30 s100","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-06","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141377636","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Phẫu thuật tạo hình căng da mặt mini bằng đường mổ hình chữ C vùng thái dương tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Phu Thuật tạo hình căng da mặt mini bằng đường mổ hình chữ C vùng thái dương tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy Pub Date : 2024-06-06 DOI: 10.52389/ydls.v19i3.2207
Lê Diệp Linh, Vũ Ngọc Lâm
{"title":"Phẫu thuật tạo hình căng da mặt mini bằng đường mổ hình chữ C vùng thái dương tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108","authors":"Lê Diệp Linh, Vũ Ngọc Lâm","doi":"10.52389/ydls.v19i3.2207","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v19i3.2207","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Trình bày chỉ định, kỹ thuật, kết quả của phương pháp căng da mặt mini (căng một phần) với đường mổ hình chữ C vùng thái dương, những tai biến biến chứng và cách xử lý. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 3/2020 đến tháng 3/2023 có 139 bệnh nhân (2 nam, 137 nữ) tuổi từ 39 đến 63 có tình trạng da má chùng chảy ở các mức độ khác nhau, có thể kết hợp rãnh mũi má sâu, tích mỡ dưới da vùng dưới hàm, góc hàm được can thiệp bằng phẫu thuật căng da mặt mini với đường khâu hình chữ C vùng thái dương, có kết hợp với căng treo lớp SMAS bằng chỉ. Phương pháp tiến cứu can thiệp lâm sàng, theo dõi dọc. Kết quả: Có 83,5% kết quả gần đạt loại tốt, 2 trường hợp (1,5%) kết quả kém. Tai biến chảy máu sau mổ 1 trường hợp, rối loạn sắc tố da sau mổ có 2 trường hợp cần điều trị kéo dài. Kết luận: Căng da mặt mini với sẹo mổ chữ C vùng thái dương kết hợp sử dụng treo SMAS bằng chỉ có hiệu quả cao với các trường hợp chùng chảy da mặt mức độ trung bình, có thể áp dụng tốt với cả trường hợp chùng chảy da mức độ vừa và nặng. Kỹ thuật an toàn, đơn giản, dễ thực hiện.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"338 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-06","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141380898","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Chỉ số tim-cổ-chân và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính Chỉt số tim-cổ-chân và mỉt số yếu tố liên quan bệh nhân bệh đngng mạch vành mạn tính
Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy Pub Date : 2024-06-06 DOI: 10.52389/ydls.v19i3.2198
Lê Văn Dũng, Phạm Nguyên Sơn, Phạm Trường Sơn, Đỗ Văn Chiến, Đào Chiến Thắng
{"title":"Chỉ số tim-cổ-chân và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính","authors":"Lê Văn Dũng, Phạm Nguyên Sơn, Phạm Trường Sơn, Đỗ Văn Chiến, Đào Chiến Thắng","doi":"10.52389/ydls.v19i3.2198","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v19i3.2198","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm chỉ số tim-cổ-chân (Cardio-ankle Vascular Index - CAVI) và mối liên quan với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính (BMVMT) hay hội chứng động mạch vành mạn tính (theo ESC - 2019). Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu gồm 222 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang - Hà Nội, được chia làm 2 nhóm gồm nhóm bệnh, gọi tắt là BMVMT (+) là nhóm có hẹp động mạch vành có ý nghĩa (hẹp ≥ 50% đường kính lòng mạch) và nhóm chứng chứng, goi tắt là BMVMT (-), là nhóm hẹp động mạch vành không có ý nghĩa (hẹp < 50% đường kính lòng mạch). Các thông tin được thu thập bao gồm: Tuổi, giới, tiền sử yếu tố nguy cơ tim mạch, đặc điểm lâm sàng, thông số huyết học, sinh hóa máu, điện tim, siêu âm tim, kết quả CAVI (bên phải và bên trái), đánh giá nguy cơ tim mạch theo điểm Framingham. Hệ số tương quan Pearson (r) được sử dụng để đánh giá tương quan giữa CAVI với các biến định lượng. Kết quả: CAVI trung bình của nhóm BMVMT (+) là 9,20 ± 0,80, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm BMVMT(-) là 8,48 ± 0,63 với p<0,001. CAVI tương quan thuận, yếu nhưng có ý nghĩa với huyết áp tâm thu (HATTh) (r=0,263 với p=0,001), điểm Framingham (r=0,355 với p<0,001), xác suất bệnh động mạch vành tiền nghiệm (PTP) (r=0,214 với p=0,007) và số lượng kết hợp các yếu tố nguy cơ (r=0,188 với p=0,017) ở nhóm BMVMT (+) nhưng không tương quan có ý nghĩa ở nhóm BMVMT (-). CAVI tăng có ý nghĩa ở bệnh nhân có tăng huyết áp (9,25 ± 0,77 so với 8,87 ± 0,82, p=0,039). CAVI tương quan nghịch, yếu nhưng có ý nghĩa với eGFR ở nhóm BMVMT (-) (r= -0,210 với p=0,045). Kết luận: CAVI trung bình của nhóm BMVMT (+) tăng cao hơn so với nhóm chứng. Các yếu tố liên quan bao gồm HATTh, tăng huyết áp, điểm Framingham và eGFR.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"30 24","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-06","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141378572","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Đánh giá kết quả sử dụng vạt da cơ ngực lớn trong tái tạo tổn khuyết lớn vùng đầu cổ Đánh giá kết quả dụng vạt da cơng ngực lớn trong tái tạo ổn khuyết lớn vùng đầu cổ
Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy Pub Date : 2024-06-06 DOI: 10.52389/ydls.v19i3.2211
Lê Diệp Linh, Nguyễn Quang Đức
{"title":"Đánh giá kết quả sử dụng vạt da cơ ngực lớn trong tái tạo tổn khuyết lớn vùng đầu cổ","authors":"Lê Diệp Linh, Nguyễn Quang Đức","doi":"10.52389/ydls.v19i3.2211","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v19i3.2211","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của việc tái tạo các tổn khuyết lớn vùng đầu cổ bằng vạt da cơ ngực lớn. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu kết hợp tiến cứu can thiệp lâm sàng, mô tả cắt ngang theo dõi dọc trên 16 bệnh nhân được tái tạo lại tổn khuyết bằng vạt da cơ ngực lớn tại Trung tâm Phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình, Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 1/2021 đến tháng 2 năm 2024. Kết quả: Các bệnh nhân có độ tuổi từ 62-78, trung bình 71,8 tuổi. Có 87,5% bệnh nhân có các bệnh kèm theo. Nguyên nhân tổn khuyết là sau cắt bỏ ung thư (56,3%), hoại tử sau xạ trị (25%) và tái tạo bằng vạt tự do thất bại (18,7%). Tổn khuyết phức hợp chiếm tỷ lệ 68,7%. Các vạt cơ ngực lớn có chiều rộng từ 6-13cm, chiều dài từ 12-22cm, cuống vạt dài trung bình 18,3cm. Không có vạt nào hoại tử toàn bộ, có 2 vạt hoại tử một phần (12,5%), 5 vạt không liền vết mổ kỳ đầu (31,3%). Có 68,8% bệnh nhân hài lòng và rất hài lòng. Kết luận: Sử dụng vạt da cơ ngực lớn trong tái tạo tổn khuyết lớn vùng đầu cổ là một kỹ thuật dễ thực hiện, an toàn, tỷ lệ thành công cao. Kỹ thuật được chỉ định cho những bệnh nhân có nhiều bệnh kết hợp, khi không có điều kiện thực hiện kỹ thuật vi phẫu hoặc đã tạo hình bằng vạt tự do thất bại.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"191 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-06","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141375997","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phẫu thuật thay van động mạch chủ ít xâm lấn qua khoang liên sườn 2 trước phải 在Đáng giá tính an toàn và hiệu quả của phủa phẫu thuật thay van đng mạch chủ ít xâm lấn qua khoang liên sườn 2 trước phải
Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy Pub Date : 2024-06-06 DOI: 10.52389/ydls.v19i3.2208
Nguyễn Tiến Đồng, N. Hiền, Ngô Vi Hải, Nguyễn Thị Minh Ngọc
{"title":"Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phẫu thuật thay van động mạch chủ ít xâm lấn qua khoang liên sườn 2 trước phải","authors":"Nguyễn Tiến Đồng, N. Hiền, Ngô Vi Hải, Nguyễn Thị Minh Ngọc","doi":"10.52389/ydls.v19i3.2208","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v19i3.2208","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá tính hiệu quả và an toàn của phẫu thuật thay van động mạch chủ qua khoang liên sườn 2 trước phải, đặc biệt với đối tượng bệnh nhân lớn tuổi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 74 bệnh nhân được mổ thay van động mạch chủ qua khoang liên sườn 2 trước phải tại Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108, từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 12 năm 2022. Bệnh nhân được đánh giá trước mổ và theo dõi sau mổ ít nhất 6 tháng. Kết quả: Tỷ lệ tử vong sớm 1,4%, chảy máu phải mổ lại 2,7%, viêm phổi hậu phẫu 13,5%, suy thận cấp hậu phẫu 18,9%, đột quỵ não sau mổ 4,2%, tắc mạch ngoại vi 2,8%, đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn 1,4%. Một số các yếu tố nguy cơ trước, trong và sau mổ ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến các biến chứng sau mổ. Thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức tích cực, thời gian nằm viện và các biến chứng sớm sau mổ không có khác biệt giữa nhóm trên 65 tuổi với nhóm dưới 65 tuổi. Kết luận: Phẫu thuật thay van động mạch chủ qua khoang liên sườn 2 trước phải là một phương pháp điều trị an toàn với tỷ lệ tử vong và biến cố lớn thấp. Kỹ thuật có thể ứng dụng hiệu quả cho những bệnh nhân lớn tuổi.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"32 14","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-06","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141379416","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Đánh giá vai trò của xung STIR trên cộng hưởng từ trong việc xác định đốt sống xẹp gây đau cấp tính liên quan đến loãng xương Đánh giá vai trò của xung STIR trên cộng hưng từ trong việc xác định tố sng xẹp gây đau cấp tính liên quan đến loãng xương
Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy Pub Date : 2024-06-06 DOI: 10.52389/ydls.v19i3.2210
Nguyễn Trọng Yên, Đặng Hoài Lân
{"title":"Đánh giá vai trò của xung STIR trên cộng hưởng từ trong việc xác định đốt sống xẹp gây đau cấp tính liên quan đến loãng xương","authors":"Nguyễn Trọng Yên, Đặng Hoài Lân","doi":"10.52389/ydls.v19i3.2210","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v19i3.2210","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Nhằm đánh giá vai trò của xung STIR trên cộng hưởng từ trong việc xác định đốt sống xẹp gây đau cấp tính liên quan đến loãng xương. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu 113 bệnh nhân cao tuổi (> 60 tuổi) bị xẹp đốt sống có loãng xương được tạo hình thân đốt qua da bằng xi măng tại Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện TƯQĐ 108 từ 1/2020 đến 12/2023. Các bệnh nhân đều được khảo sát X-quang thường quy và cộng hưởng từ cột sống với xung phục hồi đảo nghịch TI ngắn (STIR). Dựa trên kết quả X-quang quy ước các bệnh nhân được chia thành hai nhóm: Nhóm một tầng và đa tầng. Chúng tôi so sánh sự phù hợp (vị trí và số lượng đốt sống xẹp) trên X-quang quy ước và cộng hưởng từ. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 69,3 ± 4,9 tuổi; gồm 22 nam và 91 nữ. Tỷ lệ chẩn đoán phù hợp giữa hai phương pháp của nhóm đơn tầng là 76%, nhóm đa tầng là 35%. Tỷ lệ chẩn đoán không phù hợp khác nhau giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Kết luận: Cộng hưởng từ cột sống với chuỗi xung STIR cho thấy nhiều lợi ích trong việc xác định các đốt sống xẹp do loãng xương gây đau cấp tính. Vì vậy, cộng hưởng từ với chuỗi xung STIR nên được khuyến cáo thực hiện thường quy trước khi tạo hình thân đốt qua da bằng xi măng.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"108 3","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-06","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141377844","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Đánh giá kết quả trung hạn điều trị phình động mạch chủ ngực bằng phương pháp can thiệp nội mạch Đáánh giá什么意思?
Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy Pub Date : 2024-06-06 DOI: 10.52389/ydls.v19i3.2202
L. Phát, Trần Quyết Tiến
{"title":"Đánh giá kết quả trung hạn điều trị phình động mạch chủ ngực bằng phương pháp can thiệp nội mạch","authors":"L. Phát, Trần Quyết Tiến","doi":"10.52389/ydls.v19i3.2202","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v19i3.2202","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá kết quả trung hạn ứng dụng kỹ thuật can thiệp đặt ống ghép nội mạch điều trị phình động mạch chủ ngực, kèm hoặc không chuyển vị các nhánh động mạch nuôi não. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu các bệnh nhân phình động mạch chủ ngực được điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch tại Khoa Phẫu thuật Tim, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 8/2013 đến tháng 10/2019. Kết quả: Trong 80 bệnh nhân, có 62 nam (78%), 18 nữ (22%), tuổi trung bình 64,7 ± 11,6 (31-87) tuổi. Yếu tố nguy cơ thường gặp là tăng huyết áp 61 (76%), hút thuốc lá 51 (64%), rối loạn lipid máu 49 (61%). Phình dạng túi 49 (61%), phình dạng thoi 31 (39%). Đường kính túi phình trung bình 64 ± 15 (mm). Đường kính trung bình ĐM đường vào 7,23 ± 1,13 (mm). Có 43 trường hợp được phẫu thuật chuyển vị các nhánh động mạch nuôi não trước can thiệp (54%). Tỷ lệ thành công của can thiệp là 95%. Tỷ lệ tử vong sớm 3 (3,7%), không gặp các biến chứng như di lệch, tắc hẹp, gãy hoặc xoắn vặn ống ghép, lóc tách ĐMC, lấp động mạch nuôi não. Thời gian theo dõi trung bình là 36,78 ± 17,27 tháng. Tỷ lệ tử vong trung hạn là 9 (11,7%). Có 5 trường hợp rò nội mạch và 3 trường hơp nhồi máu não được ghi nhận trong giai đoạn theo dõi trung hạn, 2 trường hợp can thiệp lại chiếm 2,6%. Kết luận: Điều trị phình động mạch ngực bằng phương pháp can thiệp nội mạch, kèm hoặc không phẫu thuật chuyển vị các nhánh động mạch nuôi não được thực hiện an toàn và khả thi với kết quả sớm và trung hạn tốt.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"63 4","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-06","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141381716","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ ở những bà mẹ sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, năm 2021 - 2023 在 2021 年至 2023 年期间,我们将继续努力,以实现我们的目标。
Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy Pub Date : 2024-06-06 DOI: 10.52389/ydls.v19i3.2222
Vũ Văn Du, L. Hương
{"title":"Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ ở những bà mẹ sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, năm 2021 - 2023","authors":"Vũ Văn Du, L. Hương","doi":"10.52389/ydls.v19i3.2222","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v19i3.2222","url":null,"abstract":"Mục tiêu: mô tả thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tổng số 550 bà mẹ. Kết quả: 79,1% bà mẹ trong độ tuổi 21-35 tuổi, sinh mổ chiếm 56,2%, 91,6% người mẹ được tư vấn thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, 65,8% trẻ được thực hiện da kề da, trong số đó có 94,6% số trẻ sinh thường được thực hiện da kề da. Tỷ lệ trẻ được bú sớm trong khoảng 1 giờ đầu sau sinh 37,3%. Có 91,6% người mẹ sinh con tại bệnh viện được hỗ trợ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ với 4 hình thức khác nhau trong đó mát xa vú đạt 60,9%. Tỷ lệ cho con bú mẹ hoàn toàn trong thời gian nằm viện 18,9%. Kết luận: Phần lớn người mẹ được tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong thời gian nằm viện còn thấp.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"86 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-06","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141377311","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Mối liên quan giữa chỉ số Peguero-Lo Presti trên điện tâm đồ với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn 5 lọc máu chu kỳ 在 Peguero-Lo Presti 的学校里,你可以看到各种类型的学生,他们有的在学校里学习,有的在家里学习。
Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy Pub Date : 2024-06-06 DOI: 10.52389/ydls.v19i3.2200
Nguyễn Thị Thanh Hải, Nguyễn Nam Giang, P. Toản, Nguyễn Duy Toàn
{"title":"Mối liên quan giữa chỉ số Peguero-Lo Presti trên điện tâm đồ với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn 5 lọc máu chu kỳ","authors":"Nguyễn Thị Thanh Hải, Nguyễn Nam Giang, P. Toản, Nguyễn Duy Toàn","doi":"10.52389/ydls.v19i3.2200","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v19i3.2200","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa chỉ số Peguero-Lo Presti với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 5 lọc máu chu kỳ. Đối tượng và phương pháp: 75 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thận mạn tính theo tiêu chuẩn KDIGO 2012. Tính chỉ số Peguero-Lo Presti trên điện tâm đồ. Kết quả: Chỉ số Peguero-Lo Presti chẩn đoán phì đại thất trái trên điện tâm đồ so với LMVI đạt độ nhạy là 73,3% và độ đặc hiệu là 80%. Chỉ số Peguero-Lo Presti ở nhóm tăng huyết áp lớn hơn nhóm không tăng huyết áp (p<0,05), nhưng không có sự khác biệt giữa nhóm có thiếu máu hay nhóm có giảm albumin. Có sự tương quan thuận giữa chỉ số Peguero-Lo Presti với LVMI (r = 0,575 với p<0,05). Kết luận: Chỉ số Peguero-Lo Presti có mối liên quan với tình trạng phì đại thất trái ở bệnh nhân BTM tính giai đoạn 5.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"132 4","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-06","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141376976","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Tính sinh miễn dịch của vắc xin nanocovax phòng COVID-19 trên người Việt Nam tình nguyện Tính sinh miễn dịch của vắc xin nanocovax phòng COVID-19 trên nười Việt Nam tình nguyện
Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy Pub Date : 2024-06-06 DOI: 10.52389/ydls.v19i3.2215
Đinh Việt Đức, Bùi Thế Anh, Đinh Công Pho, Chử Văn Mến, Hoàng Xuân Sử, Phạm Ngọc Hưng
{"title":"Tính sinh miễn dịch của vắc xin nanocovax phòng COVID-19 trên người Việt Nam tình nguyện","authors":"Đinh Việt Đức, Bùi Thế Anh, Đinh Công Pho, Chử Văn Mến, Hoàng Xuân Sử, Phạm Ngọc Hưng","doi":"10.52389/ydls.v19i3.2215","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v19i3.2215","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá tính sinh miễn dịch của vắc xin nanocovax mức liều 25µg phòng COVID-19 do Nanogen sản xuất trên người Việt Nam tình nguyện từ 18 tuổi trở lên. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng vắc xin giai đoạn 2 và 3a ngẫu nhiên đối chứng giả dược, mù đôi, trên người tình nguyện khỏe mạnh từ 18 tuổi trở lên theo phác đồ 2 liều, cách nhau 28 ngày. Tính sinh miễn dịch được đánh giá dựa trên kết quả định lượng nồng độ kháng thể IgG kháng protein S (AntiS-IgG); kết quả xét nghiệm đánh giá hoạt tính trung hoà SARS-CoV-2 (thử nghiệm trung hòa virus thay thế: sVNT) và kết quả xét nghiệm định lượng hiệu giá kháng thể trung hoà SARS-CoV-2 sống bằng phản ứng trung hòa giảm đám hoại tử 50% (50% Plaque Reduction Neutralization Test : PRNT50) dựa trên nuôi cấy tế bào. Kết quả: Tại ngày 42 (D42) sau tiêm mũi 1, nồng độ AntiS-IgG tăng cao với trung bình nhân nồng độ (Geometric Mean Concentrations: GMCs) AntiS-IgG là 57,90U/ml tương đương 1.262,22BAU/ml; và trung bình nhân mức tăng (Geometric Mean Fold Rise: GMFR) AntiS-IgG đạt 227,4 lần so với trước tiêm. Tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh nhóm tiêm nanocovax đạt 99,4%. Tỷ lệ đối tượng tiêm nanocovax 25mcg có hoạt tính trung hòa virus bằng xét nghiệm trung hòa thay thế (sVNT) ở mức cao (99,03%). Về PRNT50 nhóm tiêm vắc xin 91,9% mẫu huyết thanh trung hoà virus sống trên chủng Vũ Hán, chủng Delta (Ấn Độ) là 62,2%, còn chủng Alpha (Anh) là 80,0%. Kết luận: Vắc xin Nanocovax 25µg đạt yêu cầu tính sinh miễn dịch trên người tình nguyện.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"9 S5","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2024-06-06","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"141377776","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
0
×
引用
GB/T 7714-2015
复制
MLA
复制
APA
复制
导出至
BibTeX EndNote RefMan NoteFirst NoteExpress
×
提示
您的信息不完整,为了账户安全,请先补充。
现在去补充
×
提示
您因"违规操作"
具体请查看互助需知
我知道了
×
提示
确定
请完成安全验证×
相关产品
×
本文献相关产品
联系我们:info@booksci.cn Book学术提供免费学术资源搜索服务,方便国内外学者检索中英文文献。致力于提供最便捷和优质的服务体验。 Copyright © 2023 布克学术 All rights reserved.
京ICP备2023020795号-1
ghs 京公网安备 11010802042870号
Book学术文献互助
Book学术文献互助群
群 号:481959085
Book学术官方微信