{"title":"Đặc điểm nguồn giống tôm ở vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu","authors":"Hoàng Nhân Từ, Quốc Huy Phạm","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.141","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.141","url":null,"abstract":"Trong hai năm 2020-2021, số liệu về nguồn giống tôm ở vùng bờ và vùng lộng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thu thập từ 11 chuyến điều tra độc lập với tần suất 1 chuyến/tháng. Tổng số 1.100 mẫu vật được thu thập bằng 02 loại lưới thu mẫu tầng mặt và thẳng đứng. Kết quả đã xác định được 21 họ, trong đó 19 taxon phân loại được đến loài, 14 taxon xác định được đến giống. Mật độ trung bình của ấu trùng tôm, tôm con (ATT-TC) đạt 9.073 cá thể/1.000 m3 nước biển. Trong đó, vùng bờ là 16.656 /1.000m3 nước biển cao hơn 2 lần so với vùng lộng (6.251 cá thể/1.000 m3 nước biển). Mùa gió Tây Nam, mật độ trung bình cũng cao hơn gần 2 lần so với mùa gió Đông Bắc với 11.803 và 6.972 cá thể/1.000 m3 nước biển tương ứng. Hai vùng có mật độ tập trung nguồn giống tôm cao nằm ở phía ngoài Bãi Sau và phía ngoài khu vực Hồ Tràm, cao nhất đạt 13.592 cá thể/1.000 m3 nước biển. Vùng lộng có nhiều khu vực đệm với mật độ trung bình từ 2.000 đến 5.000 cá thể/1.000 m3 nước biển. Mùa gió Đông Bắc, nguồn giống tôm phân bố với mật độ không cao. Mùa gió Tây Nam, nguồn giống tôm vẫn tập trung ở vùng bờ nhưng có xu hướng mở rộng hơn với mật độ nền trên 5.000 cá thể/1.000 m3 nước biển...","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"5 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"87099272","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Danh tiếng thương hiệu: Tiền đề và hệ quả","authors":"Văn Hoàng Đinh","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.149","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.149","url":null,"abstract":"Vai trò trung gian của danh tiếng thương hiệu được xem xét trong bài viết dưới ảnh hưởng của tiền tố là nhận thức về trách nhiệm xã hội kỹ thuật số tác động và hệ quả là hành vi truyền miệng điện tử, ý định mua hàng, lấy bối cảnh truyền thông kỹ thuật số trên mạng xã hội Facebook. Đối tượng khảo sát là 304 người dùng mạng xã hội Facebook tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia tương tác trực tuyến (like, share, comment) với các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Lý thuyết nguồn lực (Resource based theory-RBT) và lý thuyết hành động hợp lý (Theory of reasoned action-TRA) được sử dụng để giải thích mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội kỹ thuật số, danh tiếng thương hiệu, truyền miệng điện tử và ý định mua hàng. Thông qua phần mềm Smart PLS 3 để phân tích PLS-SEM cho thấy nhận thức về trách nhiệm xã hội kỹ thuật số có ảnh hưởng tích cực đến danh tiếng thương hiệu, truyền miệng điện tử và ý định mua hàng.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"45 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"75364543","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Giải pháp phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP: Trường hợp thị hiếu người tiêu dùng đối với trà mãng cầu xiêm","authors":"Thùy Trang Nguyễn","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.153","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.153","url":null,"abstract":"Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 235 người tiêu dùng tại thành Phố Cần Thơ để tìm hiểu về thị hiếu đối với trà mãng cầu xiêm đạt chuẩn OCOP. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ 15,2% người tiêu dùng đã từng nghe và từng sử dụng sản phẩm trà mãng cầu xiêm đạt chuẩn OCOP, người tiêu dùng mua sản phẩm chủ yếu tại các cửa hàng OCOP và tại các điểm du lịch ở các địa phương. Có 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng là giá bid, nhạy cảm giá, giới tính, thu nhập, tuổi, nhận thức về sản phẩm OCOP và quan tâm đến môi trường. Bằng cách sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng sẵn lòng chi trả cao hơn 25% cho sản phẩm trà mãng cầu xiêm đạt chuẩn OCOP so với sản phẩm trà mãng xiêm thông thường. Từ kết quả nghiên cứu đã đề xuất 6 giải pháp để phát triển thị trường cho sản phẩm trà mãng cầu xiêm nói riêng và sản phẩm đạt chuẩn OCOP nói chung.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"37 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"87266577","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Quốc Gia Mai, Thị Phương Uyên Nguyễn, Văn Hiếu Trần
{"title":"Tạo dòng, biểu hiện kháng nguyên F18 dung hợp peptide định hướng tế bào M","authors":"Quốc Gia Mai, Thị Phương Uyên Nguyễn, Văn Hiếu Trần","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.135","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.135","url":null,"abstract":"Tiêm mao F18 đóng vai trò quan trọng giúp Enterotoxigenic Escherichia coli (ETEC) bám vào ruột và tiết độc tố gây bệnh tiêu chảy heo con sau cai sữa (post-weaning diarrhea, PWD). Vaccine là một cách thức hữu hiệu, kinh tế và khả thi giúp phòng chống ETEC trên heo. Việc phát triển vaccine uống, tạo miễn dịch niêm mạc thông qua nhắm trúng đích tế bào M đang được quan tâm. Nhiều nghiên cứu cho thấy Hsp60 có khả năng tương tác với PrPC trên bề mặt tế bào M. Dựa trên cấu trúc của Hsp60 và tin sinh học, peptide PEP được dự đoán có khả năng tương tác với thụ thể PrPC. Vector pET22b-pep-f18 được cấu trúc bằng cách thế gene gfp trong vector pET22b‑pep‑gfp bằng gene f18. Sau khi xử lí với cặp enzyme cắt hạn chế XhoI và BamHI, gene f18 và vector pET22b‑pep‑gfp được nối với nhau bằng T4 DNA Ligase. Vector pET22b‑pep-f18 được hóa biến nạp vào chủng vi khuẩn E. coli BL21(DE3), cảm ứng biểu hiện với IPTG 0,5 mM. Sự biểu hiện của protein PEP‑GFP được kiểm tra bằng điện di SDS-PAGE, nhuộm Coomassie Blue và Western blot với kháng thể kháng 6xHis. Cuối cùng, protein PEP‑F18 được tinh sạch bằng sắc ký ái lực ion kim loại (IMAC). Kết quả cho thấy vector pET22b‑pep-f18 đã được tạo thành công. Protein PEP‑F18 được thu nhận, tinh sạch với độ tinh sạch cao...","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"28 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"78913803","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
T.T.A. Đỗ, Quốc Bảo Võ, Bảo Khánh Trần, Thị Thuân Đinh, Thị Sen Trịnh, Thị Thu Hường Lê
{"title":"Sự biến đổi của một số tính chất của hạt mầm đậu đen xanh lòng (Vigna cylindrica) trong quá trình sấy","authors":"T.T.A. Đỗ, Quốc Bảo Võ, Bảo Khánh Trần, Thị Thuân Đinh, Thị Sen Trịnh, Thị Thu Hường Lê","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.137","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.137","url":null,"abstract":"Hạt đậu đen xanh lòng chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học có khả năng chống oxy hóa cao. Nghiên cứu này nhằm xác định chế độ sấy đối lưu bằng không khí nóng thích hợp nhằm thu được hạt mầm đậu đen xanh lòng có chất lượng cao. Các thí nghiệm sấy được thiết kế gồm 3 giai đoạn nhiệt độ là 40-50oC, 55-65oC và 70-80oC tương ứng với các giai đoạn giảm độ ẩm của hạt. Chế độ sấy thích hợp được xác định thông qua sự biến đổi của độ ẩm, hoạt độ amylase, hàm lượng glucose tự do của hạt trong quá trình sấy. Kết quả cho thấy rằng nhiệt độ sấy và thời gian sấy thích hợp của giai đoạn 1, giai đoạn 2 và giai đoạn 3 lần lượt là 50oC trong thời gian 105 phút, 60oC trong thời gian 90 phút và 70oC trong thời gian 60 phút.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"35 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"79513226","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Vận dụng học thuyết “chính danh” trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay","authors":"Hải Sơn Ngô, Thị Mỹ Duyên Đoàn","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.145","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.145","url":null,"abstract":"Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, được thực hiện liên tục và nhất quán từ Đại hội Đảng toàn quốc khóa VII đến khóa XIII. Với nhiệm vụ trọng tâm “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh”, phấn đấu vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải xem xét toàn diện ảnh hưởng của những tư tưởng, học thuyết chính trị xã hội trong lịch sử nói chung và Nho giáo nói riêng, qua đó vận dụng hợp lý để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong đó, học thuyết “chính danh” cần có sự quan tâm nhất định.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"35 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"73140509","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thị Lương Nguyễn, Đặng Thị Ngọc Hà Đặng, Thy Linh Giang Trần, Nguyễn Mộng Nghi Đào
{"title":"Tác động của vốn con người đến quá trình công nghiệp hóa của thành phố Cần Thơ","authors":"Thị Lương Nguyễn, Đặng Thị Ngọc Hà Đặng, Thy Linh Giang Trần, Nguyễn Mộng Nghi Đào","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.150","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.150","url":null,"abstract":"Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là vấn đề được quan tâm không chỉ ở Chính phủ mà còn ở các địa phương, trong đó có thành phố Cần Thơ (TPCT). Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét sự tác động, ảnh hưởng của vốn con người đến quá trình công nghiệp hóa của TPCT. Nghiên cứu được thực hiện với bộ số liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám Thống kê trong giai đoạn 1995 - 2020. Kết quả ước lượng của mô hình phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag Model - ARDL) cho thấy các biến đo lường vốn con người đều có tác động tích cực đến quá trình công nghiệp hóa của TPCT bên cạnh các biến kiểm soát là vốn vật chất, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Các kiểm định tính dừng, kiểm định đồng kết hợp và kiểm định Bound được sử dụng để đảm bảo cho việc lựa chọn đúng mô hình ước lượng, đồng thời các kiểm định sau ước lượng cũng được thực hiện để đảm bảo mô hình không vi phạm các giả định.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"16 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"75028484","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi của hộ gia đình nông thôn Việt Nam","authors":"Văn Phúc Phan, Thị Kim Tươi Nguyễn","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.154","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.154","url":null,"abstract":"Nghiên cứu về phúc lợi hộ gia đình luôn nhận được sự quan tâm của giới học thuật và các nhà làm chính sách. Bài viết này tập trung phân tích các yếu tố tác động đến phúc lợi hộ gia đình ở khu vực nông thôn Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014. Trước hết, nghiên cứu lựa chọn chỉ số tài sản (asset index) làm đại diện cho phúc lợi hộ gia đình. Với cách tiếp cận như vậy, bên cạnh những yếu tố khác liên quan đến đặc điểm của hộ gia đình (như dân tộc, giới tính), nghiên cứu đã chỉ rõ những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng phúc lợi bao gồm trình độ học vấn, lao động, diện tích đất canh tác, đa dạng các nguồn sinh kế và vốn xã hội. Kết quả này cho thấy cần phải có sự đầu tư tích cực của hộ gia đình và sự tạo điều kiện của chính phủ để cải thiện phúc lợi cho hộ gia đình ở nông thôn hiện nay.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"12 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"75954402","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Nghiên cứu quy trình trích ly dịch chiết thô lá chuối già (Musa paradisiaca L.) và khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết đối với sâu tơ (Plutella xylostella)","authors":"Thị Việt Triều Nguyễn, Tuyết Đào Huỳnh, Quốc Châu Thanh Nguyễn, Trọng Tuấn Nguyễn, Ngọc Tri Tân Hồ, Huỳnh Giao Đặng","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.125","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.125","url":null,"abstract":"Hằng năm, ngành nông nghiệp đã sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau để xử lý sâu bệnh gây hại. Trong đó, các loại chế phẩm sinh học luôn được ưa chuộng vì bảo vệ môi trường, an toàn cho người sử dụng và hạn chế ngộ độc nông sản. Nghiên cứu đã xây dựng thành công quy trình trích ly dịch chiết thô lá chuối già (Musa paradisiaca L.) bằng phương pháp ngâm trích và khảo sát khả năng diệt trừ sâu tơ (Plutella xylostella) của dịch chiết. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm trích đã đưa ra các điều kiện tối ưu như dung môi ngâm là ethanol 99%; tỉ lệ rắn- lỏng là 1:5 (g/mL) và thời gian ngâm là 24 h. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định tính hóa học và sắc ký khí ghép phối phổ (GC-MS) chứng minh sự hiện diện của alkaloid trong dịch chiết. Ngoài ra, hiệu quả tiêu diệt sâu tơ tốt nhất được ghi nhận tại nồng độ cao chiết với nồng độ 30 g/L sau 35 phút phun trong điều kiện nhiệt độ môi trường.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"15 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"87763666","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Trần Kim Toại Trần, Minh Huân Võ, Lê Ngọc Thanh Lê, Võ Thị Xuân Hạnh Vo
{"title":"Thuật toán học tăng cường cải tiến dựa trên xu hướng dữ liệu để ra quyết định mua bán trên thị trường tiền điện tử","authors":"Trần Kim Toại Trần, Minh Huân Võ, Lê Ngọc Thanh Lê, Võ Thị Xuân Hạnh Vo","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.151","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.151","url":null,"abstract":"Việc dùng thuật toán máy học với sự kết hợp dữ liệu đường xu hướng giá của thị trường tiền điện tử để ra quyết định mua bán được nghiên cứu trong bài viết. Thay vì chỉ sử dụng mô hình học tăng cường để thực thi hành động trong môi trường tài chính, học tăng cường kết hợp với xu hướng dữ liệu để ra quyết định hành động. Nghiên cứu trả lời cho câu hỏi dùng học tăng cường có thể chiến thắng được thị trường tài chính hay không? Học tăng cường tự ra các quyết định mua bán dựa trên thị trường có mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, giúp giảm rủi ro đầu tư hay không? Kết quả nghiên cứu cho thấy các tác nhân được kết hợp với xu hướng dữ liệu nên được dùng để ra quyết định tài chính thay vì chỉ sử dụng học tăng cường. Các thước đo tài chính về mức sụt giảm tối đa, lợi nhuận hằng năm, độ chính xác được dùng để đánh giá. Kết quả phân tích được thực hiện trên hai tập dữ liệu là Dogecoin và Bitcoin chỉ ra thuật toán học tăng cường dựa trên đường xu hướng có ưu điểm hơn so với học tăng cường không theo đường xu hướng trong các khía cạnh sử dụng chỉ số đánh giá hiệu năng khác nhau.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"184 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"76942048","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}