{"title":"Một số yếu tố nghề nghiệp liên quan tới stress sau sang chấn ở nhân viên y tế tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc Việt Nam trong thời kỳ Covid-19","authors":"Kim Thư Nguyễn, Thơ Nhị Trần, Thanh Hương Trần","doi":"10.53522/ttcc.vi54.61940","DOIUrl":"https://doi.org/10.53522/ttcc.vi54.61940","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề:Đại dịch Covid-19 tác động rất lớn tới đời sống kinh tế xã hội trên toàn cầu, đặc biệt tới tâm lý của nhân viên y tế. \u0000Mục tiêu:xác định một số yếu tố nghề nghiệp liên quan tới stress sau sang chấn ở nhân viên y tế tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc Việt nam trong thời kỳ Covid-19. \u0000Đối tượng và phương pháp:Thiết kế nghiên cứu ngang mô tả. Bộ công cụ PSS-SR (Post-traumatic Stress Disorder Symptom Scale Self Report) phiên bản tiếng Việt, sau khi được đánh giá tính giá trị, được áp dụng trên 400 nhân viên y tế làm việc có điều trị và chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình. Các yếu tố nghề nghiệp được xem xét tới gồm khoa/phòng làm việc, thời gian tiếp xúc với bệnh nhân; thời gian làm việc trong ngày; các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm. \u0000Kết quả:Stress sau sang chấn ở nhân viên y tế có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với Khoa/phòng làm việc là phòng cấp cứu (OR = 3,84: 95% CI: 1,22-12,04) ; Phòng điều trị trực tiếp bệnh nhân (OR = 5,39; 95%CI: 1,82-15,34); số giờ làm việc trong ngày (OR = 2,16; 95%CI: 1,22-3,81) và số thời gian tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc Covid-19 (OR = 2,29; 95%CI: 1,1- 4,75)","PeriodicalId":170270,"journal":{"name":"Tạp chí Y tế Công cộng","volume":"44 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2021-10-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"129416340","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Thực trạng thừa cân béo phì của sinh viên Đại học Xây Dựng và một số yếu tố liên quan","authors":"Thu Hiền Nguyễn Thị, Bách Nguyễn, Huyền Trang Nguyễn Thị, Minh Trang Hà","doi":"10.53522/ttcc.vi54.61943","DOIUrl":"https://doi.org/10.53522/ttcc.vi54.61943","url":null,"abstract":"*Đặt vấn đề:Tình trạng thừa cân, béo phì ở sinh viên đang có xu hướng ngày càng phổ biến và trở thành một trong những thách thức. Nghiên cứu xác định thực trạng béo phì ở sinh viên Đại học Xây dựng và một số yếu tố liên quan. \u0000*Phương pháp:Nghiên cứu điều tra cắt ngang trên 515 sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Xây Dựng năm học 2018-2019 bằng phiếu điều tra về thực trạng thừa cân béo phí và bộ câu hỏi phát vấn. . \u0000*Kết quả:Tỷ lệ sinh viên thiếu cân là 16,1%, thừa cân béo phì là 17,9%, trong đó thừa cân 10,9%; béo phì 7,0%. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở nam giới 27,1% cao hơn nữ giới 7,7%. Nghiên cứu xác định được một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân béo phì ở các đối tượng nghiên cứu gồm giới (OR=4,47, 95%CI: 2,24-8,95); có thói quen sử dụng đồ chế biến sẵn (OR=1,65 (95%CI: 1,01-2,78); trong gia đình có người thừa cân, béo phì (OR=3,63 (95%CI: 1,70-7,76); không thường xuyên chơi thể thao (OR=2,19 (95%CI: 1,29-3,80). \u0000*Kết luận: Sinh viên Đại học Xây Dựng cần quan tâm hơn đến các yếu tố nguy cơ liên quan đến giới tính, sở thích sử dụng đồ chế biến sẵn và lười hoạt động thể lực để có điều chỉnh thói quen hợp lý nhằm giảm nguy cơ mắc thừa cân, béo phì.","PeriodicalId":170270,"journal":{"name":"Tạp chí Y tế Công cộng","volume":"63 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2021-10-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"129627528","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Huyền Trang Nguyễn Thị, Phương Băng Sa, Trọng Kiên Sa, Văn An Quảng, Bình An Nguyễn Thị
{"title":"Thực trạng tự kỳ thị của người bệnh HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Mường La, tỉnh Sơn La năm 2019 và một số yếu tố liên quan","authors":"Huyền Trang Nguyễn Thị, Phương Băng Sa, Trọng Kiên Sa, Văn An Quảng, Bình An Nguyễn Thị","doi":"10.53522/ttcc.vi54.61937","DOIUrl":"https://doi.org/10.53522/ttcc.vi54.61937","url":null,"abstract":"*Thông tin chung:Tình trạng tự kỳ thị của người nhiễm HIV/AIDS là một trong những rào cản quan trọng hàng đầu trong việc phòng ngừa và điều trị HIV. \u0000*Phương pháp:Nghiên cứu mô tả cắt ngang về tình trạng tự kì thị của 211 đối tượng người bệnh điều trị ARV từ 3 tháng trở lên tại bệnh viên đa khoa huyện Mường La, tỉnh Sơn La năm 2019. \u0000*Kết quả:Có 76,3% đối tượng tự kì thị với tình trạng HIV của mình, trong đó phần lớn đối tượng cảm thấy bị người khác xét đoán, kì thị 67,3%; 21,3% cảm thấy thất vọng xấu hổ, 4,7% cảm thấy có lỗi và tự đổ lỗi cho bản thân. Phân tích mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấy khả năng tự kì thị cao hơn ở đối tượng là nữ giới OR=4,47 (95%CI: 1,90-10,05); không chia sẻ tình trạng sức khoẻ với họ hàng OR=3,02 (95%CI: 1,43-6,39); không chia sẻ tình trạng sức khoẻ với bạn bè OR=3,63 (95%CI: 1,01-13,03), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. \u0000*Kết luận:Tình trạng tự kì thị trong nghiên cứu khá cao, một số đặc điểm liên quan tình trạng chia sẻ tình trạng sức khỏe liên quan đến tình trạng tự kì thị của đối tượng.","PeriodicalId":170270,"journal":{"name":"Tạp chí Y tế Công cộng","volume":"58 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2021-10-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"127180159","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
{"title":"Thực trạng điều kiện an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục quận Nam Từ Liêm, Hà Nội","authors":"Hạnh Trang Đỗ Thị, T. Lê","doi":"10.53522/ttcc.vi54.61942","DOIUrl":"https://doi.org/10.53522/ttcc.vi54.61942","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá điều kiệnđảm bảo antoàn thực phẩm (ATTP)tại các bếpăn tập thể (BATT)nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục tạiquận Nam Từ Liêm, Hà Nội. \u0000Phương pháp:Nghiên cứu có thiết kế mô tả cắt ngang. Số liệu được thu thập trên 118 BATT trong năm 2020 tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điều kiện ATTP được đánh giá qua quan sát, sử dụng bảng kiểm. \u0000Kết quả:tỷ lệ BATT có điều kiện ATTP chung đạt chiếm 51.2%. Tỷ lệ BATT đạt các nhóm tiêu chí về điều kiện vệ sinh cơ sở, điều kiện vệ sinh dụng cụ, trang thiết bị, điều kiện vệ sinh trong chế biến, bảo quản thực phẩm, hồ sơ ghi chép nguồn gốc thực phẩm và điều kiện về con người chiếm lần lượt là 52.5%, 95.8%, 84.7%, 95.8% và 99.2%. \u0000Kết luận:Tỷ lệ BATT có điều kiện ATTP đạt ở mức chưa cao. Điều này cho thấy tính cấp thiết trong việc triển khai các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện ATTP tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, tư thục trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.","PeriodicalId":170270,"journal":{"name":"Tạp chí Y tế Công cộng","volume":"20 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2021-10-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"128133465","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Thị Minh Thủy Nguyễn, Châu Giang Đỗ, Thanh Phường Nguyễn, Hoàng Huệ Nguyễn Thị, Bắc Nguyên Thị
{"title":"Văn hóa an toàn người bệnh và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch năm 2018","authors":"Thị Minh Thủy Nguyễn, Châu Giang Đỗ, Thanh Phường Nguyễn, Hoàng Huệ Nguyễn Thị, Bắc Nguyên Thị","doi":"10.53522/ttcc.vi54.61941","DOIUrl":"https://doi.org/10.53522/ttcc.vi54.61941","url":null,"abstract":"Đặt vấn đề:Sự cố y khoa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. \u0000Mục tiêu:xác định tỷ lệ tích cực về văn hóa an toàn người bệnh, điểm an toàn người bệnh trung bình tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch năm 2018 và một số yếu tố liên quan. \u0000Phương pháp:Nghiên cứu cắt ngang, trên 154 nhân viên của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch; bộ công cụ đánh giá văn hóa an toàn người bệnh trong bệnh viện (HSOPSC). \u0000Kết quả:Tỷ lệ tích cực về an toàn người bệnh chung là 71,9 % và tương đương với nghiên cứu trước đó của Tăng Chí Thượng và cộng sự (69,9%). Không có sự khác biệt về văn hóa an toàn người bệnh giữa các chức danh công việc số giờ làm việc trung bình, thâm niên công tác tại bệnh viện \u0000Kết luận: Tỷ lệ tích cực về an toàn người bệnh chung là 71,9 %; Chức danh, số giờ làm việc, kinh nghiệm công tác không ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh.","PeriodicalId":170270,"journal":{"name":"Tạp chí Y tế Công cộng","volume":"16 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2021-10-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"115009156","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}