{"title":"Hoạt động khuyến học của làng xã Việt thế kỷ XVII - XVIII qua tư liệu hương ước chữ Hán","authors":"Thị Phương Hà Đỗ","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.089","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Việc giáo dục trong xã hội phong kiến truyền thống Việt Nam kết hợp hai hình thức: Giáo dục dân gian và giáo dục nhà nước. Thực tế khảo sát tư liệu hương ước chữ Hán thế kỷ XVII - XVIII của Việt Nam cho thấy, nền giáo dục rất được chú trọng ở cấp làng xã. Làng xã dành nhiều ưu ái và tạo mọi điều kiện để tất cả con em trong làng có thể học hành và đạt thành tựu. Người đỗ đạt không những được dân làng dựng bia vinh danh thiết trí ở nơi văn chỉ mà còn được coi là nguồn nguyên khí làm rạng danh cho cả dòng họ và quê hương. Kết quả nghiên cứu của bài viết cung cấp một cách nhìn toàn diện về hoạt động khuyến học của làng xã Việt Nam vào giai đoạn đầy biến cố trong lịch sử nước nhà, đã đào tạo nên những bậc túc Nho lưu danh cùng sử sách. Những hoạt động khuyến học này giúp người đương đại có cơ sở để “nghiệm cổ suy kim” về vị trí, vai trò của làng xã đối với công cuộc “thụ nhân” thời đại 4.0.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"66 3 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2023-06-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"Can Tho University Journal of Science","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.089","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Việc giáo dục trong xã hội phong kiến truyền thống Việt Nam kết hợp hai hình thức: Giáo dục dân gian và giáo dục nhà nước. Thực tế khảo sát tư liệu hương ước chữ Hán thế kỷ XVII - XVIII của Việt Nam cho thấy, nền giáo dục rất được chú trọng ở cấp làng xã. Làng xã dành nhiều ưu ái và tạo mọi điều kiện để tất cả con em trong làng có thể học hành và đạt thành tựu. Người đỗ đạt không những được dân làng dựng bia vinh danh thiết trí ở nơi văn chỉ mà còn được coi là nguồn nguyên khí làm rạng danh cho cả dòng họ và quê hương. Kết quả nghiên cứu của bài viết cung cấp một cách nhìn toàn diện về hoạt động khuyến học của làng xã Việt Nam vào giai đoạn đầy biến cố trong lịch sử nước nhà, đã đào tạo nên những bậc túc Nho lưu danh cùng sử sách. Những hoạt động khuyến học này giúp người đương đại có cơ sở để “nghiệm cổ suy kim” về vị trí, vai trò của làng xã đối với công cuộc “thụ nhân” thời đại 4.0.