{"title":"ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC CẤP CHO NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TẠI HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI","authors":"Hoà Dương, Phả Trần, Đăng Trần, Anh Hoàng, Giang Lương, Giáp Nguyễn","doi":"10.51453/2354-1431/2023/1002","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Huyện Bảo Thắng là nguồn cung cấp thủy sản lớn nhất cho tỉnh Lào Cai và một số tỉnh lận cận. Nước cấp cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Huyện đang bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nguồn ô nhiễm: sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi trên cạn) và chính hoạt động nuôi trồng thủy sản tại các ao nuôi. Vì vậy, việc tiến hành đánh giá hiện trạng chất lượng nước cấp cho nuôi trồng thủy sản là rất cần thiết, từ đó có các giải pháp nâng cao sản lượng, chất lượng thủy sản trên địa bàn Huyện. Trong nghiên cứu này, sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn người dân để thu thập thông tin về nguồn nước và phân tích mẫu các nguồn nước để đánh giá chất lượng môi trường nước cấp cho các ao nuôi trồng thủy sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn cấp nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Bảo Thắng bao gồm nước khe, nước suối, nước mưa và nước từ các hồ thuỷ lợi trong khu vực; 72,56% các hộ được hỏi cho biết nguồn dẫn nước trực tiếp từ nguồn vào ao nuôi trồng thuỷ sản của hộ gia đình; 100% các hộ gia đình không thực hiện xử lý nguồn nước cấp vào các ao nuôi cá; 54,29% các hộ được hỏi không sử dụng thiết bị xử lý trong ao nuôi và 75,71% các hộ được hỏi không sử dụng chế phẩm trong quá trình nuôi cá. Hiện trạng chất lượng các nguồn nước cấp nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Bảo Thắng cơ bản đảm bảo QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột B1). Cục bộ có điểm ô nhiễm chất hữu cơ, cặn lơ lửng và có hàm lượng sắt cao.","PeriodicalId":498269,"journal":{"name":"Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào","volume":"11 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2023-10-16","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.51453/2354-1431/2023/1002","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Huyện Bảo Thắng là nguồn cung cấp thủy sản lớn nhất cho tỉnh Lào Cai và một số tỉnh lận cận. Nước cấp cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Huyện đang bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nguồn ô nhiễm: sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi trên cạn) và chính hoạt động nuôi trồng thủy sản tại các ao nuôi. Vì vậy, việc tiến hành đánh giá hiện trạng chất lượng nước cấp cho nuôi trồng thủy sản là rất cần thiết, từ đó có các giải pháp nâng cao sản lượng, chất lượng thủy sản trên địa bàn Huyện. Trong nghiên cứu này, sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn người dân để thu thập thông tin về nguồn nước và phân tích mẫu các nguồn nước để đánh giá chất lượng môi trường nước cấp cho các ao nuôi trồng thủy sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn cấp nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Bảo Thắng bao gồm nước khe, nước suối, nước mưa và nước từ các hồ thuỷ lợi trong khu vực; 72,56% các hộ được hỏi cho biết nguồn dẫn nước trực tiếp từ nguồn vào ao nuôi trồng thuỷ sản của hộ gia đình; 100% các hộ gia đình không thực hiện xử lý nguồn nước cấp vào các ao nuôi cá; 54,29% các hộ được hỏi không sử dụng thiết bị xử lý trong ao nuôi và 75,71% các hộ được hỏi không sử dụng chế phẩm trong quá trình nuôi cá. Hiện trạng chất lượng các nguồn nước cấp nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Bảo Thắng cơ bản đảm bảo QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột B1). Cục bộ có điểm ô nhiễm chất hữu cơ, cặn lơ lửng và có hàm lượng sắt cao.