{"title":"ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ GIỐNG DƯA LÊ (Cucumis melo L.) TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ MÀNG VỤ XUÂN HÈ 2022 TẠI THÁI NGUYÊN","authors":"Oanh Lê, Hà Trần, Mpangaluma João","doi":"10.51453/2354-1431/2023/852","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của 6 giống dưa lê (04 giống nhập khẩu từ Hàn Quốc: Nami 102, M108, Bạch kim và Hanok No.1 và 2 giống dưa lê mới cho Viện Nghiên cứu rau quả lai tạo: Happy 6 và Happy 7). Thí nghiệm tiến hành ở vụ Xuân hè 2022 trong nhà màng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống dưa lê có thời gian sinh trưởng từ 95-107 ngày. Nhóm giống dưa lê quả to (Nami 102, M108, Bạch kim) có khả năng sinh trưởng mạnh, nhưng tỷ lệ nhiễm bệnh phấn trắng, tuyến trùng cao hơn các giống khác, do vậy ảnh hưởng đến năng suất thực thu của giống. Một số giống có năng suất cao như Happy 6, Hanok No.1, Bạch Kim có năng suất từ 22,4-24,1 tạ/1000 m2. Các giống dưa lê nghiên cứu có độ brix dao động từ 11,2 - 14,8 %, hàm lượng vitamin C từ 60,67 – 74,23 mg/100g thịt quả, hàm lượng đường tổng số: 4,37 – 6,26%, vật chất khô từ 7,99 – 15,62 %. Nhóm giống dưa lê quả nhỏ (HP6, HP7 và Hanok No.1) có độ brix, đường tổng số và vật chất khô cao hơn các giống còn lại. Ngoài ra, giống HP6 và HP7 có mùi thơm khi chín.","PeriodicalId":498269,"journal":{"name":"Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào","volume":"81 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2023-10-16","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.51453/2354-1431/2023/852","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của 6 giống dưa lê (04 giống nhập khẩu từ Hàn Quốc: Nami 102, M108, Bạch kim và Hanok No.1 và 2 giống dưa lê mới cho Viện Nghiên cứu rau quả lai tạo: Happy 6 và Happy 7). Thí nghiệm tiến hành ở vụ Xuân hè 2022 trong nhà màng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống dưa lê có thời gian sinh trưởng từ 95-107 ngày. Nhóm giống dưa lê quả to (Nami 102, M108, Bạch kim) có khả năng sinh trưởng mạnh, nhưng tỷ lệ nhiễm bệnh phấn trắng, tuyến trùng cao hơn các giống khác, do vậy ảnh hưởng đến năng suất thực thu của giống. Một số giống có năng suất cao như Happy 6, Hanok No.1, Bạch Kim có năng suất từ 22,4-24,1 tạ/1000 m2. Các giống dưa lê nghiên cứu có độ brix dao động từ 11,2 - 14,8 %, hàm lượng vitamin C từ 60,67 – 74,23 mg/100g thịt quả, hàm lượng đường tổng số: 4,37 – 6,26%, vật chất khô từ 7,99 – 15,62 %. Nhóm giống dưa lê quả nhỏ (HP6, HP7 và Hanok No.1) có độ brix, đường tổng số và vật chất khô cao hơn các giống còn lại. Ngoài ra, giống HP6 và HP7 có mùi thơm khi chín.