{"title":"Sử dụng phần tử hữu hạn tiếp xúc mô phỏng sự làm việc của lớp cách ly mặt đường bê tông xi măng","authors":"Thọ Phạm Đức, Hưng Trần Nam","doi":"10.47869/tcsj.74.2.11","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Để làm giảm ứng suất nhiệt trong tấm bê tông xi măng mặt đường ô tô lớp cách ly giữa đáy tấm và lớp móng đường được sử dụng để làm giảm lực ma sát và lực dính đáy tấm đến một giá trị nào đó. Trong tính toán tấm bê tông xi măng mặt đường cứng hiện nay ở Việt Nam, thường giả thiết giữa tấm và nền hoặc là không có ma sát hoặc là dính chặt với nhau. Điều này sẽ dẫn đến kết quả nhận được không phản ánh sát sự làm việc thực tế của mặt đường. Dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn, bài báo này trình bày một khảo sát số trạng thái ứng suất-biến dạng tấm bê tông xi măng mặt đường có kể đến ứng xử của lớp cách ly. Trong đó, lớp cách ly được mô hình hóa bằng phần tử tiếp xúc Goodman. Phần tử tiếp xúc này có thể mô phỏng được lực ma sát và lực dính đáy tấm. Kết quả cho thấy, khi tính đến ứng xử của lớp cách ly, trạng thái ứng suất-biến dạng trong tấm có sự thay đổi khá lớn so với giả thiết tấm và nền dính chặt. Do vậy, khi mô hình hóa tấm bê tông xi măng mặt đường ô tô, việc kể đến lớp cách ly là cần thiết để phản ánh sát hơn điều kiện làm việc thực tế của mặt đường, và trong quá trình đó có thể sử dụng phần tử hữu hạn tiếp xúc để mô phỏng lớp cách ly này","PeriodicalId":235443,"journal":{"name":"Transport and Communications Science Journal","volume":"9 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2023-02-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"Transport and Communications Science Journal","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.47869/tcsj.74.2.11","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Để làm giảm ứng suất nhiệt trong tấm bê tông xi măng mặt đường ô tô lớp cách ly giữa đáy tấm và lớp móng đường được sử dụng để làm giảm lực ma sát và lực dính đáy tấm đến một giá trị nào đó. Trong tính toán tấm bê tông xi măng mặt đường cứng hiện nay ở Việt Nam, thường giả thiết giữa tấm và nền hoặc là không có ma sát hoặc là dính chặt với nhau. Điều này sẽ dẫn đến kết quả nhận được không phản ánh sát sự làm việc thực tế của mặt đường. Dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn, bài báo này trình bày một khảo sát số trạng thái ứng suất-biến dạng tấm bê tông xi măng mặt đường có kể đến ứng xử của lớp cách ly. Trong đó, lớp cách ly được mô hình hóa bằng phần tử tiếp xúc Goodman. Phần tử tiếp xúc này có thể mô phỏng được lực ma sát và lực dính đáy tấm. Kết quả cho thấy, khi tính đến ứng xử của lớp cách ly, trạng thái ứng suất-biến dạng trong tấm có sự thay đổi khá lớn so với giả thiết tấm và nền dính chặt. Do vậy, khi mô hình hóa tấm bê tông xi măng mặt đường ô tô, việc kể đến lớp cách ly là cần thiết để phản ánh sát hơn điều kiện làm việc thực tế của mặt đường, và trong quá trình đó có thể sử dụng phần tử hữu hạn tiếp xúc để mô phỏng lớp cách ly này