{"title":"TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT CỦA NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175 NĂM 2020","authors":"Thị Hạnh Duyên Bùi, Quang Dũng Nguyễn","doi":"10.56283/1859-0381/73","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của người bệnh trước và sau phẫu thuật tiêu hóa tại Bệnh viện Quân y 175 – TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 98 người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa có chuẩn bị tại khoa ngoại bụng - Bệnh viện Quân y 175. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có tình trạng giảm cân trước mổ là 82,7%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) đánh giá theo phương pháp SGA, MUAC, BMI, albumin huyết thanh lần lượt là 54,1%, 34,7%, 24,5%, 42,8%. Tỷ lệ người bệnh bị thiếu máu trước phẫu thuật là 48%. Cân nặng khi ra viện thấp hơn trước phẫu thuật, đa số người bệnh có sụt cân. BMI trước phẫu thuật là 20,55; khi ra viện BMI còn 19,45 khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận: Suy dinh dưỡng là tình trạng phổ biến ở người bệnh phẫu thuật tiêu hóa tại Bệnh viện Quân y 175 năm 2020. Người bệnh có chỉ định phẫu thuật tiêu hóa cần được đánh giá TTDD đúng; can thiệp chế độ dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật kịp thời.","PeriodicalId":333404,"journal":{"name":"Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm","volume":"82 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2021-05-01","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.56283/1859-0381/73","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của người bệnh trước và sau phẫu thuật tiêu hóa tại Bệnh viện Quân y 175 – TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 98 người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa có chuẩn bị tại khoa ngoại bụng - Bệnh viện Quân y 175. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có tình trạng giảm cân trước mổ là 82,7%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) đánh giá theo phương pháp SGA, MUAC, BMI, albumin huyết thanh lần lượt là 54,1%, 34,7%, 24,5%, 42,8%. Tỷ lệ người bệnh bị thiếu máu trước phẫu thuật là 48%. Cân nặng khi ra viện thấp hơn trước phẫu thuật, đa số người bệnh có sụt cân. BMI trước phẫu thuật là 20,55; khi ra viện BMI còn 19,45 khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận: Suy dinh dưỡng là tình trạng phổ biến ở người bệnh phẫu thuật tiêu hóa tại Bệnh viện Quân y 175 năm 2020. Người bệnh có chỉ định phẫu thuật tiêu hóa cần được đánh giá TTDD đúng; can thiệp chế độ dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật kịp thời.