Việt Lê Huy, Văn Khuây Nguyễn, Ngọc Nam Lê, Văn Khải Phạm, Đình Tú Trần, Văn Lâm Tăng
{"title":"NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BÊ TÔNG HẠT MỊN CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN TRÊN 100 MPa SỬ DỤNG XỈ THÉP CÔNG NGHIỆP LÀM CỐT LIỆU MỊN","authors":"Việt Lê Huy, Văn Khuây Nguyễn, Ngọc Nam Lê, Văn Khải Phạm, Đình Tú Trần, Văn Lâm Tăng","doi":"10.54772/jomc.06.2023.552","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu xây dựng các công trình nhà cao tầng và cơ sở hạ tầng có nhịp và quy mô lớn ngày càng cao, đi kèm với nó là yêu cầu về sử dụng các vật liệu cường độ cao. Bê tông cường độ cao đang được nghiên cứu ngày càng nhiều, tuy nhiên bê tông cường độ cao có cường độ chịu nén trên 100 MPa sử dụng xỉ thép làm cốt liệu mịn chưa được nghiên cứu ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng hạt xỉ thép PS Ball, sản xuất theo công nghệ nguyên tử hóa xỉ - Slag Atomizing Technology (SAT) dạng hình cầu, đường kính trung bình 0.4 mm làm cốt liệu mịn thay thế một phần hoặc toàn bộ (0, 30, 50 và 100%) cát trong chế tạo bê tông cường độ cao. Xi măng PCB40 Bút Sơn và muội silic (SF90) được sử dụng làm chất kết dính. Hàm lượng nước trên xi măng được giữ ở tỷ lệ 0.2 kết hợp với phụ gia siêu dẻo để giảm lượng nước thừa cho thủy hóa nhưng vẫn đảm bảo độ lưu động của bê tông. Các điều kiện bảo dưỡng bao gồm nhiệt ẩm, ngâm trong nước và để ngoài không khí ở các độ tuổi khác nhau được đánh giá. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của hàm lượng phụ gia khoáng hoạt tính silica fume (5, 15 và 25%) được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi hàm lượng xỉ thép thay thế cát tăng từ 0 đến 100%, độ chảy xòe của bê tông tăng 250 mm. Khi hàm lượng xỉ thép thay thế 50% cát và hàm lượng silica fume 25% ở điều kiện bảo dưỡng nhiệt ẩm 80oC trong 3 ngày, bê tông đạt cường độ chịu nén trung bình là 102 MPa.","PeriodicalId":510860,"journal":{"name":"Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng","volume":"52 9","pages":""},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2023-11-14","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.54772/jomc.06.2023.552","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu xây dựng các công trình nhà cao tầng và cơ sở hạ tầng có nhịp và quy mô lớn ngày càng cao, đi kèm với nó là yêu cầu về sử dụng các vật liệu cường độ cao. Bê tông cường độ cao đang được nghiên cứu ngày càng nhiều, tuy nhiên bê tông cường độ cao có cường độ chịu nén trên 100 MPa sử dụng xỉ thép làm cốt liệu mịn chưa được nghiên cứu ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng hạt xỉ thép PS Ball, sản xuất theo công nghệ nguyên tử hóa xỉ - Slag Atomizing Technology (SAT) dạng hình cầu, đường kính trung bình 0.4 mm làm cốt liệu mịn thay thế một phần hoặc toàn bộ (0, 30, 50 và 100%) cát trong chế tạo bê tông cường độ cao. Xi măng PCB40 Bút Sơn và muội silic (SF90) được sử dụng làm chất kết dính. Hàm lượng nước trên xi măng được giữ ở tỷ lệ 0.2 kết hợp với phụ gia siêu dẻo để giảm lượng nước thừa cho thủy hóa nhưng vẫn đảm bảo độ lưu động của bê tông. Các điều kiện bảo dưỡng bao gồm nhiệt ẩm, ngâm trong nước và để ngoài không khí ở các độ tuổi khác nhau được đánh giá. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của hàm lượng phụ gia khoáng hoạt tính silica fume (5, 15 và 25%) được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi hàm lượng xỉ thép thay thế cát tăng từ 0 đến 100%, độ chảy xòe của bê tông tăng 250 mm. Khi hàm lượng xỉ thép thay thế 50% cát và hàm lượng silica fume 25% ở điều kiện bảo dưỡng nhiệt ẩm 80oC trong 3 ngày, bê tông đạt cường độ chịu nén trung bình là 102 MPa.